Toptailieu.vn xin giới thiệu 19 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 26 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa lí.
Mời các bạn đón xem:
19 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 26 (có đáp án 2023): Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Bài tập
Câu 1: Nhân tố nào sau đây có tác động tới nhịp độ phát triển và cơ cấu ngành dịch vụ:
A. Quy mô dân số, lao động
B. Phân bố dân cư
C. Truyền thống văn hóa
D. Trình độ phát triển kinh tế
Đáp án: A
Câu 2: Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ vì:
A. Dân cư tập trung cao, nhu cầu phục vụ lớn
B. Các thành phố thường là các trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của cả nước, dịch vụ KD
C. Các thành phố thường có cơ sở hạ tầng phát triển
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 3: Quốc gia nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm trên 70% trong cơ cấu GDP ?
A. Hoa Kì.
B. Bra-xin.
C. Trung Quốc.
D. Thái Lan.
Đáp án: A
Cho bảng số liệu
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ DU LỊCH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU Á NĂM 2014
Quốc gia |
Giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ |
Ấn Độ |
475 |
Trung Quốc |
2342 |
Hàn Quốc |
714 |
Nhật Bản |
815 |
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi 13,14
Câu 4: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2014 của một số quốc gia là
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ miền.
Đáp án: B
Câu 5: Nhận xét nào sau đây là đúng ?
A. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ gấp 3,5 lần của Hàn Quốc.
B. Nhật Bản có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn thứ 2 trong bốn nước.
C. Ấn Độ có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc.
D. Trung Quốc có giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không đáng kể.
Đáp án: B
Cho bảng số liệu:
SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ DOANH THU DU LỊCH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2014
Nước |
Số lượng khách (triệu lượt) |
Doanh thu (tỉ USD) |
Pháp |
83,8 |
66,8 |
Tây Ban Nha |
65,0 |
64,1 |
Hoa Kì |
75,0 |
220,8 |
Trung Quốc |
55,6 |
56,9 |
Anh |
32,6 |
62,8 |
Mê-hi - cô |
29,3 |
16,6 |
Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ 15 đến 18
Câu 6: Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện số lượng khách du lịch đến và doanh thu du lịch của các nước trên ?
A. Biểu đồ kết hợp cột và đường.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ cột ghép.
D. Biểu đồ tròn.
Đáp án: C
Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu ?
A. Pháp là nước có số lượng khách du lịch đến nhiều nhất, gấp 2,9 lần Mê-hi-cô.
B. Trung Quốc là nước có ngành du lịch đứng hàng đầu.
C. Anh là nước có doanh thu du lịch cao nhất
D. Tây Ban Nha có số lượng khách du lịch đến nhiều thứ 2 trong sáu nước.
Đáp án: A
Câu 8: Hoa Kì có doanh thu du lịch trên lượt khách là
A. 2744 USD / lượt khách.
B. 2820 USD/ lượt khách.
C. 2900 USD / lượt khách.
D. 2944 USD / lượt khách.
Đáp án: D
Câu 9: Cho số dân năm 2014 của Pháp là 64,1 triệu người, thì trung bình mỗi người dân Pháp đón bao nhiêu lượt khách du lịch trong năm ?
A. 1,5 lượt khách.
B. 1,3 lượt khách.
C. 1,8 lượt khách.
D. 2,0 lượt khách.
Đáp án: B
Câu 10: Ngành dịch vụ nào dưới đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng:
A. Hoạt động đoàn thể
B. Hành chính công
C. Hoạt động buôn, bán lẻ
D. Thông tin liên lạc
Đáp án: C
Câu 11: Ý nào sau đây đúng với ngành dịch vụ:
A. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt
B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất
C. Tham gia vào khâu sản xuất
D. Ít tác động đến tài nguyên môi trường
Đáp án: A
Câu 12: Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ:
A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh
B. Trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất
C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Đáp án: B
Câu 13: Ngành dịch vụ được mệnh danh “ngành công nghiệp không khói” là:
A. Bảo hiểm, ngân hàng
B. Thông tin liên lạc
C. Hoạt động đồn thể
D. Du lịch
Đáp án: D
Câu 14: Phát triển ngành du lịch cho phép:
A. Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch
B. Tăng nguồn thu ngoại tệ
C. Tạo việc làm, bảo tồn các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường
D. Tất cả các ý trên
Đáp án: D
Câu 15: Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng thường gắn bố mật thiết với:
A. Các trung tâm công nghiệp
B. Các ngành kinh tế mũi nhọn
C. Sự phân bố dân cư
D. Các vùng kinh tế trọng điểm
Đáp án: C
Câu 16: Truyền thống văn hố, phong tục tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến:
A. Trình độ phát triển ngành dịch vụ
B. Mức độ tập trung ngành dịch vụ
C. Tổ chức dich vụ
D. Hiệu quả ngành dịch vụ
Đáp án: C
Câu 17: Đối với các việc hình thành các điểm du lịch, yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng là:
A. Sự phân bố tài nguyên du lịch
B. Sự phân bố các điểm dân cư
C. Trình độ phát triển kinh tế
D. Cơ sở vật chất, hạ tầng
Đáp án: A
Câu 18: Các trung tâm dịch vụ lớn nhất trên thế giới là:
A. Lôt an-giơ-let, Si-ca-gô, Oa-sinh-tơn, Pa-ri, Xao Pao-lô.
B. Phran-phuốc, Bruc-xen, Duy-rich, Xin-ga-po.
C. Niu i-ooc, Luân Đôn, Tô-ki-ô.
D. Luân Đôn, Pa-ri, Oa-sinh-tơn, Phran-phuốc.
Đáp án: C
Câu 19: Nhân tố nào dưới đây là nhân tố quyết định sự phát triển của du lịch Việt Nam ?
A. Lực lượng lao động dồi dào.
B. Nhu cầu du lịch lớn.
C. Di sản văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên.
D. Cơ sở hạ tầng du lịch.
Đáp án: C
Lý thuyết
I. Vai trò của dịch vụ
- Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.
- Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Kết nối các hệ thống, yếu tố của các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế - xã hội.
- Thúc đẩy phân công lao động, toàn cầu hoá và hội - nhập quốc tế.
II. Đặc điểm của dịch vụ
- Sản phẩm của ngành dịch vụ không mang tính vật chất.
Giáo dục cũng là một ngành dịch vụ
- Hoạt động dịch vụ có tính linh hoạt cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội.
- Hoạt động dịch vụ có tính hệ thống. Các nhóm ngành dịch vụ là những mắt xích trong một chuỗi liên kết giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với cung ứng, với tiêu dùng,...
- Không gian lãnh thổ của dịch vụ ngày càng mở rộng. Hoạt động dịch vụ không giới hạn ở một khu vực, một quốc gia mà phát triển toàn cầu.
III. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Dịch vụ là kết quả của quá trình lao động nhằm thoả mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống con người nên có cơ cấu ngành đa dạng và phức tạp.
- Phân chia các ngành dịch vụ hiện nay dựa vào hoạt động dịch vụ, bao gồm:
+ Dịch vụ kinh doanh.
+ Dịch vụ tiêu dùng.
+ Dịch vụ công.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
1. Nhân tố: vị trí địa lí
- Ảnh hưởng đến sự phát triển các loại hình dịch vụ và sự phân bố mạng lưới các hoạt động dịch vụ.
2. Nhân tố: tự nhiên
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các loại hình dịch vụ, đặc biệt là du lịch.
3. Nhân tố: kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế: Quyết định sự phát triển và phân bố, tính đa dạng và quy mô các ngành dịch vụ.
- Đặc điểm dân số: ảnh hưởng đến: tốc độ phát triển, cơ cấu và mạng lưới phân bố các ngành dịch vụ; Sức mua, nhu cầu dịch vụ,...
Nhu cầu mua bán sản phẩm
- Thị trường: Phát triển thương mại và phân bố các loại hình dịch vụ.
- Vốn đầu tư: khuyến khích phát triển mạnh các ngành dịch vụ; phát triển dịch vụ trong nước và thế giới.
- Khoa học – công nghệ: Thay đổi phương thức sản xuất nhiều loại hình dịch vụ, phát triển dịch vụ có hàm lượng chất xám cao.
- Văn hóc, lịch sử: Hình thức tổ chức mạng lưới dịch vụ và sự phát triển, phân bố dịch vụ du lịch.
Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp
Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 27: Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.