Top 50 bài Phân tích Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Vi hành (Nguyễn Ái Quốc)

Dàn ý phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn "Vi hành"

2. Thân bài

* Nghệ thuật châm biếm đả kích là nghệ thuật dùng những từ ngữ, hình ảnh thâm thúy, sâu cay để vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng được nói đến, miêu tả.

* Biểu hiện:
- Tình huống truyện:
+ Trên tàu điện ngầm, đôi nam nữ người Pháp lầm tưởng nhân vật "tôi" - tác giả là vua Khải Định. Họ bàn tán, bình phẩm về ngoại hình, cách ăn mặc, cử chỉ, hành động của người đàn ông mà họ cho là vị vua của An Nam.
+ Người Pháp cho rằng tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.
+ Ngay cả chính phủ Pháp cũng không nhận ra được vị khách thật của mình.
→ Tình huống truyện độc đáo, hài hước có ý nghĩa đả kích sâu cay vào vua Khải Định. Tuy không xuất hiện trực tiếp nhưng qua cuộc nói chuyện của đôi nam nữ người Pháp người đọc cũng có thể nhận thấy bản chất của một vị vua bù nhìn, lố bịch, kệch cỡm.

- Nghệ thuật khắc họa nhân vật chi tiết, sắc sảo:
+ Ngoại hình xấu xí
+ Trang phục kệch cỡm, lố lăng
+ Cử chỉ, thái độ: Lúng túng
+ Ăn chơi sa đọa
+ Đi vi hành nhưng lại trở thành kẻ giải trí, mua vui cho người Pháp.
→ Bức chân dung biếm họa về một vị vua bù nhìn, tầm thường
- Ngôn ngữ, giọng điệu: Mỉa mai, châm biếm.
- Hình thức: Truyện được viết theo hình thức một bức thư của tác giả gửi cho người em gái họ. Với hình thức này, tác giả có thể bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về vua Khải Định và chính phủ cũng như những người dân Pháp.

3. Kết bài

Đánh giá về nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm.

Video phân tích Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc

Video phân tích Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyến Ái Quốc – Mẫu 1

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà Người còn là một nhà văn xuất sắc, đa phong cách từ làm thơ cho đến viết truyện, ký.Các tác phẩm của Người vừa hiện đại vừa cổ điển, vừa hài hước vừa châm biếm và mang tính nhân văn sâu sắc. Người đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm đồ sộ cả tiếng Pháp và tiếng Việt. Một trong những tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một sáng tác độc đáo nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ XX.

Đây là một câu chuyện được hư cấu. Trên một chuyến tàu điện ngầm tại Pa-ri, Pháp, một người bị tưởng nhầm là vua Khải Định đang “vi hành”. Cho rằng vị vua An Nam này không biết tiếng Pháp, đôi thanh niên nam nữ Pháp tha hồ nói mọi chuyện xấu về Khải Định. Qua đó, truyện còn tố cáo chính sách thuộc địa của thực dân Pháp tại Việt Nam và chế độ mật thám ngay trên đất Pháp. Được viết bằng tiếng Pháp, “Vi hành” là một truyện ngắn có dạng thư tín, khá quen thuộc với cảm quan văn học của người Pháp. Bằng hình thức một bức thư, giọng điệu “Vi hành” có thể thay đổi một cách tự nhiên, từ giọng khách quan về những điều mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, chuyển sang giọng trữ tình khi kể về kỉ niệm thân thiết với cô em họ hồi còn bé. Hơn nữa. với một bức thư, tác giả cũng có thể chuyển cảnh, chuyển đối tượng một cách linh hoạt, từ chuyện ở Pa-ri đến chuyện quê nhà, từ vua Thuấn đến hoàng đế Pi-e, từ việc châm biếm Khải Định sang việc đả kích thực dân Pháp.

Nghệ thuật châm biếm đả kích được Nguyễn Ái Quốc thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Vi hành trước nay được hiểu là những cuộc đi kín đáo của bậc vua chúa ngày xưa muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Họ mặc thường phục cải trang thành dân nghèo để hiểu hơn về cuộc sống của người dân để có được những chính sách cai trị tốt hơn. Nhưng ở đây Người đã lồng cho “ Vi hành” một ý nghĩa hoàn toàn khác. Kẻ đang vi hành là không phải là một minh quân mà chỉ là một kẻ tay sai ngoại bang. Hành động của hắn lén lút, bất chính, cốt là để thỏa mãn những lạc thú cá nhân mà thôi.

Nghệ thuật châm biếm tiếp tục được thể hiện qua việc tạo dựng tình huống truyện. Trên xe điện ngầm, đôi thanh niên nam nữ Pháp tưởng tác giả là vua Khải Định. Còn trên đường phố Pa-ri, dân chúng Pháp lại cho rằng: Tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế Pháp. Thậm chí… ngay đến chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa (…) bèn đối đãi mọi người An Nam vào hàng vua chúa là phái tùy tùng đi hộ giá tuốt. Tình huống gây nhẫm lẫn này đã đạt hiệu quả châm biếm sâu sắc, đồng thời tạo được sức thuyết phục cho câu chuyện, giữ được thái độ khách quan khi kể chuyện. Không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ Pháp nhưng chân dung Khải Định lại hiện lên rất rõ nét: một ông vua bù nhìn một kẻ ló bịch một con rối một kẻ rẻ tiền.

Bên cạnh đó tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò hiếu kì của thị dân Pa-ri Nhìn bề mặt câu chữ thì có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đăng sau nó là những đòn đá kích sâu cay mãnh liệt, là thái độ xem thường, khinh bi đối với kẻ thù. “Đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta”hoặc “Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả gần rưỡi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…” “ hôm nay chứng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối dang định ki giao kèo thuê đấy…. ” Những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mỏng muội của hắn mà còn thể hiện sức khái quát sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Nghệ thuật châm biếm đả kích sâu sắc cũng được thể hiện rất rõ nét khi tác giả sử dụng hình thức thư tín. Vi hành được Nguyễn Ái Quốc viết dưới hình thức một bức thư gửi cô em họ ớ quê nhà. Viết truyện ngắn dưới hình thức một bức thư không có gì độc đáo, mới mẻ nhưng đặt trong hoàn cảnh cụ thể này thì bức thư vi hành dạt được hiệu qủa nghệ thuật đặc biệt. Thư là một lối văn tự do phóng túng có thể chuyển cảnh, chuyên đổi giọng điệu một cách linh hoạt. Trong thư người ta có thể trao đổi thông tin, cũng có thể bộc lộ tư tưởng, tình cảm, tâm tư suy nghĩ của người viết. Đó là một hình thức tương đối tự do khi viết thư có thể liên hệ tạt ngang một cách phóng túng có điều kiện để phát huy sự phán đoán trí tưởng tượng. Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của Khải Định lại được khắc họa rõ nét đó là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam.

Đặc biệt, cách chọn lọc và sử dụng ngôn ngữ góp phần nâng cao nghệ thuật châm biếm trong Vi hành. Ngôn ngữ của tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Vi hành có đủ các lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ tác giả đả kích tố cáo chính sánh thuộc địa giả dối của Pháp chế độ ngu dân nặng nề chế độ thuế khóa nặng nề và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc.

Như vậy, “Vi hành” là một sáng tác có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính trị và yếu tố nghệ thuật. Nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm là sự kết hợp hài hòa, hóm hỉnh giữa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông. Tác phẩm là điển hình cho phong cách viết văn của Người.

Top 50 bài Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc hay nhất (ảnh 1)

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 2

"Vi hành" là một truyện ngắn trào phúng phản phong, phản đế thuộc loại sớm nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn được sáng tác vì mục đích tố cáo chân tướng tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác xây năm 1922 đồng thời nhằm phơi bày bộ mặt xấu xa của thực dân Pháp. "Vi hành" là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc.

"Vi hành" được sáng tác vì mục đích Cách mạng, vì tinh thần chiến đấu. Nó nằm trong hệ thống những bài văn, bài báo mà Nguyễn Ái Quốc viết để tố cáo chân tướng của tên vua bù nhìn Khải Định. Tên vua ấy không khác gì một tên hề lố lăng, vi hành lén lút mà mờ ám. Qua truyện, Nguyễn Ái Quốc cũng muốn tố cáo bọn thực dân Pháp đê hèn, lừa bịp, đồng thời bộc lộ một cách kín đáo nỗi tủi nhục của người dân bản xứ. Tên vua bù nhìn Khải Định và bọn thực dân Pháp hiện lên dưới ngòi bút châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc vừa nực cười, vừa xấu xa.

Nghệ thuật châm biếm cũng đã có trong văn học Việt Nam, như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... thế nhưng, tiếng cười mỉa mai ở Nguyễn Ái Quốc lại có sắc điệu riêng với niềm tin, niềm lạc quan của một người chiến sĩ cộng sản. "Vi hành" là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn và hóm hỉnh.

Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ. Nó giống như một thứ nước rửa sạch sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề, tư tưởng tác giả" thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra những tình huống oái oăm, vui nhưng lại tạo được nhưng hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà vô cùng hợp lý, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cùng là Khải Định. Tên vua bù nhìn Khải Định tuy không xuất hiện trực tiếp trong truyện nhưng chân tướng vẫn hiện lên rất rõ ràng thông qua câu chuyện và cái nhìn của đôi trai gái người Pháp.

Trong con mắt người Pháp, Khải Định có một trang phục nực cười như một thằng hề, "cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn" với những thứ trang sức màu mè vô cùng lố bịch "Đeo lên người đủ bộ hạt cườm" và có giá trị rẻ tiền hơn cả những trò giải trí rẻ tiền nhất. Khải Định bị coi như một hiện tượng lạ. Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bưng như vỏ chanh, đeo lên người những bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy những nhẫn lúng ta lúng túng đi giữa Pa-ri hoa lệ. Vậy mà hắn đã đi đến những đâu? Nào trường đua, các tụ điểm ăn chơi phóng túng nhất Pa-ri. Cái dáng vẽ nhút nhát, lúng túng của Khải Định trông thật thảm hại.

Phải chăng " ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân nước Nam, dưới quyền ngự trị của ngày hay không?... Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?". Ngài vi hành lén lút hay để thực hiện một hành vi ám muội? Khải Định đã tự lột mặt nạ của mình, hoá ra hắn chỉ là một kẻ chơi bời vô độ, hắn không có phong thái đàng hoàng, sang trọng của một bậc quân vương.

Phụ hoạ thêm những lời lẽ mỉa mai khinh miệt ấy là thái độ đà phả trực tiếp của tác giả trong những lời nghi vấn giả thiết, so sánh, liên hệ Khải Định khi hiện lên trong sự đối lập, tương phản với vua Thuấn, vua Pie càng trở nên đáng khinh, càng tầm thường và hèn mạt. Tác phẩm liên tục xuất hiện những câu hỏi đặt ra những giả thiết về mục đích vi hành "không cao thượng" của Khải Định. Các từ ngữ "phải chăng", "hay là", "hay không"... luyến láy, nối tiếp nhau như thể Nguyễn Ái Quốc đang đảo trộn, soi xét, lật đủ mặt này mặt kia để phơi bày trần trụi mọi cái xấu của Khải Định.

 

Không chỉ có vậy, trong mắt người Pháp, hắn không chi là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ thứ lụa là, hạt cườm" mà còn như một trò vui không mất tiên, một thằng hề. Qua câu chuyện của đôi trai gái trên chuyến xe: "Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả nhũng nghìn rưỡi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sứ thánh Công-gô. Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy". Thật không còn lời lẽ nào hơn dành cho tên vua bù nhìn ấy. Thế mà tác giả, người đang bị tưởng lầm là Hoàng đế đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai, khinh bỉ qua cái nhìn cua đôi trai gái Pháp.

Nhưng đâu chỉ đôi trai gái ấy lầm tưởng "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng Đế ở Pháp" mà đến chính phủ Pháp, quần chúng Pháp đều lầm. Để rồi mỉa mai thay, "quần chúng cứ là tự phát biểu nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta" với những lời chào mừng kín đáo "Hắn đấy! Xem hắn kìa". Ông vua nước Nam được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, một trò hề. Ý nghĩa phê phán của tác phẩm càng lúc càng mạnh mẽ. Qua câu chuyện được tác giả kể lại trong bức thư viết cho cô em họ chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư - một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Sự mỉa mai nhưng thực ra lại thật chua chát, Khải Định ăn chơi xa xỉ trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. Bằng sự tài tình của mình, Nguyễn Ái Quốc đã khắc hoạ chân dung tên vua bù nhìn thật sự sinh động, ấn tượng với vẻ ngoài lố bịch và những hành động lúng túng. Bên ngoài câu chuyện có vẻ bông đùa nhưng bên trong tác giả lại ngầm thể hiện thái độ khinh bỉ, đau xót - đau xót cho đất nước khi có một ông vua như Khải Định.

 

Sự sắc sảo của nghệ thuật châm biếm không chỉ được thể hiện ở cách miêu tả chân dung và hành động của tên vua bù nhìn - Khải Định mà còn được bộc lộ ở cách miêu tả bọn thực dân Pháp, đặc biệt là bọn mật thám và chính phủ Pháp. Ngay đến chính phủ Pháp còn không thể nhận ra được khách thật của mình thế nên "bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt". Cái cười của Nguyễn Ái Quốc ở đây chính là cái cười mỉa mai, bóng gió, là lối nói cứ thấp thoáng ý xa, ý gần, nghĩa đen nghĩa bóng với hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú: "Đón tiếp tốt đẹp", "dành cho", "nhiệt tình", "tận tuỵ", "âu yếm",:"tự hào"... bên cạnh những câu văn đậm vẻ mỉa mai và cả lối ví von so sánh sắc nét: "Các vị chẳng nề hà chút công sức nào bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác nào bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được vì nỗi âu yếm của các vị đối với tôi".

Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương đồng thời đả kích chế độ mật thám Pháp xâm hại quyền tự do cá nhân của người dân thuộc địa. Bên cạnh đó, Người còn sử dụng biện pháp song hành "tất cả những ai có màu da vàng đều là Hoàng đế - tất cả những ai ở Đông Dương đều là bậc khai hoá" và biện pháp liên hệ nhằm phê phán chính sách ngu dân, đầu độc dân thuộc địa của bọn thực dân Pháp. Tiếng cười của Bác là một tiếng cười trí tuệ, đó không phải là một tiếng cười giòn giả ngay trên bề mặt, mà là tiếng cười thâm trầm ở bề sâu. Cái cười chỉ hiện ra chua chát, mỉa mai như kết quả cuối cùng của một quá trình suy nghĩ để nhận ra cái trái tự nhiên của bản thân sự vật, sự việc.

Ông vua - một danh nghĩa sang trọng nhưng thực ra lại đáng khinh, chính sách bảo hộ - cái tên thì nhân nghĩa nhưng thực ra lại là sự bóc lột vô cùng tàn ác, ngòi bút châm biếm sâu sắc của tác giả đã chú ý khai thác những điều trái ngược trong một sự thống nhất bên cạnh việc phát hiện sự thống nhất trong những hiện tượng trái ngược nhau. Tiếng cười với nhiều sắc điệu, có cả sự khinh bỉ của một người cách mạng lẫn nỗi đau của một người dân mất nước, có cả chất thâm thuý của người thông thuộc lịch sử lẫn vẻ tinh nghịch, trẻ trung của tuổi thanh niên.

Đi vào thế giới nghệ thuật của "Vi hành" ta bắt gặp sự phong phú của nhiều yếu tố giọng điệu, hình ảnh... Tác phẩm còn lôi cuốn người đọc bởi lối dẫn chuyện vô cùng độc đáo lạ thường. "Vi hành" là sự luân chuyển, đan xen của nhiều giọng nói, nhiều giọng kể. Mở đầu câu chuyện là giọng bông đùa bỡn cợt, của người ngoài cuộc, tiếp theo là giọng tâm tình thân mật giữa tác giả và cô em họ, tiếp theo nữa là giọng hồi tưởng của các vị vua vĩ đại để mỉa mai Khải Định vi hành với những lí do không cao thượng. Và đặc biệt, khi tác giả cất tiếng hỏi "Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp dưới quyền ngự trị của bạn ngài liệu có được sung sướng?"... thì giọng điệu lại càng châm chọc trực diện tên vua bán nước.

Truyện ngắn "Vi hành" không chỉ là tiếng cười châm biếm mà còn là tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Tâm trạng ấy không chỉ xuôi chiều trong sự đùa vui, mỉa mai, giễu cợt mà còn có cả lòng căm ghét kẻ thù và nỗi đau mất nước. Lòng yêu nước đôi khi còn được bộc lộ một cách chua chát trong giọng văn như là một nghịch lý" Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không hiểu sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế".

Sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Ái Quốc đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy - nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành" Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thuý được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. Tiếng cười đó là tiếng cười trí tuệ - càng nghĩ càng thấm, càng thấm càng đau.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 3

 “Vi hành” không chỉ là tác phẩm có nội dung phản đế, phản phong sâu sắc mà còn là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời thể hiện một bút pháp văn xuôi hiện đại giàu tính châm biếm, đả kích sâu sắc của nhà văn bậc thầy Nguyễn Ái Quốc.

Sáng tạo trước hết ở cách đặt nhan đề của tác phẩm: "Vi hành". Nhan đề này đã vạch ra được mâu thuẫn trào phúng giữa địa vị tôn nghiêm của ông vua trong chuyến Tây du 1922 với bộ dạng của một tên hề, con rối của vua bù nhìn Khải Định. "Vi hành" vốn có nghĩa gốc tốt đẹp, nhằm chỉ hành động của các bậc hoàng đế vĩ đại cải trang làm người dân thường đi sâu vào nhân dân tìm hiểu xem họ sống ra sao, suy nghĩ như thế nào, để từ đó có đường lối cai trị đúng đắn, nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho dân. Còn nay Khải Định cũng cải trang đi "Vi hành", nhưng là để làm những điều xấu xa, nhằm thoả mãn những dục vọng thấp hèn. Như thế là Bác đã biến đổi nghĩa gốc sang nghĩa mới có tính chất châm biếm sâu cay. Nguyễn Ái Quốc đã dùng chữ của Hoàng Đế để đánh vào đầu Hoàng Đế. Trong nghệ thuật đánh địch, người ta gọi đó là thủ pháp: lấy gậy ông để đập lưng ông. Ngòi bút của Bác quả là hóm hỉnh và rất giàu trí tuệ.

Sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn “Vi hành”còn thể hiện ở chỗ bịa ra tình huống “nhầm lẫn”để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Nội dung truyện "Vi hành" đề cập đến một vấn đề hoàn toàn nghiêm túc và có thật. Đó là sự thực về tội lỗi xấu xa, nhân cách hèn hạ của tên vua bù nhìn bán nước Khải Định và về tội ác tày trời của thực dân Pháp. Ấy thế mà hình thức nghệ thuật lại như là chuyện "bịa". Trong văn học, người ta gọi đó là "bịa nghệ thuật". Tác giả "bịa" ra hàng loạt cuộc nhầm lẫn do Khải Định "vi hành gây nên". Ớ đây tác giả đã sử dụng thủ pháp cường điệu trong nghệ thuật trào phúng. Trước hết là đôi nhân tình người Pháp nhầm Nguyễn Ái Quốc là Khải Định, và. sự nhầm lẫn ấy cứ "loang" ra mãi: Nhân dân Pháp "nhầm" và ngay đến Chính phủ Pháp đích thân mời Khải Định sang làm thượng khách lắm lúc cũng nhầm nốt.

 

Phải có sự nhầm lẫn này mới có cơ hội để lắng nghe một cách khách quan cuộc đối thoại của đôi trai gái để qua đó biết được dư luận của người Pháp đối với Khải Định. Và như thế là không phải tác giả quan sát Khải Định bằng con mắt châm biếm, căm ghét nó, mà bằng con mắt của người dân Pháp, đặc biệt là những thanh niên Pa-ri đang háo hức những trò giải trí mới lạ. Bộ dạng của tên vua bù nhìn vốn đã lố bịch, càng trở nên hài hước, lố bịch hơn (chẳng hạn người Việt Nam nhìn cái nón thì chẳng có gì lạ, nhưng người Pháp nhìn cái nón trên đầu Khải Định thì tưởng đó là chụp đèn; da thì bủng như vỏ chanh; thái độ thì nhút nha nhút nhát - đúng là một anh chàng Hoàng Đế nhưng đi lén lút; trang phục ăn mặc thì rất "lò'" có gì phô ra hết, đủ cả lụa là, gấm vóc, hạt cườm như một thằng người, như một cái giá áo không hơn (Ớ Pháp, đàn ông mà ăn mặc như vậy là rất "ngố" và vô văn hoá). Vả chăng, cách bình luận của người Pháp đốì với Khải Định cũng tự do, thoải mái hơn. Vì họ là dân của một nước dân chủ, vua chúa đối với họ chỉ là một thứ đồ cổ.

Qua cách nhìn và lời bình luận của người Pháp thì Khải Định chỉ đáng làm trò giả trí cho họ. Nhưng là trò giải trí không đáng giá nửa xu. Lời bình luận ấy nếu đặt vào miệng người Việt Nam yêu nước thì e sẽ biến thành lời thoá mạ, hằn học thiếu tự nhiên. Trong nghệ thuật, người ta gọi đó là thủ pháp "gợi" chứ không phải "tả". Tả thì cần nhiều chi tiết và thường trực tiếp hơn. Gợi thì chỉ cần một số chi tiết ít ỏi. Nhưng thông qua trí tưởng tượng và sự suy đoán của người đọc vẫn có thể hình dung được một Khải Định như nó vốn có trong thực tế chuyến "Tây du" năm 1922. Bằng cách này, tác giả đã mô tả được chân dung Khải Định một cách đầy đủ trong mọi trường hợp khác nhau (ở trường đua, hiệu cầm đồ, và lén lút ăn chơi bừa bãi) mà không cần phải cho hắn xuất hiện.

Xét về nghệ thuật viết truyện ngắn, tạo ra được những tình huống đặc sắc để làm nổi bật chủ đề và tính cách nhân vật là cực kỳ quan trọng. Tác giả tạo ra được tình huống "nhầm lẫn" nói trên là một thủ pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện "Vi hành". Nó góp phần quan trong làm cho câu chuyên trở nên trớ trêu, éo le, có kịch tính và do đó cũng hẫp dẫn hơn. Dùng hình thức viết thư cũng là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc đưa lại cho "vi hành" những hiệu quả thẩm mỹ độc đáo. Dùng cách viết thư, một thể văn hết sức tự do phóng túng và rất chủ quan, cứ phóng bút theo dòng cảm nghĩ chủ quan độc đoán của mình, Nguyễn Ái Quốc có thể đổi giọng, chuyển cảnh, liên hệ, so sánh một cách thoải mái tự nhiên, (chẳng hạn từ giọng trần thuật chuyện khách quan mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, đến giọng trữ tình khi nói về kỷ niệm thuở thiếu thời thân thiết với cô em họ; từ cảnh Pa-ri chuyển thẳng đến cảnh ở quê nhà; rồi liên hệ từ chuyện nọ sang chuyện kia; đối tượng này sang đối tượng khác như chuyện vua Thuấn bên Tàu đến chuyện vua Pi-e ở bên Tây; từ chỗ châm biếm Khải Định đến chỗ châm biếm bọn thực dân và mật thám Pháp đối với những người Việt Nam yêu nước).

Cùng với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ái Quốc, nghệ thuật châm biếm đã góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn 'Vi hành". Đây xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học nước nhà.

Top 50 bài Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc hay nhất (ảnh 2)

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 4

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân loại mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đã để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Vi Hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc được trích trong tập truyện và kí viết bằng tiếng Pháp. Truyện được viết vào đầu năm 1923 nằm trong loạt tác phẩm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào tháng 6 năm 1922.

Truyện kể về chuyến xe điện ngầm đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi là người kể chuyện là một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định và coi hắn như một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, với câu chuyện của các ông vua rồi liên hệ về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của vua Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp của chính quyền thực dân. Tác phẩm đã châm biếm và đả kích sâu sắc chuyến vi hành này của tác giả. Đó chính là nội dung chủ yếu của cốt truyện Vi hành. Nghệ thuật châm biếm đả kích được thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả tạo tình huống gây nhầm lẫn. Đó là một đôi nam nữ Pháp trên tàu điện ngầm ở Pari tưởng tác giả hay chính là nhân vật tôi trong truyện là vua Khải Định. Đôi trai gái nhầm bác là vua Khải Định, tất cả người Pháp tưởng tất cả những người da vàng trên đất nước Pháp đều là vua Khải Định và một điều nực cười hơn nữa đó chính là mời vua Khải Định sang nhưng cũng không biết đâu là vua Khải Định nữa. Cái sự nhầm lẫn mà tác giả nói đến trong truyện cũng không thể nói là không có cơ sở của nó được khi mà họ khó mà phân biệt được những khuôn mặt khác nhau của chúng ta.

Vẫn cái nước da vàng, vẫn cái mũi tẹt, vẫn cái mắt xếch, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy thì để nhận diện một người nước Nam thật khó cho họ. Nhưng có điều cái sự nhầm lẫn của đôi trai gái ấy khiến cho Bác thấy thú vị khi được nghe câu chuyện của đôi trai gái ấy và câu chuyện nói đến vua Khải Định khiến cho hình tượng nhân vật Khải Định không trực tiếp xuất hiện nhưng cũng khiến cho người đọc thấy được chân dung con người hắn. Tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng: đấy là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ! Nhưng hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hơn, đáng khinh hơn thế nữa. Ở đây ta thấy được tạo tình huống gây nhầm lẫn đó chính là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện.Tình huống tuyện như vật thật độc đáo đẩy câu chuyện lên mức hài hước giàu kịch tính và tạo được hiệu quả châm biếm đả kích sâu sắc. Không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện, tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ Pháp nhưng chân dung Khải Định hiện lên rất rõ nét: một ông vua bù nhìn, một kẻ lố bịch , một con rối, một kẻ rẻ tiền.

 

Bên cạnh đó, tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò, hiếu kì của thị dân Pa-ri. Nhìn bề ngoài, câu chữ có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đằng sau nó là những đòn đả kích sâu cay mãnh liệt, là thái độ xem thường, khinh bỉ đối với kẻ thù “đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta” hoặc “ thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả gần rưỡi ph-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…”, “hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối đang định kí gieo kèo thuê đấy…”. Những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mông muội của hắn mà còn thể hiện sức khái quát sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của Khải Định lại được khắc họa tô nét đó là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam: ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài để hết hành lí ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để xuất hiện những nơi không lấy gì làm cao thượng. Bản chất làm tay sai bán nước của ông bù nhìn này được gợi qua những câu hỏi phán đoán suy luận: ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài.

Ngôn ngữ của tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo, giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Vi hành có đủ lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ, tác giả đả kích tố cáo chính sách thuộc địa giả dối của Pháp chế độ ngu dân nặng nề, chế độ thuế khóa nặng nề và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc

Nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành là sự kết hợp hài hòa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông. Vi hành là truyện ngắn tiêu biểu cho hình thức viết truyện kí nhiều sáng tác của Bác nhiều sáng tạo lời ít ý nhiều giàu chất trí tuệ và nghệ thuật châm biếm sâu sắc.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 5

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách từ làm thơ đến viết truyện ký…các tác phẩm của Người vừa cổ điển vừa hiện đại dù ở mảng nghệ thuật nào Người đều để lại những thành tựu xuất sắc. Trong những tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một trong những sáng tác độc đáo nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ 20.

Câu chuyện bắt đầu khi một đôi trai gái người Pháp đã nhìn nhầm nhân vật tôi thành vua Khải Định và coi hắn như một thú vui rẻ tiền. Từ điều này, nhân vật tôi đã nhớ đến những chuyện vi hành của các ông vua ngày xưa rồi liên hệ với những hành vi mờ ám với nhiều mục đích riêng của vua Khải Định. Với giọng văn sâu cay, sắc sảo cùng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc biến Vi hành đã lộ rõ bộ mặt thật của ông vua xấu xa bù nhìn đã làm nhục quốc thể.

Nghệ thuật châm biếm đả kích được Bác thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Vi hành trước nay được hiểu là những cuộc đi kín đáo của bậc vua chúa ngày xưa muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Họ mặc thường phục cải trang thành dân nghèo để hiểu hơn về cuộc sống của người dân để có được những chính sách cai trị tốt hơn. Nhưng ở đây Bác đã lồng cho “ Vi hành” một ý nghĩa hoàn toàn khác. Kẻ đang vi hành là không phải là một minh quân mà chỉ là một kẻ tay sai ngoại bang. Hành động của hắn lén lút, bất chính, cốt là để thỏa mãn những lạc thú cá nhân mà thôi.

 

Để câu chuyện trở nên hấp dẫn bác đã sử dụng tình huống nhầm lẫn của một đôi nam nữ trên tàu điện ngầm ở Pa – ri. Đôi nam nữ đã nhầm Bác là vua Khải Định, những người dân Pháp đều tưởng những người da vàng trên đất Pháp đều là vua Khải Định. Thật là nực cười thay khi mời vua một nước sang mà chẳng ai biết đây là ai. Đúng là thật khó cho người nước ngoài có thể phân biệt được người da vàng. Nhưng cái sự nhầm lẫn này đã khiến Bác thấy thú vị khi nghe cuộc đối thoại của họ, và cũng từ câu chuyện này nhân vật vua Khải Định đã được hiện ra dưới mắt độc giả với những nét thật tức cười: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh”, “cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”.

Sự xuất hiện của Khải Định thật là mạt hạng “ một anh vua đến”, thậm chí họ còn so sánh sự xuất hiện của Khải Định như một trò đấu xảo “một cách rất khôi hài”, “phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem”, “hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?”

Mục đích của Bác khi tạo nên tình huống nhầm lẫn này chính là để nói lên ý nghĩ: Đấy, nhân dân Pháp họ nghĩ, nói về ông vua nước Nam như vậy đấy. Kết hợp với đó là hình thức chuyện dưới dạng một bức thư đã giúp thể hiện rằng chuyện họ đang nói là đúng thậm trí nhân vật “ tôi” còn thấy tên vua này đáng khinh hơn thế. Và sự nhầm lần này cũng là nghệ thuật trào phúng cơ bản xuyên suốt câu chuyện.

Để tác phẩm đạt hiệu quả châm biếm cao nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xen kẽ những cuộc đối thoại của đôi nam nữ với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Ngòi bút của tác giả đã tung hùng từ chuyện vua Thuấn nước Tàu đến vủa Pi-e nước Nga đi vi hành người thì cải trang thành dân cày, người thì đi làm thợ… tạo nên những nét tưởng phản để vạch rõ bộ mặt đê tiện của tên vua bù nhìn nước Nam. Phải chăng Khải Định vi hành là ngài “Phải chǎng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xǎng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu, và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?”

`Lối viết hóm hỉnh nhẹ nhàng những nhiều ý nghĩa, Bác đã bóng gió xa gần đả kích chính quyền Pháp miếng thì nói khai hóa Đông Dương nhưng thực chất là kìm kẹp, áp bức “tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.” “Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy.”

Chất hài hước của truyện vừa mang tính sôi nổi phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Vẻ đẹp của hai nền văn hóa Đông – Tây đã được kết tinh và thể hiện một cách vô cùng độc trong truyện ngắn “ Vi Hành”. Truyện cũng là một minh chứng hùng hồn cho tính chiến đấu sắc bén của ngòi bút nghệ thuật đầy sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.

Top 50 bài Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc hay nhất (ảnh 3)

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 6

Nguyễn Ái Quốc là bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì hoạt động cách mạng bí mật tại Pa-ri trong những năm hai mươi của thế kỉ XX. Do nắm vững tác dụng và ảnh hưởng sâu rộng của văn chương nên Bác đã sử dụng văn chương làm phương tiện tuyên truyền cách mạng là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của dân tộc. Vi hành là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ái Quốc được sáng tác giữa năm 1922, vào dịp vua Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin chính quyền Pháp cho sang tham dự cuộc đấu xảo tổ chức ở thành phố Mác-xây. Cuộc đấu xảo này có mục đích là lừa bịp dân chúng Pháp về cái gọi là “thành quả khai hóa”các nước thuộc địa của thực dân Pháp.

 

Viết, truyện ngắn này, Nguyễn Ái Quốc nhằm bóc trần bản chất xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định đã có những hành động làm nhục tới quốc thể; đồng thời kín đáo tố cáo âm mưu thâm độc của chính quyền thực dân trước công luận. Điều thú vị là tác giả viết truyện này bằng tiếng Pháp, ngay tại Pa-ri và cố tình để cho người Pháp đọc. Vì thế mà ý nghĩa tố cáo của truyện tăng lên gấp nhiều lần.

Nội dung châm biếm, đả kích nằm ngay trong tên gọi của truyện. Vi hành nghĩa gốc là tên gọi các cuộc đi bí mật vào dân gian của các bậc vua chúa ngày xưa nhằm mục đích tai nghe mắt thấy hiện thực của đời sống dân chúng, để từ đó có sự điều chỉnh trong chính sách cai trị cho thích hợp. Nhưng ở truyện này, tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại là ám chỉ các cuộc chơi bởi lén lút cốt thỏa mãn những dục vọng cá nhân ích kí của vua Khải Định trên đất Pháp.Nội dung châm biếm, đả kích ẩn chứa trong tình huống đặc biệt và trong chân dung nhân vật chính của truyện.

Tác giả đã khéo léo sáng tạo ra một tình huống vừa trớ trêu vừa buồn cười, tất nhiên là hoàn toàn hư cấu nhưng lại y như thật và hơn cả thật. Toàn bộ câu chuyện là xâu chuỗi của sự nhầm lẫn ngày càng tăng : Đôi trai gái người Pháp trên tàu điện ngầm nhìn nhầm một người đàn ông da vàng mũi tẹt ngồi gần (nhân vật tôi – người kể chuyện) là vua An Nam. Dân chúng Pháp coi tất cả những người da vàng mũi tẹt trên đất Pháp đều là vua An Nam. Nực cười hơn nữa là đến cả chính quyền của “nước mẹ Đại Pháp” cũng rối tinh rối mù, chẳng phân biệt nổi đâu là vua Khải Định, đâu là kẻ cần theo dõi (Nguyễn Ái Quốc). Vì thế nên Nguyễn Ái Quốc đi đâu cũng có người bí mật tháp tùng cẩn thận (bị mật thám theo dõi sít sao),. Tác giả cố tình “bịa” ra tình huống ấy là để khẳng định nguyên nhân của nó chính là các cuộc vi hành lung tung, lộn xộn của vua Khải Đình.

Xét cho cùng thỉ tình huống này vẫn có khả năng xảy ra, dù là hiếm, bởi vì đối với người phương Tây thì bất cứ người phương Đông nào cũng mũi tẹt, da vàng, mắt xếch… Thật khó phân biệt nét riêng của người nọ với người kia. Tác giả đã khai thác triệt để điều này theo hướng châm biếm, giễu cợt nhân vật cụ thể là tên vua Khải Định bù nhìn, tay sai.

Do nhầm lẫn nên đôi trai gái nọ đã bình luận về “vua An Nam” bằng lời lẽ hoàn toàn tự nhiên và hài hước. Theo cảm nhận của họ thì tên vua này chỉ là thứ trò giải trí rẻ tiền, thậm chí không mất tiền. Điều đó cho thấy thái độ của dân chúng Pháp đối với Khải Định là coi thường và khinh bỉ.

Để đạt được hiệu quả châm biếm cao nhất, tác giả đã chọn cho truyện hình thức là một bức thư, mà lại là bức thư của người anh gửi cho cô em họ. Thư từ có tính chất cá nhân nên rất tự do, phóng túng, không theo một quy định nào, người viết tha hồ thay đổi nội dung, giọng điệu. Tác giả đã xen kẽ những đoạn đối thoại của đôi trai gái Pháp trên tàu điện với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc tố cáo bản chất xấu xa của tên vua Khải Định. Hắn đã răm rắp thực hiện chủ trương thâm độc của thực dân Pháp là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện.

Nghệ thuật kể chuyện của tác giả rất hấp dẫn bởi sự thay đổi giọng điệu vô cùng linh hoạt: lúc thì trần thuật khách quan, lúc thi tâm sự thân mật, lúc hài hước, giễu cợt… Bối cảnh trong truyện cũng thay đổi liên tục, đan xen giữa thực tại với quá khứ, mẩu chuyện này đặt bên cạnh mẩu chuyện kia. Đang chuyện xảy ra ở tàu điện ngầm Pa-ri lại nhảy sang chuyện nhớ về thời thơ ấu ở quê nhà, nhân vật người anh thích được ngồi trên đầu gối ông bác để nghe truyện cổ… Chuyện vi hành của vua Nghiêu, vua Thuấn nước Tàu thời cổ đại; chuyện vi hành của Pi-e Đại đế nước Nga…; chuyện mình bị chính quyền Pháp nhầm là “vua An Nam” nên đi đâu cũng cho người bí mật đi theo “bảo vệ”… để rổi quay trở lại với đề tài là các cuộc vi hành của vua Khải Định đến những chốn ăn chơi nổi tiếng trên đất Pháp. Chủ ý của tác giả là đánh vào đối tượng bằng nhiều chiến thuật, nhiều đòn phép khác nhau, cái này bổ sung cho có cái kia nhằm tăng cường tối đa hiệu quả châm biếm, đả kích, cỏ thể nói là tác giả đã thành công khi khắc họa chân dung tên vua bất tài vô dụng, ăn chơi xa xỉ… làm nhục tới quốc thể.

Vi hành là một truyện ngắn có tính thời sự và tính chiến đấu cao nhưng nội dung của nó lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn này vừa mang tính sôi nổi, mạnh mẽ của phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Truyện ngắn Vi hành là sản phẩm của tình thần yêu nước, căm thù giặc của Nguyễn Ái Quốc; đồng thời cũng thể hiện sức tung hoành đầy sáng tạo của một ngòi bút tài hoa.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 7

Văn học Việt Nam đầu những năm 20 của thế kỷ trước vẫn còn trong “những bước chuyển mình”. Thế mà ở bên phía trời tây, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời một tác phẩm bằng pháp và theo lối văn xuôi châu Âu hiện đại. Tác phẩm đó chính là truyện ngắn Vi hành. Vi hành ra đời là một điểm nhấn quan trọng cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật của Nguyễn Ai Quốc. Nó hấp dẫn người đọc bằng lối tư duy nghệ thuật trào phúng sắc sảo, thâm thúy và rất giàu trí tuệ.

Giữa năm 1922, vua bù nhìn Khải Định được mời sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa nhưng thực chất đó là một chuyến đi nhục nhã nhằm tán dương công khai hóa văn minh của nước mẹ Đại Pháp. Hành động ấy chỉ có thể qua được mắt của những người dân Pháp ham vui chứ không thể che được mắt của những người cách mạng. Không chấp nhận .nhìn cả dân tộc chịu nhục nhã dưới sự đầu hàng của một cá nhân, Bác đã viết Vi Hành để vạch rõ bộ mặt xấu xa của Khải Định và bọn quan thầy. Nhờ sự thành công đặc biệt của nghệ thuật trào phúng, mũi tên đả kích châm biếm của tác phẩm đã nhằm trúng những đối tượng nêu trên.

 

Cốt truyện Vi hành dựa trên khá nhiều những tình huống “ngẫu nhiên cố ý”. Nhưng trước hết ta hãy bàn về hình thức ngôn ngữ và tiêu đề truyện. Lựa chọn tiếng Pháp để hướng tới công chúng Pháp là một sự cân nhắc kỹ càng của Bác bởi thức tỉnh được công chúng Pháp cũng là làm tăng sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. Dân chúng Pháp lúc ấy mơ hồ về chính trị, ảo tưởng về chính phủ và gần như chẳng quan tâm đến những gì mà chính phủ họ đang làm ở các nước thuộc địa. Tuy viết bằng tiếng Pháp nhưng Vi hành là một cái nhan đề bằng Hán văn. Vi hành vốn là một từ mang nghĩa tốt. Ngày xưa, các vị hoàng đế giàu nhân đức thường chuộng việc đi vào dân gian để nghe lời kêu than của dân tình mà từ đó điều chính sự cai trị của mình. Những chuyến đi kín đáo đầy tình thương yêu như thế được gọi là những cuộc “vi hành”. Sau này vi hành phát sinh thêm nghĩa cho những chuyến đi lén lút và mờ ám. Dùng một từ vốn thường được dùng theo nghĩa tốt để chỉ chuyên đi xấu xa nhục nhã hàm ý châm biếm đả kích của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện ở ngay nhan đề truyện. Bên cạnh đó, chính cái nhan đề kia đã đánh trúng vào trí tò mò của dân Pháp Câu chuyện được cuốn hút ngay từ khi vừa tiếp xúc.

Truyện mở đầu bằng tình huống đôi trai gái Pháp cứ một mực nhận người dẫn truyện là Khải Định. Tình huống khá dễ xảy ra vì sự nhầm lẫn là hoàn toàn có thể Thế là từ đó, Nguyền Ái Quốc cứ tha hồ phóng bút để vẽ, để suy nghĩ, để phẩm bình về ông vua quý mà không hề lo người đời đánh giá rằng: đó chỉ là những nhận định có tính chất chủ quan, là những lời nói xấu của một nhà cách mạng đối với vị vua của mình. Bởi trên thực tế: chính người dân pháp đang phẩm bình đấy chứ! Sự lựa chọn khéo léo và sáng tạo khiến cho chân dung của Khải Định cứ thế được vẽ ra sinh động và đầy biếm họa mà chẳng cần vị vua kia phải xuất hiện ngay trước mắt để “làm mẫu” chút nào. Cô gái nói: “Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đền chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Thoáng nhìn thì vị vua của chúng ta thật là giàu có. Nhưng nhìn kỹ thì ôi thôi! Đường đường là một vị hoàng đế sống giữa châu Âu hiện đại mà ăn mặc lại kỳ dị, xa xăm, mông muội quá. Lại nữa, người đọc chắc chắn sẽ lại băn khoăn bởi không hiểu tại sao, là một hoàng thượng mà Khải Định lại nhút nhát lúng túng thế kia? Người con trai tiếp những nét vẽ để hoàn thiện cái hình hài yếu ớt của ông vua An Nam (đúng như ngoài thực tế): “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy à?”.

Nhưng tất cả những cái đó mới hài hước mà chưa thảm hại. Sự thảm hại cho đến khi người Pháp “đặt giá” cho Khải Định. Thương hại thay! một ông vua chỉ như là một gã công tử, ăn chơi tiêu xài bừa bãi; một ông vua mà rẻ hơn một trò du hí (không bằng xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên hay trò leo trèo nhào lộn của Sư thánh xứ Công-gô). Xem Khải Đinh nhạt phèo, chẳng thể nào sánh được với những trò hề của Sac-lô. Vậy là trong mắt người dân Pháp, Khải Định hoàn toàn vô tích sự. Mà vua của một nước như thế thì liệu có đủ tư cách để đại diện cho quần chúng hay không? Hay đó chỉ là một con bài lừa bịp của chính phủ mà thôi. Chắc rằng chỉ cần đọc đến đoạn này, hắn một người Pháp biết suy nghĩ sẽ không khỏi băn khoăn.

Vậy là chỉ từ một tình huống tưởng chừng rất giản đơn, mũi tên trào phúng đã một lần trúng đích. Nhưng giá trị của nghệ thuật trào phúng không chỉ nằm ở tình huống truyện hay nói chính xác hơn, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm nảy sinh từ hình thức truyện: một lá thư. Ngay dưới nhan đề tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc viết: “Trích những bức thư gửi cô em họ, do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam”. Một lời chú thích đầy trí tuệ! Đó không chỉ là một lời hiệu đích đơn thuần về hình thức thể hiện nghệ thuật của tác phẩm này. Nó hướng tới nhiều điều khác sâu sắc hơn. Lời chú thích đã vô hình chung đẩy câu chuyện của tác giả về phía riêng tư. Và người đọc lại càng tin tưởng hơn. khi đó là một câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện khác tác giả tự dịch sang tiếng Pháp từ tiếng An Nam. Mà việc công bố lên báo chí những chuyện bí mật riêng tư ở phương Tây thì chẳng có gì là lạ cả, thế là người viết cứ thế thả sức tư duy, còn người đọc được một phen nhấm nháp để nhận ra cái bản chất của bao nhiêu đối tượng. Và hiệu quả cuối cùng là tất cả những điều kia dù là sự thực đến mười mươi nhưng người viết xem ra chẳng phải can hệ điều gì.

Dựng truyện trên cơ sở một bức thư tất nhiên ngòi bút chẳng hề bị kiềm tỏa chút nào. Bởi văn phong của thư bao giờ cũng tự do phóng túng. Thế là đang từ bến xe điện ngầm. Bác đưa người đọc về tận An Nam, trở lại lúc tác giả và cò em họ còn thơ bé. Họ nhớ lại câu chuyện ngày xưa ông Bác kể về những bậc tiền nhân đã từng có những chuyến vi hành vĩ đại. Câu chuyện chẳng cần nhằm vào đau mà vô hình lại trở thành tấm gương soi tỏ tất cả cái bản chất đón hèn của vua Khải Đinh. Còn nữa. chính sự năng động của lối viết thư, mà Vị hành đã không bị nhàm trong một giọng kể đều đều. Các cặp đối thoại, những lời bình giả., tạo ra tính đa giọng điệu cho tác phẩm. Khi giọng kể đơn thuần, khi lại chuyển sang giọng trữ tình đằm thắm. Khi thì giọng mỉa mai châm biếm, khi thi giọng lại nghiêm trang. Chính, sự đa giọng điệu này đã giúp Nguyễn Ái Quốc mạnh tay liên hệ tạt ngang để vạch trần bộ mặt của nhiều đối tượng: Chính phủ Pháp thì hài hước, nực cười khi đứng ra “mở tiệc” mà lại chẳng biết mặt ai (cũng là thể hiện thái độ coi thường). Lũ mật thám thì nhăng nhít chẳng khác gì một lũ ruồi. Ngay cả đám công chúng Pháp cũng không nằm ngoài ngòi bút châm biếm của nhà văn. Họ vẫn tồn tại đấy nhưng hoàn toàn mê muội. Với họ, chính trị, tội ác chẳng đáng quan tâm mà điều quan trọng là: ỏ đâu đang diễn ra những trò du hí!

Như vậy, xét trên tổng thể, tác phẩm là những lời châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy, sâu cay được xây dựng trên cái nền cửa một tư duy nghệ thuật sắc sảo, tính trào phúng của tác phẩm này thật đa dạng và nhiều vẻ. Cùng lúc, nó hướng tới nhiều đối tượng với những mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng thật lạ khi không đối tượng châm biến nào giấu nổi cái bản chất của mình.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 8

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, người đi khắp nhiều nơi trên thế giới và có nhiều trải nghiệm tốt đẹp để đem về cho dân tộc của mình, hiểu được nỗi khổ của nhân dân chính vì vậy ông đã viết ra bài Vi hành để tố cáo và đả kích những tên quan triều đình bán nước hại dân của Việt Nam.

Tác phẩm được viết lên nhằm vạch ra tội ác của tên vua Khải Định, một tên bán nước, hại dân. Cuộc sống của nhân dân phải chịu rất nhiều cực khổ và đau đớn, nhưng một người đứng đầu đất nước như Khải Định lại không có ý thức và trách nhiệm đối với dân tộc của mình, những điều đó có ý nghĩa nhằm tố cáo và vạch trần tội ác của kẻ thù. Những điều đó đã làm cho Hồ Chí Minh cảm thấy phẫn nộ và muốn vạch ra những tội ác tày đày của hắn.

Trong chiếc thuyền có đôi trai gái người Pháp đang đi và câu chuyện được diễn ra với một trình tự vô cùng lô gic và thấu tình đạt lý, với diễn biến theo dòng thời gian, câu chuyện được xây dựng theo kết cấu mở và lối tiếp chuyện theo kết cấu chặt chẽ, những hoàn cảnh mở đầu mang tính chất dẫn dắt câu chuyện, khi đôi người Pháp này nhìn thấy một người trên chiếc tàu, và đã nhằm tưởng rằng đó là Khải Định, và tội ác của chúng còn đậm sâu cả bên nước Pháp, khi tính chất bán nước của hắn được nâng cao và rất rõ rệt, những hình ảnh thể hiện rõ điều đó, khi họ có những lời châm biến và giễu cợt trước những lời nói khi nói về ông vua này.

Đối với đất nước Pháp cái nhìn của họ về Khải Định còn rất khinh bỉ, và coi thường, thì đối với Việt Nam điều đó càng được thấm sâu qua tư tưởng và nghệ thuật đả kích của Hồ Chí Minh, những biện pháp tạo dựng nên niềm tin yêu và một thái độ dứt khoát đối với kẻ thù đã được đẩy lên mạnh mẽ, nghệ thuật đả kích của Hồ Chí Minh có tác dụng vô cùng to lớn đối với nền văn học, khi nó phản ánh mạnh mẽ được thời đại, văn học chính là một phương diện để phản chiếu lại tâm hồn của thời đại. Và qua nghệ thuật tài hoa của mình, và sự trải nghiệm Hồ Chí Minh đã vạch ra những tội ác tày trời của hắn đối với dân tộc Việt Nam.

Là một người đứng đầu cả dân tộc đáng nhẽ phải là người viết lo cho dân cho nước nhưng ông lại có thái độ muốn bán nước cho Pháp, và có nhiều hành động chỉ vụ lợi cá nhân. Có thể nói hình ảnh của ông ta được mọi người rất khinh bỉ, không chỉ được tái hiện qua cái nhìn của đôi thanh niên mà nó còn được phản chiếu qua con mắt tinh tường của Hồ Chí Minh. Trước những hành động đó, Hồ Chí Minh đã viết lên tác phẩm Vi hành để tố cáo những việc làm của ông vua này, ngay trong nhan đề bài đã nói là vi hành, hành có nghĩa là đi và vi là công khai, nhưng ở đây sự giễu cợt đã xuất hiện ngay từ trong nhan đề của bài thơ, với một lối cách nhằm đả kích mạnh mẽ về tinh thần của ông vua này.

Sự đả kích mạnh mẽ đã thấm sâu vào trong tinh thần của bài văn, với những việc làm chỉ mang tính chất ăn chơi, hưởng lạc, ông vua này đã dẫm lễn sự nghèo khổ, bán đất nước của nước khác để có được cuộc sống tốt. Đó thực sự là một điều đáng khinh bỉ và phê phán một cách sâu sắc, trong mỗi hoàn cảnh chúng ta đều thấy cách xây dựng hình tượng nhân vật của Hồ Chi Minh cũng mang đậm nét tố cáo và đang là hồi chuông cảnh tỉnh đối với một người đứng đầu đất nước, nhưng ông ta chỉ hành động như một kẻ bù nhìn, im lặng trước sự điều khiển của kẻ thù. Đó thức sự là một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam.

Mặc dù câu chuyện có sự hư câu mạn mẽ nhưng nó cũng đủ để tố cáo được kẻ thù, những hình ảnh đó được thể hiện một cách có giá trị và chi tiết trong bài, khi hình ảnh được xây dựng trong tác phẩm chỉ đều nhằm một mục đích tố cáo, những hình ảnh đó mang sức biểu trưng to lớn trong nghệ thuật của tác phẩm, giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn gợi lại cho người đọc bao kỉ niệm sâu sắc về những hình ảnh đặc sắc, những câu chuyện được nồng sâu vào tác phẩm. Giá trị đó gợi lên nhiều cảm xúc và mang đậm tính chất và giá trị của tác phẩm đối với nghệ thuật mạnh mẽ được sử dụng trong tài hoa của Người.

 

Thực dân Pháp là một đế quốc sừng xỏ và họ đã dùng những biện pháp mạnh để chi phối dân tộc Việt Nam, khi chúng đã đầu đọc dân tộc ta bằng rượu và thuốc phiện đây là những loại thuốc gây ra tác dụng lớn đối với con người, những giá trị đó để lại cho con người những cảm xúc mạnh mẽ trong cuộc đời của tác giả, hình ảnh đó mạnh mẽ và đang thấm sâu vào trong kí ức của người Việt.

Mặc dù biết chúng đang dần đầu đọc và hành hạ dân tộc ta nhưng tên vua bù nhìn này lại là thủ phạm đứng đằng sau tất cả, những hành động bù nhìn khi phát hiện tội ác của kẻ thù đã làm cho dân ta cảm thấy bức xúc và vô cùng bức bối về mọi hoàn cảnh. Với nghệ thuật tài hoa, ngôn ngữ sắc xảo, và lối dẫn chuyện tạo tình huống tác phẩm đã được nâng lên mạnh mẽ với những nghệ thuật được sử dụng nhằm đả kích và phê phán tên vua bù nhìn của dân tộc. Những hình ảnh đó đã làm tăng lên giá trị của tác phẩm, những tình huống được tạo nên nhằm đả kích và phê phán mạnh mẽ tội ác của kẻ thù.

Những hình ảnh nổi bật của tên vua này được diễn tả qua những cuộc đối thoại giữa hai thanh niên người Pháp, cuộc du hành được diễn ra nhằm tố cáo tội ác của kẻ thù, những hình ảnh làm tăng lên giá trị và sức sống trong tác phẩm , khi nó tố cáo mạnh mẽ những hành động và sự khinh biệt của tất cả mọi người đối với tên vua này.

Hồ Chí Minh với nghệ thuật tạo hình, và lối viết phóng khoáng các tác phẩm của Người có ý nghĩa to lớn trong việc đả kích và phê phán mạnh mẽ tội ác của kẻ thù đối với dân tộc Việt Nam.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 9

"Vi hành" là một truyện ngắn trào phúng phản phong, phản đế thuộc loại sớm nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn được sáng tác vì mục đích tố cáo chân tướng tên vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác xây năm 1922 đồng thời nhằm phơi bày bộ mặt xấu xa của thực dân Pháp. "Vi hành" là tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc.

"Vi hành" được sáng tác vì mục đích Cách mạng, vì tinh thần chiến đấu. Nó nằm trong hệ thống những bài văn, bài báo mà Nguyễn Ái Quốc viết để tố cáo chân tướng của tên vua bù nhìn Khải Định. Tên vua ấy không khác gì một tên hề lố lăng, vi hành lén lút mà mờ ám. Qua truyện, Nguyễn Ái Quốc cũng muốn tố cáo bọn thực dân Pháp đê hèn, lừa bịp, đồng thời bộc lộ một cách kín đáo nỗi tủi nhục của người dân bản xứ. Tên vua bù nhìn Khải Định và bọn thực dân Pháp hiện lên dưới ngòi bút châm biếm, đả kích của Nguyễn Ái Quốc vừa nực cười, vừa xấu xa.

Nghệ thuật châm biếm cũng đã có trong văn học Việt Nam, như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... thế nhưng, tiếng cười mỉa mai ở Nguyễn Ái Quốc lại có sắc điệu riêng với niềm tin, niềm lạc quan của một người chiến sĩ cộng sản. "Vi hành" là biểu hiện của một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn và hóm hỉnh.

Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ. Nó giống như một thứ nước rửa sạch sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm nổi bật vấn đề, tư tưởng tác giả" thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra những tình huống oái oăm, vui nhưng lại tạo được nhưng hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà vô cùng hợp lý, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cùng là Khải Định. Tên vua bù nhìn Khải Định tuy không xuất hiện trực tiếp trong truyện nhưng chân tướng vẫn hiện lên rất rõ ràng thông qua câu chuyện và cái nhìn của đôi trai gái người Pháp.

Trong con mắt người Pháp, Khải Định có một trang phục nực cười như một thằng hề, "cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn" với những thứ trang sức màu mè vô cùng lố bịch "Đeo lên người đủ bộ hạt cườm" và có giá trị rẻ tiền hơn cả những trò giải trí rẻ tiền nhất. Khải Định bị coi như một hiện tượng lạ. Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bưng như vỏ chanh, đeo lên người những bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy những nhẫn lúng ta lúng túng đi giữa Pa-ri hoa lệ. Vậy mà hắn đã đi đến những đâu? Nào trường đua, các tụ điểm ăn chơi phóng túng nhất Pa-ri. Cái dáng vẽ nhút nhát, lúng túng của Khải Định trông thật thảm hại.

Phải chăng " ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xăng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân nước Nam, dưới quyền ngự trị của ngày hay không?... Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé?". Ngài vi hành lén lút hay để thực hiện một hành vi ám muội? Khải Định đã tự lột mặt nạ của mình, hoá ra hắn chỉ là một kẻ chơi bời vô độ, hắn không có phong thái đàng hoàng, sang trọng của một bậc quân vương.

Phụ hoạ thêm những lời lẽ mỉa mai khinh miệt ấy là thái độ đà phả trực tiếp của tác giả trong những lời nghi vấn giả thiết, so sánh, liên hệ Khải Định khi hiện lên trong sự đối lập, tương phản với vua Thuấn, vua Pie càng trở nên đáng khinh, càng tầm thường và hèn mạt. Tác phẩm liên tục xuất hiện những câu hỏi đặt ra những giả thiết về mục đích vi hành "không cao thượng" của Khải Định. Các từ ngữ "phải chăng", "hay là", "hay không"... luyến láy, nối tiếp nhau như thể Nguyễn Ái Quốc đang đảo trộn, soi xét, lật đủ mặt này mặt kia để phơi bày trần trụi mọi cái xấu của Khải Định.

 

Không chỉ có vậy, trong mắt người Pháp, hắn không chi là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ thứ lụa là, hạt cườm" mà còn như một trò vui không mất tiên, một thằng hề. Qua câu chuyện của đôi trai gái trên chuyến xe: "Thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả nhũng nghìn rưỡi phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sứ thánh Công-gô. Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy". Thật không còn lời lẽ nào hơn dành cho tên vua bù nhìn ấy. Thế mà tác giả, người đang bị tưởng lầm là Hoàng đế đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai, khinh bỉ qua cái nhìn cua đôi trai gái Pháp.

Nhưng đâu chỉ đôi trai gái ấy lầm tưởng "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng Đế ở Pháp" mà đến chính phủ Pháp, quần chúng Pháp đều lầm. Để rồi mỉa mai thay, "quần chúng cứ là tự phát biểu nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta" với những lời chào mừng kín đáo "Hắn đấy! Xem hắn kìa". Ông vua nước Nam được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, một trò hề. Ý nghĩa phê phán của tác phẩm càng lúc càng mạnh mẽ. Qua câu chuyện được tác giả kể lại trong bức thư viết cho cô em họ chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư - một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Tác giả đã liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Sự mỉa mai nhưng thực ra lại thật chua chát, Khải Định ăn chơi xa xỉ trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. Bằng sự tài tình của mình, Nguyễn Ái Quốc đã khắc hoạ chân dung tên vua bù nhìn thật sự sinh động, ấn tượng với vẻ ngoài lố bịch và những hành động lúng túng. Bên ngoài câu chuyện có vẻ bông đùa nhưng bên trong tác giả lại ngầm thể hiện thái độ khinh bỉ, đau xót - đau xót cho đất nước khi có một ông vua như Khải Định.

 

Sự sắc sảo của nghệ thuật châm biếm không chỉ được thể hiện ở cách miêu tả chân dung và hành động của tên vua bù nhìn - Khải Định mà còn được bộc lộ ở cách miêu tả bọn thực dân Pháp, đặc biệt là bọn mật thám và chính phủ Pháp. Ngay đến chính phủ Pháp còn không thể nhận ra được khách thật của mình thế nên "bèn đối đãi tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt". Cái cười của Nguyễn Ái Quốc ở đây chính là cái cười mỉa mai, bóng gió, là lối nói cứ thấp thoáng ý xa, ý gần, nghĩa đen nghĩa bóng với hệ thống ngôn ngữ vô cùng phong phú: "Đón tiếp tốt đẹp", "dành cho", "nhiệt tình", "tận tuỵ", "âu yếm",:"tự hào"... bên cạnh những câu văn đậm vẻ mỉa mai và cả lối ví von so sánh sắc nét: "Các vị chẳng nề hà chút công sức nào bảo vệ bọn tôi, và giá cô được trông thấy các vị ân cần theo dõi tôi chẳng khác nào bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất, thì hẳn cô phải phát ghen lên được vì nỗi âu yếm của các vị đối với tôi".

Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo sự xảo trá, bịp bợm của bọn thực dân Pháp đối với Đông Dương đồng thời đả kích chế độ mật thám Pháp xâm hại quyền tự do cá nhân của người dân thuộc địa. Bên cạnh đó, Người còn sử dụng biện pháp song hành "tất cả những ai có màu da vàng đều là Hoàng đế - tất cả những ai ở Đông Dương đều là bậc khai hoá" và biện pháp liên hệ nhằm phê phán chính sách ngu dân, đầu độc dân thuộc địa của bọn thực dân Pháp. Tiếng cười của Bác là một tiếng cười trí tuệ, đó không phải là một tiếng cười giòn giả ngay trên bề mặt, mà là tiếng cười thâm trầm ở bề sâu. Cái cười chỉ hiện ra chua chát, mỉa mai như kết quả cuối cùng của một quá trình suy nghĩ để nhận ra cái trái tự nhiên của bản thân sự vật, sự việc.

Ông vua - một danh nghĩa sang trọng nhưng thực ra lại đáng khinh, chính sách bảo hộ - cái tên thì nhân nghĩa nhưng thực ra lại là sự bóc lột vô cùng tàn ác, ngòi bút châm biếm sâu sắc của tác giả đã chú ý khai thác những điều trái ngược trong một sự thống nhất bên cạnh việc phát hiện sự thống nhất trong những hiện tượng trái ngược nhau. Tiếng cười với nhiều sắc điệu, có cả sự khinh bỉ của một người cách mạng lẫn nỗi đau của một người dân mất nước, có cả chất thâm thuý của người thông thuộc lịch sử lẫn vẻ tinh nghịch, trẻ trung của tuổi thanh niên.

Đi vào thế giới nghệ thuật của "Vi hành" ta bắt gặp sự phong phú của nhiều yếu tố giọng điệu, hình ảnh... Tác phẩm còn lôi cuốn người đọc bởi lối dẫn chuyện vô cùng độc đáo lạ thường. "Vi hành" là sự luân chuyển, đan xen của nhiều giọng nói, nhiều giọng kể. Mở đầu câu chuyện là giọng bông đùa bỡn cợt, của người ngoài cuộc, tiếp theo là giọng tâm tình thân mật giữa tác giả và cô em họ, tiếp theo nữa là giọng hồi tưởng của các vị vua vĩ đại để mỉa mai Khải Định vi hành với những lí do không cao thượng. Và đặc biệt, khi tác giả cất tiếng hỏi "Phải chăng là ngài muốn biết dân Pháp dưới quyền ngự trị của bạn ngài liệu có được sung sướng?"... thì giọng điệu lại càng châm chọc trực diện tên vua bán nước.

Truyện ngắn "Vi hành" không chỉ là tiếng cười châm biếm mà còn là tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Tâm trạng ấy không chỉ xuôi chiều trong sự đùa vui, mỉa mai, giễu cợt mà còn có cả lòng căm ghét kẻ thù và nỗi đau mất nước. Lòng yêu nước đôi khi còn được bộc lộ một cách chua chát trong giọng văn như là một nghịch lý" Ngày nay, cứ mỗi lần ra khỏi cửa, thật tôi không hiểu sao che dấu nổi niềm tự hào được là một người An Nam và sự kiêu hãnh được có một vị hoàng đế".

Sự sáng tạo tài tình của Nguyễn Ái Quốc đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy - nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành" Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thuý được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. Tiếng cười đó là tiếng cười trí tuệ - càng nghĩ càng thấm, càng thấm càng đau.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 10

 “Vi hành” không chỉ là tác phẩm có nội dung phản đế, phản phong sâu sắc mà còn là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời thể hiện một bút pháp văn xuôi hiện đại giàu tính châm biếm, đả kích sâu sắc của nhà văn bậc thầy Nguyễn Ái Quốc.

Sáng tạo trước hết ở cách đặt nhan đề của tác phẩm: "Vi hành". Nhan đề này đã vạch ra được mâu thuẫn trào phúng giữa địa vị tôn nghiêm của ông vua trong chuyến Tây du 1922 với bộ dạng của một tên hề, con rối của vua bù nhìn Khải Định. "Vi hành" vốn có nghĩa gốc tốt đẹp, nhằm chỉ hành động của các bậc hoàng đế vĩ đại cải trang làm người dân thường đi sâu vào nhân dân tìm hiểu xem họ sống ra sao, suy nghĩ như thế nào, để từ đó có đường lối cai trị đúng đắn, nhằm đem lại hạnh phúc thực sự cho dân. Còn nay Khải Định cũng cải trang đi "Vi hành", nhưng là để làm những điều xấu xa, nhằm thoả mãn những dục vọng thấp hèn. Như thế là Bác đã biến đổi nghĩa gốc sang nghĩa mới có tính chất châm biếm sâu cay. Nguyễn Ái Quốc đã dùng chữ của Hoàng Đế để đánh vào đầu Hoàng Đế. Trong nghệ thuật đánh địch, người ta gọi đó là thủ pháp: lấy gậy ông để đập lưng ông. Ngòi bút của Bác quả là hóm hỉnh và rất giàu trí tuệ.

Sáng tạo nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn “Vi hành”còn thể hiện ở chỗ bịa ra tình huống “nhầm lẫn”để khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Nội dung truyện "Vi hành" đề cập đến một vấn đề hoàn toàn nghiêm túc và có thật. Đó là sự thực về tội lỗi xấu xa, nhân cách hèn hạ của tên vua bù nhìn bán nước Khải Định và về tội ác tày trời của thực dân Pháp. Ấy thế mà hình thức nghệ thuật lại như là chuyện "bịa". Trong văn học, người ta gọi đó là "bịa nghệ thuật". Tác giả "bịa" ra hàng loạt cuộc nhầm lẫn do Khải Định "vi hành gây nên". Ớ đây tác giả đã sử dụng thủ pháp cường điệu trong nghệ thuật trào phúng. Trước hết là đôi nhân tình người Pháp nhầm Nguyễn Ái Quốc là Khải Định, và. sự nhầm lẫn ấy cứ "loang" ra mãi: Nhân dân Pháp "nhầm" và ngay đến Chính phủ Pháp đích thân mời Khải Định sang làm thượng khách lắm lúc cũng nhầm nốt.

 

Phải có sự nhầm lẫn này mới có cơ hội để lắng nghe một cách khách quan cuộc đối thoại của đôi trai gái để qua đó biết được dư luận của người Pháp đối với Khải Định. Và như thế là không phải tác giả quan sát Khải Định bằng con mắt châm biếm, căm ghét nó, mà bằng con mắt của người dân Pháp, đặc biệt là những thanh niên Pa-ri đang háo hức những trò giải trí mới lạ. Bộ dạng của tên vua bù nhìn vốn đã lố bịch, càng trở nên hài hước, lố bịch hơn (chẳng hạn người Việt Nam nhìn cái nón thì chẳng có gì lạ, nhưng người Pháp nhìn cái nón trên đầu Khải Định thì tưởng đó là chụp đèn; da thì bủng như vỏ chanh; thái độ thì nhút nha nhút nhát - đúng là một anh chàng Hoàng Đế nhưng đi lén lút; trang phục ăn mặc thì rất "lò'" có gì phô ra hết, đủ cả lụa là, gấm vóc, hạt cườm như một thằng người, như một cái giá áo không hơn (Ớ Pháp, đàn ông mà ăn mặc như vậy là rất "ngố" và vô văn hoá). Vả chăng, cách bình luận của người Pháp đốì với Khải Định cũng tự do, thoải mái hơn. Vì họ là dân của một nước dân chủ, vua chúa đối với họ chỉ là một thứ đồ cổ.

Qua cách nhìn và lời bình luận của người Pháp thì Khải Định chỉ đáng làm trò giả trí cho họ. Nhưng là trò giải trí không đáng giá nửa xu. Lời bình luận ấy nếu đặt vào miệng người Việt Nam yêu nước thì e sẽ biến thành lời thoá mạ, hằn học thiếu tự nhiên. Trong nghệ thuật, người ta gọi đó là thủ pháp "gợi" chứ không phải "tả". Tả thì cần nhiều chi tiết và thường trực tiếp hơn. Gợi thì chỉ cần một số chi tiết ít ỏi. Nhưng thông qua trí tưởng tượng và sự suy đoán của người đọc vẫn có thể hình dung được một Khải Định như nó vốn có trong thực tế chuyến "Tây du" năm 1922. Bằng cách này, tác giả đã mô tả được chân dung Khải Định một cách đầy đủ trong mọi trường hợp khác nhau (ở trường đua, hiệu cầm đồ, và lén lút ăn chơi bừa bãi) mà không cần phải cho hắn xuất hiện.

Xét về nghệ thuật viết truyện ngắn, tạo ra được những tình huống đặc sắc để làm nổi bật chủ đề và tính cách nhân vật là cực kỳ quan trọng. Tác giả tạo ra được tình huống "nhầm lẫn" nói trên là một thủ pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện "Vi hành". Nó góp phần quan trong làm cho câu chuyên trở nên trớ trêu, éo le, có kịch tính và do đó cũng hẫp dẫn hơn. Dùng hình thức viết thư cũng là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc đưa lại cho "vi hành" những hiệu quả thẩm mỹ độc đáo. Dùng cách viết thư, một thể văn hết sức tự do phóng túng và rất chủ quan, cứ phóng bút theo dòng cảm nghĩ chủ quan độc đoán của mình, Nguyễn Ái Quốc có thể đổi giọng, chuyển cảnh, liên hệ, so sánh một cách thoải mái tự nhiên, (chẳng hạn từ giọng trần thuật chuyện khách quan mắt thấy tai nghe trên tàu điện ngầm, đến giọng trữ tình khi nói về kỷ niệm thuở thiếu thời thân thiết với cô em họ; từ cảnh Pa-ri chuyển thẳng đến cảnh ở quê nhà; rồi liên hệ từ chuyện nọ sang chuyện kia; đối tượng này sang đối tượng khác như chuyện vua Thuấn bên Tàu đến chuyện vua Pi-e ở bên Tây; từ chỗ châm biếm Khải Định đến chỗ châm biếm bọn thực dân và mật thám Pháp đối với những người Việt Nam yêu nước).

Cùng với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Ái Quốc, nghệ thuật châm biếm đã góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn 'Vi hành". Đây xứng đáng là một kiệt tác của nền văn học nước nhà.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 11

Hồ Chí Minh không những là một vị lãnh tụ của nhân loại mà còn là một nhà thơ đầy bản lĩnh và lòng nhân ái. Chúng ta không thể không khâm phục Người khi đã để lại một khối lượng thơ văn khá đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn. Vi Hành là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Ái Quốc được trích trong tập truyện và kí viết bằng tiếng Pháp. Truyện được viết vào đầu năm 1923 nằm trong loạt tác phẩm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào tháng 6 năm 1922.

Truyện kể về chuyến xe điện ngầm đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi là người kể chuyện là một người An Nam nên tưởng đó là vua Khải Định và coi hắn như một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, với câu chuyện của các ông vua rồi liên hệ về cuộc vi hành mờ ám vì mục đích riêng của vua Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp của chính quyền thực dân. Tác phẩm đã châm biếm và đả kích sâu sắc chuyến vi hành này của tác giả. Đó chính là nội dung chủ yếu của cốt truyện Vi hành. Nghệ thuật châm biếm đả kích được thể hiện ngay từ đầu tác phẩm khi tác giả tạo tình huống gây nhầm lẫn. Đó là một đôi nam nữ Pháp trên tàu điện ngầm ở Pari tưởng tác giả hay chính là nhân vật tôi trong truyện là vua Khải Định. Đôi trai gái nhầm bác là vua Khải Định, tất cả người Pháp tưởng tất cả những người da vàng trên đất nước Pháp đều là vua Khải Định và một điều nực cười hơn nữa đó chính là mời vua Khải Định sang nhưng cũng không biết đâu là vua Khải Định nữa. Cái sự nhầm lẫn mà tác giả nói đến trong truyện cũng không thể nói là không có cơ sở của nó được khi mà họ khó mà phân biệt được những khuôn mặt khác nhau của chúng ta.

Vẫn cái nước da vàng, vẫn cái mũi tẹt, vẫn cái mắt xếch, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy thì để nhận diện một người nước Nam thật khó cho họ. Nhưng có điều cái sự nhầm lẫn của đôi trai gái ấy khiến cho Bác thấy thú vị khi được nghe câu chuyện của đôi trai gái ấy và câu chuyện nói đến vua Khải Định khiến cho hình tượng nhân vật Khải Định không trực tiếp xuất hiện nhưng cũng khiến cho người đọc thấy được chân dung con người hắn. Tình huống nhầm lẫn ở đây như muốn nói lên rằng: đấy là người Pháp họ nói và nghĩ về Khải Định đấy chứ! Nhưng hình thức viết thư cũng lại muốn khẳng định rằng họ đã nói đúng và “tôi” còn thấy tên vua kia tồi tệ hơn, đáng khinh hơn thế nữa. Ở đây ta thấy được tạo tình huống gây nhầm lẫn đó chính là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất của truyện.Tình huống tuyện như vật thật độc đáo đẩy câu chuyện lên mức hài hước giàu kịch tính và tạo được hiệu quả châm biếm đả kích sâu sắc. Không cần cho nhân vật Khải Định xuất hiện, tác giả chỉ ghi lại cuộc trò truyện của đôi nam nữ Pháp nhưng chân dung Khải Định hiện lên rất rõ nét: một ông vua bù nhìn, một kẻ lố bịch , một con rối, một kẻ rẻ tiền.

Bên cạnh đó, tác giả cũng châm biếm một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh thói tò mò, hiếu kì của thị dân Pa-ri. Nhìn bề ngoài, câu chữ có vẻ cười cợt nhẹ nhàng nhưng ẩn đằng sau nó là những đòn đả kích sâu cay mãnh liệt, là thái độ xem thường, khinh bỉ đối với kẻ thù “đúng lúc đó thì có một anh vua đến với chúng ta” hoặc “ thế em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả gần rưỡi ph-răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên…”, “hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối đang định kí gieo kèo thuê đấy…”. Những câu văn nói về sự lố bịch, nực cười của Khải Định, không chỉ nhằm mục đích vạch trần sự ngu dốt mông muội của hắn mà còn thể hiện sức khái quát sắc sảo trong nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc.

Dưới hình thức viết thư thì một lần nữa tính cách của Khải Định lại được khắc họa tô nét đó là một ông vua ăn chơi chác tán. Nhà văn mỉa mai châm biếm bản chất tính cách này của vị hoàng đế An Nam: ngoài vi hành phải chăng vì đã chán cuộc đời ông vua muốn nếm thử cuộc đời công tử bé, ngài để hết hành lí ở hiệu cầm đồ không mang theo tùy tùng để xuất hiện những nơi không lấy gì làm cao thượng. Bản chất làm tay sai bán nước của ông bù nhìn này được gợi qua những câu hỏi phán đoán suy luận: ngài vi hành phải chăng ngài muốn được xem người dân Pháp có uống nhiều rượu cồn và thuốc phiện như người dân An Nam dưới quyền cai trị của ngài.

Ngôn ngữ của tác phẩm mang ý nghĩa châm biếm sắc sảo, giọng mỉa mai châm biếm bất ngờ. Vi hành có đủ lợi điểm nhằm chế giễu phê phán tính chất bù nhìn của vua Khải Định. Mặt khác qua hình thức một bức thư riêng gửi cô em họ, tác giả đả kích tố cáo chính sách thuộc địa giả dối của Pháp chế độ ngu dân nặng nề, chế độ thuế khóa nặng nề và ngay cả kế mật thám ở ngay trên chính quốc

Nghệ thuật châm biếm đả kích trong Vi hành là sự kết hợp hài hòa hình thức trào phúng của văn học Châu Âu hiện đại với lối đùa vui thâm trầm hóm hỉnh kiểu Á Đông. Vi hành là truyện ngắn tiêu biểu cho hình thức viết truyện kí nhiều sáng tác của Bác nhiều sáng tạo lời ít ý nhiều giàu chất trí tuệ và nghệ thuật châm biếm sâu sắc.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 12

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là một nhà văn đa phong cách từ làm thơ đến viết truyện ký…các tác phẩm của Người vừa cổ điển vừa hiện đại dù ở mảng nghệ thuật nào Người đều để lại những thành tựu xuất sắc. Trong những tác phẩm được viết bằng chữ Pháp, truyện ngắn “ Vi hành” là một trong những sáng tác độc đáo nhằm châm biếm đả kích chuyến thăm Pháp của Khải Định vào những năm 20 của thế kỷ 20.

Câu chuyện bắt đầu khi một đôi trai gái người Pháp đã nhìn nhầm nhân vật tôi thành vua Khải Định và coi hắn như một thú vui rẻ tiền. Từ điều này, nhân vật tôi đã nhớ đến những chuyện vi hành của các ông vua ngày xưa rồi liên hệ với những hành vi mờ ám với nhiều mục đích riêng của vua Khải Định. Với giọng văn sâu cay, sắc sảo cùng nghệ thuật châm biếm đả kích sắc biến Vi hành đã lộ rõ bộ mặt thật của ông vua xấu xa bù nhìn đã làm nhục quốc thể.

Nghệ thuật châm biếm đả kích được Bác thể hiện ngay từ cái tên của tác phẩm “ Vi hành” với hàm ý giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay. Vi hành trước nay được hiểu là những cuộc đi kín đáo của bậc vua chúa ngày xưa muốn tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân. Họ mặc thường phục cải trang thành dân nghèo để hiểu hơn về cuộc sống của người dân để có được những chính sách cai trị tốt hơn. Nhưng ở đây Bác đã lồng cho “ Vi hành” một ý nghĩa hoàn toàn khác. Kẻ đang vi hành là không phải là một minh quân mà chỉ là một kẻ tay sai ngoại bang. Hành động của hắn lén lút, bất chính, cốt là để thỏa mãn những lạc thú cá nhân mà thôi.

Để câu chuyện trở nên hấp dẫn bác đã sử dụng tình huống nhầm lẫn của một đôi nam nữ trên tàu điện ngầm ở Pa – ri. Đôi nam nữ đã nhầm Bác là vua Khải Định, những người dân Pháp đều tưởng những người da vàng trên đất Pháp đều là vua Khải Định. Thật là nực cười thay khi mời vua một nước sang mà chẳng ai biết đây là ai. Đúng là thật khó cho người nước ngoài có thể phân biệt được người da vàng. Nhưng cái sự nhầm lẫn này đã khiến Bác thấy thú vị khi nghe cuộc đối thoại của họ, và cũng từ câu chuyện này nhân vật vua Khải Định đã được hiện ra dưới mắt độc giả với những nét thật tức cười: “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh”, “cả cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”.

Sự xuất hiện của Khải Định thật là mạt hạng “ một anh vua đến”, thậm chí họ còn so sánh sự xuất hiện của Khải Định như một trò đấu xảo “một cách rất khôi hài”, “phải trả những nghìn rưởi phơ-răng để xem”, “hôm nay thì chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh?”

Mục đích của Bác khi tạo nên tình huống nhầm lẫn này chính là để nói lên ý nghĩ: Đấy, nhân dân Pháp họ nghĩ, nói về ông vua nước Nam như vậy đấy. Kết hợp với đó là hình thức chuyện dưới dạng một bức thư đã giúp thể hiện rằng chuyện họ đang nói là đúng thậm trí nhân vật “ tôi” còn thấy tên vua này đáng khinh hơn thế. Và sự nhầm lần này cũng là nghệ thuật trào phúng cơ bản xuyên suốt câu chuyện.

Để tác phẩm đạt hiệu quả châm biếm cao nhất, Nguyễn Ái Quốc đã xen kẽ những cuộc đối thoại của đôi nam nữ với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Ngòi bút của tác giả đã tung hùng từ chuyện vua Thuấn nước Tàu đến vủa Pi-e nước Nga đi vi hành người thì cải trang thành dân cày, người thì đi làm thợ… tạo nên những nét tưởng phản để vạch rõ bộ mặt đê tiện của tên vua bù nhìn nước Nam. Phải chăng Khải Định vi hành là ngài “Phải chǎng là ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là A-lếch-xǎng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu, và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài, hay không?”

`Lối viết hóm hỉnh nhẹ nhàng những nhiều ý nghĩa, Bác đã bóng gió xa gần đả kích chính quyền Pháp miếng thì nói khai hóa Đông Dương nhưng thực chất là kìm kẹp, áp bức “tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá, thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp.” “Chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt! Đó là những người phục vụ thầm kín, rụt rè, vô tư và hết sức tận tụy.”

Chất hài hước của truyện vừa mang tính sôi nổi phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Vẻ đẹp của hai nền văn hóa Đông – Tây đã được kết tinh và thể hiện một cách vô cùng độc trong truyện ngắn “ Vi Hành”. Truyện cũng là một minh chứng hùng hồn cho tính chiến đấu sắc bén của ngòi bút nghệ thuật đầy sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 13

Nguyễn Ái Quốc là bí danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời kì hoạt động cách mạng bí mật tại Pa-ri trong những năm hai mươi của thế kỉ XX. Do nắm vững tác dụng và ảnh hưởng sâu rộng của văn chương nên Bác đã sử dụng văn chương làm phương tiện tuyên truyền cách mạng là vũ khí sắc bén chống lại kẻ thù của dân tộc. Vi hành là một trong những truyện ngắn hay nhất của Nguyễn Ái Quốc được sáng tác giữa năm 1922, vào dịp vua Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin chính quyền Pháp cho sang tham dự cuộc đấu xảo tổ chức ở thành phố Mác-xây. Cuộc đấu xảo này có mục đích là lừa bịp dân chúng Pháp về cái gọi là “thành quả khai hóa”các nước thuộc địa của thực dân Pháp.

 

Viết, truyện ngắn này, Nguyễn Ái Quốc nhằm bóc trần bản chất xấu xa của tên vua bù nhìn Khải Định đã có những hành động làm nhục tới quốc thể; đồng thời kín đáo tố cáo âm mưu thâm độc của chính quyền thực dân trước công luận. Điều thú vị là tác giả viết truyện này bằng tiếng Pháp, ngay tại Pa-ri và cố tình để cho người Pháp đọc. Vì thế mà ý nghĩa tố cáo của truyện tăng lên gấp nhiều lần.

Nội dung châm biếm, đả kích nằm ngay trong tên gọi của truyện. Vi hành nghĩa gốc là tên gọi các cuộc đi bí mật vào dân gian của các bậc vua chúa ngày xưa nhằm mục đích tai nghe mắt thấy hiện thực của đời sống dân chúng, để từ đó có sự điều chỉnh trong chính sách cai trị cho thích hợp. Nhưng ở truyện này, tác giả đã lồng cho Vi hành một ý nghĩa hoàn toàn ngược lại là ám chỉ các cuộc chơi bởi lén lút cốt thỏa mãn những dục vọng cá nhân ích kí của vua Khải Định trên đất Pháp.Nội dung châm biếm, đả kích ẩn chứa trong tình huống đặc biệt và trong chân dung nhân vật chính của truyện.

Tác giả đã khéo léo sáng tạo ra một tình huống vừa trớ trêu vừa buồn cười, tất nhiên là hoàn toàn hư cấu nhưng lại y như thật và hơn cả thật. Toàn bộ câu chuyện là xâu chuỗi của sự nhầm lẫn ngày càng tăng : Đôi trai gái người Pháp trên tàu điện ngầm nhìn nhầm một người đàn ông da vàng mũi tẹt ngồi gần (nhân vật tôi – người kể chuyện) là vua An Nam. Dân chúng Pháp coi tất cả những người da vàng mũi tẹt trên đất Pháp đều là vua An Nam. Nực cười hơn nữa là đến cả chính quyền của “nước mẹ Đại Pháp” cũng rối tinh rối mù, chẳng phân biệt nổi đâu là vua Khải Định, đâu là kẻ cần theo dõi (Nguyễn Ái Quốc). Vì thế nên Nguyễn Ái Quốc đi đâu cũng có người bí mật tháp tùng cẩn thận (bị mật thám theo dõi sít sao),. Tác giả cố tình “bịa” ra tình huống ấy là để khẳng định nguyên nhân của nó chính là các cuộc vi hành lung tung, lộn xộn của vua Khải Đình.

Xét cho cùng thỉ tình huống này vẫn có khả năng xảy ra, dù là hiếm, bởi vì đối với người phương Tây thì bất cứ người phương Đông nào cũng mũi tẹt, da vàng, mắt xếch… Thật khó phân biệt nét riêng của người nọ với người kia. Tác giả đã khai thác triệt để điều này theo hướng châm biếm, giễu cợt nhân vật cụ thể là tên vua Khải Định bù nhìn, tay sai.

Do nhầm lẫn nên đôi trai gái nọ đã bình luận về “vua An Nam” bằng lời lẽ hoàn toàn tự nhiên và hài hước. Theo cảm nhận của họ thì tên vua này chỉ là thứ trò giải trí rẻ tiền, thậm chí không mất tiền. Điều đó cho thấy thái độ của dân chúng Pháp đối với Khải Định là coi thường và khinh bỉ.

Để đạt được hiệu quả châm biếm cao nhất, tác giả đã chọn cho truyện hình thức là một bức thư, mà lại là bức thư của người anh gửi cho cô em họ. Thư từ có tính chất cá nhân nên rất tự do, phóng túng, không theo một quy định nào, người viết tha hồ thay đổi nội dung, giọng điệu. Tác giả đã xen kẽ những đoạn đối thoại của đôi trai gái Pháp trên tàu điện với những đoạn kể chuyện cho cô em họ nghe. Nhân vật cô em họ cũng là sản phẩm của hư cấu, là phương tiện để Nguyễn Ái Quốc tố cáo bản chất xấu xa của tên vua Khải Định. Hắn đã răm rắp thực hiện chủ trương thâm độc của thực dân Pháp là đầu độc dân ta bằng rượu cồn và thuốc phiện.

Nghệ thuật kể chuyện của tác giả rất hấp dẫn bởi sự thay đổi giọng điệu vô cùng linh hoạt: lúc thì trần thuật khách quan, lúc thi tâm sự thân mật, lúc hài hước, giễu cợt… Bối cảnh trong truyện cũng thay đổi liên tục, đan xen giữa thực tại với quá khứ, mẩu chuyện này đặt bên cạnh mẩu chuyện kia. Đang chuyện xảy ra ở tàu điện ngầm Pa-ri lại nhảy sang chuyện nhớ về thời thơ ấu ở quê nhà, nhân vật người anh thích được ngồi trên đầu gối ông bác để nghe truyện cổ… Chuyện vi hành của vua Nghiêu, vua Thuấn nước Tàu thời cổ đại; chuyện vi hành của Pi-e Đại đế nước Nga…; chuyện mình bị chính quyền Pháp nhầm là “vua An Nam” nên đi đâu cũng cho người bí mật đi theo “bảo vệ”… để rổi quay trở lại với đề tài là các cuộc vi hành của vua Khải Định đến những chốn ăn chơi nổi tiếng trên đất Pháp. Chủ ý của tác giả là đánh vào đối tượng bằng nhiều chiến thuật, nhiều đòn phép khác nhau, cái này bổ sung cho có cái kia nhằm tăng cường tối đa hiệu quả châm biếm, đả kích, cỏ thể nói là tác giả đã thành công khi khắc họa chân dung tên vua bất tài vô dụng, ăn chơi xa xỉ… làm nhục tới quốc thể.

Vi hành là một truyện ngắn có tính thời sự và tính chiến đấu cao nhưng nội dung của nó lại được tác giả thể hiện bằng một hình thức nghệ thuật hấp dẫn, cuốn hút người đọc. Nghệ thuật hài hước trong truyện ngắn này vừa mang tính sôi nổi, mạnh mẽ của phương Tây, vừa mang tính thâm trầm, sâu sắc của phương Đông. Truyện ngắn Vi hành là sản phẩm của tình thần yêu nước, căm thù giặc của Nguyễn Ái Quốc; đồng thời cũng thể hiện sức tung hoành đầy sáng tạo của một ngòi bút tài hoa.

Phân tích nghệ thuật châm biếm đả kích trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc – Mẫu 14

Văn học Việt Nam đầu những năm 20 của thế kỷ trước vẫn còn trong “những bước chuyển mình”. Thế mà ở bên phía trời tây, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời một tác phẩm bằng pháp và theo lối văn xuôi châu Âu hiện đại. Tác phẩm đó chính là truyện ngắn Vi hành. Vi hành ra đời là một điểm nhấn quan trọng cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật của Nguyễn Ai Quốc. Nó hấp dẫn người đọc bằng lối tư duy nghệ thuật trào phúng sắc sảo, thâm thúy và rất giàu trí tuệ.

Giữa năm 1922, vua bù nhìn Khải Định được mời sang Pháp dự đấu xảo thuộc địa nhưng thực chất đó là một chuyến đi nhục nhã nhằm tán dương công khai hóa văn minh của nước mẹ Đại Pháp. Hành động ấy chỉ có thể qua được mắt của những người dân Pháp ham vui chứ không thể che được mắt của những người cách mạng. Không chấp nhận .nhìn cả dân tộc chịu nhục nhã dưới sự đầu hàng của một cá nhân, Bác đã viết Vi Hành để vạch rõ bộ mặt xấu xa của Khải Định và bọn quan thầy. Nhờ sự thành công đặc biệt của nghệ thuật trào phúng, mũi tên đả kích châm biếm của tác phẩm đã nhằm trúng những đối tượng nêu trên.

 

Cốt truyện Vi hành dựa trên khá nhiều những tình huống “ngẫu nhiên cố ý”. Nhưng trước hết ta hãy bàn về hình thức ngôn ngữ và tiêu đề truyện. Lựa chọn tiếng Pháp để hướng tới công chúng Pháp là một sự cân nhắc kỹ càng của Bác bởi thức tỉnh được công chúng Pháp cũng là làm tăng sức mạnh cho cách mạng Việt Nam. Dân chúng Pháp lúc ấy mơ hồ về chính trị, ảo tưởng về chính phủ và gần như chẳng quan tâm đến những gì mà chính phủ họ đang làm ở các nước thuộc địa. Tuy viết bằng tiếng Pháp nhưng Vi hành là một cái nhan đề bằng Hán văn. Vi hành vốn là một từ mang nghĩa tốt. Ngày xưa, các vị hoàng đế giàu nhân đức thường chuộng việc đi vào dân gian để nghe lời kêu than của dân tình mà từ đó điều chính sự cai trị của mình. Những chuyến đi kín đáo đầy tình thương yêu như thế được gọi là những cuộc “vi hành”. Sau này vi hành phát sinh thêm nghĩa cho những chuyến đi lén lút và mờ ám. Dùng một từ vốn thường được dùng theo nghĩa tốt để chỉ chuyên đi xấu xa nhục nhã hàm ý châm biếm đả kích của Nguyễn Ái Quốc đã được thể hiện ở ngay nhan đề truyện. Bên cạnh đó, chính cái nhan đề kia đã đánh trúng vào trí tò mò của dân Pháp Câu chuyện được cuốn hút ngay từ khi vừa tiếp xúc.

Truyện mở đầu bằng tình huống đôi trai gái Pháp cứ một mực nhận người dẫn truyện là Khải Định. Tình huống khá dễ xảy ra vì sự nhầm lẫn là hoàn toàn có thể Thế là từ đó, Nguyền Ái Quốc cứ tha hồ phóng bút để vẽ, để suy nghĩ, để phẩm bình về ông vua quý mà không hề lo người đời đánh giá rằng: đó chỉ là những nhận định có tính chất chủ quan, là những lời nói xấu của một nhà cách mạng đối với vị vua của mình. Bởi trên thực tế: chính người dân pháp đang phẩm bình đấy chứ! Sự lựa chọn khéo léo và sáng tạo khiến cho chân dung của Khải Định cứ thế được vẽ ra sinh động và đầy biếm họa mà chẳng cần vị vua kia phải xuất hiện ngay trước mắt để “làm mẫu” chút nào. Cô gái nói: “Em thì em đã thấy hắn ở trường đua, trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn cơ, có cả cái chụp đền chụp lên cái đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn”. Thoáng nhìn thì vị vua của chúng ta thật là giàu có. Nhưng nhìn kỹ thì ôi thôi! Đường đường là một vị hoàng đế sống giữa châu Âu hiện đại mà ăn mặc lại kỳ dị, xa xăm, mông muội quá. Lại nữa, người đọc chắc chắn sẽ lại băn khoăn bởi không hiểu tại sao, là một hoàng thượng mà Khải Định lại nhút nhát lúng túng thế kia? Người con trai tiếp những nét vẽ để hoàn thiện cái hình hài yếu ớt của ông vua An Nam (đúng như ngoài thực tế): “vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy, vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy à?”.

Nhưng tất cả những cái đó mới hài hước mà chưa thảm hại. Sự thảm hại cho đến khi người Pháp “đặt giá” cho Khải Định. Thương hại thay! một ông vua chỉ như là một gã công tử, ăn chơi tiêu xài bừa bãi; một ông vua mà rẻ hơn một trò du hí (không bằng xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên hay trò leo trèo nhào lộn của Sư thánh xứ Công-gô). Xem Khải Đinh nhạt phèo, chẳng thể nào sánh được với những trò hề của Sac-lô. Vậy là trong mắt người dân Pháp, Khải Định hoàn toàn vô tích sự. Mà vua của một nước như thế thì liệu có đủ tư cách để đại diện cho quần chúng hay không? Hay đó chỉ là một con bài lừa bịp của chính phủ mà thôi. Chắc rằng chỉ cần đọc đến đoạn này, hắn một người Pháp biết suy nghĩ sẽ không khỏi băn khoăn.

Vậy là chỉ từ một tình huống tưởng chừng rất giản đơn, mũi tên trào phúng đã một lần trúng đích. Nhưng giá trị của nghệ thuật trào phúng không chỉ nằm ở tình huống truyện hay nói chính xác hơn, hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm nảy sinh từ hình thức truyện: một lá thư. Ngay dưới nhan đề tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc viết: “Trích những bức thư gửi cô em họ, do tác giả tự dịch từ tiếng An Nam”. Một lời chú thích đầy trí tuệ! Đó không chỉ là một lời hiệu đích đơn thuần về hình thức thể hiện nghệ thuật của tác phẩm này. Nó hướng tới nhiều điều khác sâu sắc hơn. Lời chú thích đã vô hình chung đẩy câu chuyện của tác giả về phía riêng tư. Và người đọc lại càng tin tưởng hơn. khi đó là một câu chuyện trong rất nhiều câu chuyện khác tác giả tự dịch sang tiếng Pháp từ tiếng An Nam. Mà việc công bố lên báo chí những chuyện bí mật riêng tư ở phương Tây thì chẳng có gì là lạ cả, thế là người viết cứ thế thả sức tư duy, còn người đọc được một phen nhấm nháp để nhận ra cái bản chất của bao nhiêu đối tượng. Và hiệu quả cuối cùng là tất cả những điều kia dù là sự thực đến mười mươi nhưng người viết xem ra chẳng phải can hệ điều gì.

Dựng truyện trên cơ sở một bức thư tất nhiên ngòi bút chẳng hề bị kiềm tỏa chút nào. Bởi văn phong của thư bao giờ cũng tự do phóng túng. Thế là đang từ bến xe điện ngầm. Bác đưa người đọc về tận An Nam, trở lại lúc tác giả và cò em họ còn thơ bé. Họ nhớ lại câu chuyện ngày xưa ông Bác kể về những bậc tiền nhân đã từng có những chuyến vi hành vĩ đại. Câu chuyện chẳng cần nhằm vào đau mà vô hình lại trở thành tấm gương soi tỏ tất cả cái bản chất đón hèn của vua Khải Đinh. Còn nữa. chính sự năng động của lối viết thư, mà Vị hành đã không bị nhàm trong một giọng kể đều đều. Các cặp đối thoại, những lời bình giả., tạo ra tính đa giọng điệu cho tác phẩm. Khi giọng kể đơn thuần, khi lại chuyển sang giọng trữ tình đằm thắm. Khi thì giọng mỉa mai châm biếm, khi thi giọng lại nghiêm trang. Chính, sự đa giọng điệu này đã giúp Nguyễn Ái Quốc mạnh tay liên hệ tạt ngang để vạch trần bộ mặt của nhiều đối tượng: Chính phủ Pháp thì hài hước, nực cười khi đứng ra “mở tiệc” mà lại chẳng biết mặt ai (cũng là thể hiện thái độ coi thường). Lũ mật thám thì nhăng nhít chẳng khác gì một lũ ruồi. Ngay cả đám công chúng Pháp cũng không nằm ngoài ngòi bút châm biếm của nhà văn. Họ vẫn tồn tại đấy nhưng hoàn toàn mê muội. Với họ, chính trị, tội ác chẳng đáng quan tâm mà điều quan trọng là: ỏ đâu đang diễn ra những trò du hí!

Như vậy, xét trên tổng thể, tác phẩm là những lời châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thúy, sâu cay được xây dựng trên cái nền cửa một tư duy nghệ thuật sắc sảo, tính trào phúng của tác phẩm này thật đa dạng và nhiều vẻ. Cùng lúc, nó hướng tới nhiều đối tượng với những mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng thật lạ khi không đối tượng châm biến nào giấu nổi cái bản chất của mình.

 

Tài liệu có 45 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0
Tải xuống