Top 50 bài Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 9 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm

Cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Khoa Điềm

Nguyễn Khoa Điềm được sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước và hiếu học thế nên những áng thơ của ông đều hướng về tình yêu quê hương, đất nước. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Vì ông là người trực tiếp tham gia trong trận chiến với đế quốc Mỹ thế nên thơ của ông rất chân thật và giàu tính chiêm nghiệm, đặc biệt là cảm xúc vô cùng sâu lắng mang đậm màu sắc trữ tình. Là một người có ý thức và trách nhiệm với đất nước, thế nên những câu thơ ông sáng tác thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người công dân, người lính với đất nước.

Hãy cùng tìm hiểu Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm chi tiết, đầy đủ trong bài viết dưới đây.

Tóm tắt lý lịch Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15-3-1943 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Song Ngư, cầm tinh con (giáp) dê (Quý Mùi 1943). Nguyễn Khoa Điềm xếp hạng nổi tiếng thứ 44773 trên thế giới và thứ 192 trong danh sách Nhà thơ nổi tiếng. Tổng dân số của Việt Nam năm 1943 vào khoảng 22,612 triệu người.

Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn có tên khác là Nguyễn Hải Dương. Ông là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1975.

Thơ của Nguyễn Khoa Điềm lấy chất liệu từ văn học Việt Nam và cảm hứng từ quê hương, con người, và tình thần chiến đấu của người chiến sĩ Việt Nam yêu nước... Trong kháng chiến chống Mỹ, tho của Nguyễn Khoa Điềm thể hiện rõ được con người Việt Nam và bản chất anh hùng bất khuất của chiến sĩ Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm: Đất ngoại ô, Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, trường ca Mặt đường khát vọng,…

Tác phẩm được xem là thành công nhất của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, đó chính là bài thơ "Đất nước". Bài thơ ra đời trên chiến trường Bình Trị Thiên vào mùa đông năm 1971. Với việc kết hợp tinh tế giữa ca dao và dân ca vào trong thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện được cảm nhận mới lại của tác giả đối với đất nước. Bài thơ này đã được đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy cho học sinh.

Thành tích:

·        Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ "Ngôi nhà có ngọn lửa ấm".

·        Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô (giải B) với tập thơ "Cõi lặng" - năm 2010.

Những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khoa Điềm

·        Người con gái chằm nón bài thơ

·        Nơi Bác từng qua

·        Nỗi nhớ

·        Tháng chạp ở Hồng Trường

·        Thưa mẹ con đi

·        Tiễn bạn cuối mùa đông

·        Tình Ca

·        Tôi lại đi đường này

·        Trên núi sông

·        Từ những gì các anh trao?

·        Tuổi trẻ không yên

·        Vỗ Hờn

·        Xanh xanh bóng núi

·        Giặc Mỹ

·        Gửi anh Tường

·        Hình dung về Chê Ghêvara

·        Hồi kết cuộc

·        Khoảng trời yêu dấu

·        Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

·        Lau

·        Lời chào

·        Báo động

·        Bếp lửa rừng

·        Bước chân - Ngọn đèn

·        Cái nền căm hờn

·        Cát trắng Phú Vang

·        Chiều Hương Giang

·        Con chim thời gian

·        Con gà đất, cây kèn và khẩu súng

·        Đất ngoại ô (1973)

·        Mặt đường khát vọng (1974)

·        Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986)

·        Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990)

·        Cửa thép (1972)

·        Đất và khát vọng

·        Trường ca

·        Đất nước

·        Màu xanh lên đường

·        Mùa Xuân ở A Đời

·        Ngày vui

·        Nghĩ về một nhãn hiệu

·        Xuống đường

Nguyễn Khoa Điềm thời trẻ

Thuở nhỏ, ông được đi học ở trường làng. Năm 1955 ông ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội.

Ông từng hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên tại miền nam, tham gia quân đội, xây dựng cơ sở của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, viết báo, làm thơ...

Ông từng bị giam tại nhà lao Thừa Phủ, đến năm 1968 thì được thả tự do.

Sau 1975, ông tham gia công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản; Chủ tịch Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên - Huế.

Cuộc sống gia đình Nguyễn Khoa Điềm

Ông sinh ra trong một gia đình danh giá có truyền thống yêu nước và hiếu học. Cha ông là Nguyễn Khoa Đăng, một ông quan nội giám có tài yên dân, được dân gian truyền tụng .Cụ nội Nguyễn Khoa Điềm từng làm chức quan bố chánh. Ông nội ông là một nhà nho có tinh thần yêu nước, từng được bầu vào Viện dân biểu Trung kì do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Viện trưởng. Bà nội là cháu nội vua Minh Mạng.

Video Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm

Video Giới thiệu về Nguyễn Khoa Điềm

Phân tích bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm

Viết về bà mẹ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ. bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm, là một bài thơ độc đáo và rất hay. Nó đã được phổ nhạc thành ca khúc từng làm rung động hàng triệu trái tim.

Bà mẹ dược nói đến là bà mẹ người Tà-ôi có một tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói, thương bộ đội, thương đất nước. Bài thơ có ba khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị - Thiên. Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thiết:

"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng 

Có lúc như vỗ về yêu thương,

Tình mẹ hay tấm lòng của nhà thơ

"Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi”

1. Khúc ca thứ nhất là tiếng ru khi mẹ địu con giã gạo:

"Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội

Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

Lưng đưa nôi và tim hát thành lời".

tiếng ru con “nghiêng” theo nhịp chày làm cho giấc ngủ em cu  Tai cũng "nghiêng" theo. Con như đang chia sẻ sự vất vả của mẹ. Má em cũng "nóng hổi" vì bao mồ hôi mẹ tuôn rơi. Hàng loạt hình ảnh hoán dụ (mổ hôi, má,  vai, lưng, tim) được sử dụng rất"đắt" để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo. Làm mẹ là chiếc nôi để con lớn lên. Tim mẹ dạt đào tình mẫu tử, đã "hát thành lời". Hạt gạo hậu phương là "hạt vàng làng ta" hạt gạo của mẹ nặng tình nặng nghĩa, rất đáng tự hào:

"Mẹ thương  akay , mẹ thương bộ đội"

2.Khúc ca thứ hai là tiếng ru khi mẹ tỉa bắp trên núi Ka-lưi. Người mẹ cần cù và đảm đang vừa địu con, vừa làm rẫy. So sánh "lưng núi" với "lưng mẹ" nhằm khẳng định đức tính kiên nhẫn, chịu đựng gian khổ của người mẹ nghèo:

                                  "Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka - Lưi

                                   Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ".

"Mặt trời” trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là một hình ảnh ẩn dụ nói lên tình thương, niềm tự hào của mẹ đối với cu Tai, vì em là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mẹ:

"Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”

Mẹ nhân hậu. lòng mẹ bao la mang nặng tình nhà nghía xóm:

"Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói".

Thời kháng chiến "hạt gạo cắn đôi, hạt muối chia đều” là thế.

3.Khúc ca thứ ba,nhịp điệu vang lên dồn dập. Đó là lúc “ thằng Mĩ đuổi ta phải rời con suối”, dồn đồng bào Tà ôi  vào chỗ chết, mẹ dịu con khi đang "chuyển lán" và "đạp rừng ”Cả gia đình mẹ cùng ra trận, mang tầm vóc anh hùng:

"Anh trai cầm sung, chị gái cầm chông

Mẹ địu em đi để giành trận cuối

Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường

Từ trong đói khổ em vào Trường ".

Khúc ca thứ ba là khúc ca chiến đấu. "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" là truyền thống anh hùng của người phụ nữ Việt Nam. Ở đây, người mẹ địu con ra trận, đi tiếp tế, đi tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:

"Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước".

4.Trong hài thơ, Nguyễn Khoa Điềm ba lần nói lên giấc mơ đẹp của con thơ

" - Con mơ cha mẹ hạt gạo trắng ngần.

-  Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều"

Mai sau con lớn phát mười Ka - lưi

-  Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ

-  Mai sau con lớn làm người Tự do.. "

Đó là giấc mơ tình thương, giấc mơ về ấm no, hạnh phúc, giấc mơ chiến thắng.

Bài thơ 'Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" xứng đáng là bài ca lòng mẹ Việt Nam. Mọi đứa con chỉ có thể lớn lên bằng dòng sữa, bằng lời ru. tình thương của mẹ. Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là tượng đài tráng lệ về bà mẹ Việt Nam "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nó nhắc nhớ mỗi chúng ta ghi sâu trong lòng tình cảm kính yêu và biết ơn người mẹ hiền của mỗi chúng ta, tự hào về bà mẹ Việt Nam.

 

 

Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Văn mẫu
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.2 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
655 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
732 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
593 1 0
Tải xuống