Top 50 bài Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay nhất

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay, chọn lọc giúp học sinh lớp 11 viết các bài văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Văn mẫu: Vĩnh biệt cửu trùng đài (Nguyễn Huy Tưởng)

Dàn ý phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

I. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và tác phẩm Vũ Như Tô: Một tác giả có đóng góp to lớn trên lĩnh vực kịch. Vở kịch Vũ Như Tô là một tác phẩm gây được tiếng vang bởi vấn đề mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống là một vấn đề mới mẻ

- Giới thiệu nhân vật Vũ Như Tô: Đây là hình tượng nhân vật trung tâm trong vở kịch để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng độc giả

II. Thân bài:

1. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài

- Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài:

+ Ông là người “ngàn năm chưa dễ có một”

+ Tài năng của ông được thể hiện: “chỉ vẩy bút là chim hoa đã hiện lên”, “sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”

Ông là hiện thân cho sự say mê và sáng tạo cái đẹp, tài năng của ông được mọi người công nhận, Đan Thiềm vì tài năng mà ngưỡng mộ ông

2. Là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, hoài bão lớn, có lí tưởng nghệ thuật cao cả

+ Ban đầu, dù Lê Tương Dực dọa giết, Vũ như Tô vẫn kiên quyết từ chối xây Cửu trùng đài.

+ Mong muốn và hòa bão của ông chính là xây dựng cho đất nước một tòa lâu đài vĩ đại và bền vững: “bền như trăng sao” để “dân ta nghìn thu còn hãnh diện”

khát khao cống hiến tài năng cho đất nước

+ Khi đã xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô dồn hết tâm sức: “để ta xây một Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở, vài năm nữa Cửu Trùng Đài hoàn thành, cao cả huy hoàng”

- Lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô cao cả đến mức, bản thân ông còn tự thấy đời ông “không quý bằng Cửu Trùng Đài” Vũ Như Tô đặt đặt lí tưởng, hoài bão của mình lên trên hết

-Vũ Như Tô là người không hám lợi:

+ Khi được vua ban thưởng lụa là, vàng bạc ông đã đem chia hết cho thợ

3. Vũ Như Tô với bi kịch giữa nghệ thuật và đời sống

- Vì quá đam mê và chạy theo lí tưởng nghệ thuật của mình, Vũ Như Tô quên mất rằng chính việc xây Cửu Trùng Đài đã cướp đi mồ hôi, nước mắt và tính mạng của bao nhiêu người

- Lí tưởng, ước mơ xây một tòa đài cao cả, nguy nga, tráng lệ lại cao siêu, thuần tuý hoàn toàn thoát li khỏi hoàn cảnh lịch sử xã hội của đất nước, xa rời đời sống nhân dân

Tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng của ông: xây Cửu trùng đài là đúng hay sai? là có công hay có tội?

Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn cả những làm lạc trong suy nghĩ và hành động.

Sự thức tỉnh của ông chỉ diễn ra vào phút cuối khi mà ông và Đan Thiềm bị bắt, Cửu Trùng Đài bị đập phá

III. Kết bài:

- Khẳng định nghệ thuật xây dựng nhân vật Vũ Như Tô

- Trình bày cảm nhận bản thân về hình tượng nhân vật

Video phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Video phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 1

Nguyễn Huy Tưởng được biết đến chính là nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch nổi tiếng có thiên hướng về các đề tài lịch sử. Thông qua những đề tài này ông đóng góp những quan điểm, tư tưởng mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời. Trong các tác phẩm kịch của ông nổi bật nhất là Vũ Như Tô. Tác phẩm đã khắc họa bi kịch người nghệ sĩ tài ba song sinh nhầm thời và nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nội dung đó đã được phản ánh chân thực và đầy đủ nhất qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Tác giả đã xây dựng nhân vật Vũ Như Tô là người có đam mê với cái đẹp, một kiến trúc sư giỏi, có tài “tranh tinh xảo với hóa công”. Ông đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc tuyệt mỹ có tiếng đến vua quan và bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài - nơi để vui chơi, hưởng lạc với cung nữ. Vốn là con người chín chắn, gắn bó với nhân dân dù bị ép buộc, dọa giết nhưng ông quyết không đem tài năng cống hiến cho hôn quân. Sau khi được cung nữ Đan Thiềm - con người ham mê cái đẹp của nghệ thuật thuyết phục lợi dụng tiền của và quyền lực vua chúa để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại cho dân ta “nghìn thu còn hãnh diện” nên ông mới đồng ý làm nên Cửu Trùng Đài.

Bản thân ông lại sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Xây dựng Cửu Trùng Đài ông vấp phải mâu thuẫn với nhân dân. Để xây dựng được nó cần tiêu tốn biết bao của cải, mà của cải ấy không ở đâu khác chính là Lê Tương Dực vơ vét của nhân dân bằng những thứ thuế má nặng nề, vô lí. Đời sống nhân dân cực khổ, họ bị đẩy vào bước đường cùng. Cửu Trùng Đài cao lên bao nhiêu thì máu xương, mồ hôi của nhân dân phải đổ xuống bấy nhiều, bởi vậy mâu thuẫn, sự căm hận ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đặc biệt, Vũ Như Tô vì mục đích hoàn thiện Cửu Trùng Đài mà không ngần ngại hạ lệnh phạt hoặc giết chết những kẻ bỏ trốn để tăng cường kỉ luật làm việc trên công trường. Dần dần Vũ Như Tô biến thành một kẻ ác, là thủ phạm gây nên cuộc sống đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

Nếu như Vũ Như Tô là người có cái tâm một chút thì sẽ không gây nên thảm họa cuộc đời của ông về sau bởi đúng như Nguyễn Du đã từng nói:

“Thiên căn tại ở lòng người
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Tội nhân vì thực thi mệnh lệnh của hôn quân dù cho đó là lợi dụng để điểm tô cho dân tộc, nạn nhân vì lí tưởng hóa mong muốn của bản thân và mâu thuẫn giữa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống. Bi kịch của Vũ Như Tô minh chứng cho quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đáng trân trọng và tôn thờ hơn rất nhiều lần nghệ thuật vị nghệ thuật.

Có thể khẳng định rằng kết cục thất bại thảm hại của Vũ Như Tô, sự tan vỡ của Cửu Trùng Đài là tất yếu, bởi Cửu Trùng Đài là một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ nhưng không tuyệt thiện nó là bông hoa ác cho nên nó bị hủy diệt, còn Vũ Như Tô từ đầu chí cuối ông chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp, của nghệ thuật thuần túy, mà không hề đứng trên lập trường của nhân dân. Ông là một người có tài năng nghệ thuật chứ không phải là một hiền tài. Nhưng việc đưa Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ thiên tài ra pháp trường có thỏa đáng không và đốt phá Cửu Trùng Đài với tư cách là trốn để ăn chơi là hoàn toàn thỏa đáng nhưng đốt Cửu Trùng Đài với tư cách là một công trình nghệ thuật vĩ đại - vinh danh tên tuổi của dân tộc mình có thỏa đáng không. Chính Vũ Như Tô cũng không trả lời câu hỏi này như thế nào. Vũ Như Tô chưa hiểu tội của mình là gì? Trong những hồi kịch đầu tiên thì Vũ Như Tô luôn luôn đặt ra câu hỏi khẳng định: “Tôi không làm gì nên tội” nhưng đến cuối hồi kịch Vũ Như Tô chuyển từ câu hỏi đấy sang câu nghi ngờ “Ta tội gì”... Đồng thời, qua bi kịch của Vũ Như Tô cũng thức tỉnh ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, đó phải là nghệ thuật vị nhân sinh.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện, đó là ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cuối của vở kịch Vũ Như Tô, tác giả đã dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó. Đặc biệt là việc khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng qua nhịp điệu lời nói - hành động bằng ngôn ngữ tổng hợp (miêu tả, kể, bộc lộ...) mang tính hành động cao, đã thể hiện thành công nhân vật trung tâm Vũ Như Tô của vở kịch lịch sử cùng tên.

Top 50 bài Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Lưu Quang Vũ hay nhất (ảnh 1)

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 2

Nguyễn Huy Tưởng nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch có thiên hướng về các đề tài lịch sử. Thông qua những đề tài này ông đóng góp những quan điểm, tư tưởng mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời. Trong các tác phẩm kịch của ông nổi bật nhất là Vũ Như Tô. Tác phẩm đã khắc họa bi kịch người nghệ sĩ tài ba song sinh nhầm thời và nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nội dung đó đã được phản ánh chân thực và đầy đủ nhất qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

một”. Tài năng của ông có thể “sai khiến gạch đá như tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Tài năng của ông là sự trác tuyệt, siêu phàm. Tài năng ấy một lần nữa được thể hiện qua lời Đan Thiềm trong đoạn trích: “Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa” và bà khuyên Vũ Như Tô hãy trốn đi để không phí “tài trời” ban cho ông.

Không chỉ vậy, ông còn là một trí thức tài năng và có bản lĩnh cứng cỏi, trước lời đề nghị của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài ông đã thẳng thắn từ chối, dù tên hôn quân dọa giết nhưng ông không hề sợ hãi. Ông không muốn dùng tài năng của mình để xây dựng nơi cho tên vui độc ác ăn chơi hưởng lạc.

Nhưng ông còn là người đam mê nghệ thuật và khao khát tạo dựng cái đẹp tô sắc cho đời. Trước những lời khuyên của người cung nữ Đan Thiềm, Vũ Như Tô đã đem hết tài năng của mình để xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của ông thật đẹp đẽ, đáng trân trọng, ông đem hết tài năng của bản thân để xây dựng một lâu đài tráng lệ, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” “bền như trăng sao” để tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước và là món quà để lại cho hậu thế. Ông dồn sức xây Cửu Trùng Đài bằng mọi giá. Ngay cả khi xảy ra bạo loạn, Vũ Như Tô cũng nhất quyết khống trốn đi để bảo toàn tính mạng cho bản thân. Những lời khuyên của Đan Thiềm với ông đều vô nghĩa lí. Ông vẫn tin tưởng vào việc mình làm không hề phương hại đến ai, việc ông làm giúp ích cho đời. Bởi vậy, cho đến tận lúc bị bắt trói, khi cận kề cái chết, ông vẫn nuôi hi vọng được tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài. Và cuối cùng nhìn thấy Đài lớn bị thiêu cháy, hóa thành tro bụi, Vũ Như tô coi như đời mình đã chấm hết, ông bình thản ra pháp trường. Đối với ông Cửu Trùng Đài, đứa con tinh thần, nghệ thuật còn quan trọng hơn mạng sống của chính ông.

Nhưng bản thân ông lại sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Xây dựng Cửu Trùng Đài ông vấp phải mâu thuẫn với nhân dân. Để xây dựng được nó cần tiêu tốn biết bao của cải, mà của cải ấy không ở đâu khác chính là Lê Tương Dực vơ vét của nhân dân bằng những thứ thuế má nặng nề, vô lí. Đời sống nhân dân cực khổ, họ bị đẩy vào bước đường cùng. Cửu Trùng Đài cao lên bao nhiêu thì máu xương, mồ hôi của nhân dân phải đổ xuống bấy nhiều, bởi vậy mâu thuẫn, sự căm hận ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đặc biệt, Vũ Như Tô vì mục đích hoàn thiện Cửu Trùng Đài mà không ngần ngại hạ lệnh phạt hoặc giết chết những kẻ bỏ trốn để tăng cường kỉ luật làm việc trên công trường. Dần dần Vũ Như Tô biến thành một kẻ ác, là thủ phạm gây nên cuộc sống đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

Đến ngay cả khi cơn biến loạn xảy ra, nguy hiểm cận kề Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của bản thân, ông vẫn tự nhận thấy công việc của mình quang minh chính đại, ông nguyện sống chết cùng Cửu Trùng Đài, ông tin mình không “làm gì nên tội” và tin vào sự sáng suốt của viên quan An Hòa Hầu. Ông lấy hết lời lẽ để phân trần, để người đời hiểu cái mong mỏi lớn nhất của đời ông. Vậy ông tại sao lại có tội? Làm sao ông có thể trở thành kẻ ác. Nhưng mọi lời ông nói chí khiến cho quân sĩ cười ầm lên, chúng không hiểu mộng lớn, chúng không hiểu những khát khao của ông, họ chỉ biết “mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ”. Vũ Như Tô càng giải thích càng khiến cho bọn chúng điên cuồng hơn. Đến phút cuối cùng ông thét lên tiếng thét kinh hoàng khi biết Cửu Trùng Đài đã bị phá hủy và sự bình thản ông ra lệnh đưa ông ra pháp trường: “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gí? ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..”.

Kết cục của Vũ Như Tô là tất yếu, bởi Cửu Trùng Đài là một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ nhưng không tuyệt thiện nó là bông hoa ác cho nên nó bị hủy diệt, còn Vũ Như Tô từ đầu chí cuối ông chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp, của nghệ thuật thuần túy, mà không hề đứng trên lập trường của nhân dân. Ông là một người có tài năng nghệ thuật chứ không phải là một hiền tài. Nhưng việc đưa Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ thiên tài ra pháp trường có thỏa đáng không và đốt phá Cửu Trùng Đài với tư cách là trốn để ăn chơi là hoàn toàn thỏa đáng nhưng đốt Cửu Trùng Đài với tư cách là một công trình nghệ thuật vĩ đại - vinh danh tên tuổi của dân tộc mình có thỏa đáng không. Chính Vũ Như Tô cũng không trả lời câu hỏi này như thế nào. Vũ Như Tô chưa hiểu tội của mình là gì ? Trong những hồi kịch đầu tiên thì Vũ Như Tô luôn luôn đặt ra câu hỏi khẳng định: “Tôi không làm gì nên tội” nhưng đến cuối hồi kịch Vũ Như Tô chuyển từ câu hỏi đấy sang câu nghi ngờ “Ta tội gì”.. Đồng thời, qua bi kịch của Vũ Như Tô cũng thức tỉnh ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, đó phải là nghệ thuật vị nhân sinh.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 3

Trong ba vở kịch: "Vũ Như Tô" (1941), "Bắc Sơn" (1946), "Những người ở lại" (1948) của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để lại, thì "Vũ Như Tô" là một vở bi kịch mang nhiều ý nghĩa nhất về lịch sử và xã hội, về cái tài và cái tâm, về nghệ thuật và nhân sinh, và cho đến nay, nó vẫn còn mang tính thời sự làm cho nhiều người phải suy nghĩ.

Vũ Như Tô là một nhân vật lịch sử sống vào dưới triều đại vua Lê Tương Dực, một tên vua mà quần chúng nhân dân thời bấy giờ và các sử gia phong kiến khinh miệt gọi là "vua lợn"! Tên tuổi Vũ Như Tô gắn liền với công trình Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài đã bị quân khởi loạn đập phá tan tành, và thủ phạm xây dựng Cửu Trùng Đài đã bị giết chết một cách thảm khốc.

Nhân vật Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhiều tài năng, trải qua nhiều thăng trầm, đã sống và chết trong bi kịch. Nhân vật Vũ Như Tô đáng tôn vinh ca ngợi hay đáng thương hại?

Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của "vua ni nhưng về sau đã bị Đan Thiềm thuyết phục. Trước nhan sắc và sự săn sóc "dịu dàng" của người cung nữ này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ông Cả đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng xây dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể "tranh tinh xảo với hóa công", "bền như trăng sao " đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế.

Xây Cửu Trùng Đài không phải bằng nước lã. Lê Tương Dực đã ra sức thu vét thuế. Trăm họ lầm than, công khố hao hụt. Cửu Trùng Đài đã làm đổ bao máu, nước mắt, mồ hôi của dân lành. Hàng ngàn hàng vạn quân lính, thợ thuyền phải phục dịch đêm ngày, phải trải qua mưa nắng, phải lao động cực nhọc. Bao nhiêu người đã chết vì đói rét khổ cực. Bao nhiêu người đã chết vì tai nạn. Bao nhiêu phu phen bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết. Vũ Như Tô đã trở thành "thủ phạm", đôi bàn tay của ông ta đã vấy đầy máu!

Hoài bão của Vũ Như Tô thật lãng mạn nhưng vô nghĩa. Vũ Như Tô có biết ông ta đã đem tài năng để phục vụ Sự ăn chơi xa xỉ, cuộc sống sa đọa của vua lợn Lê Tương Dực? Vũ Như Tô có biết xây Cửu Trùng Đài có mang lại lợi ích gì cho nhân dân, hay chỉ làm cho trăm họ lầm than đau khổ? Vũ Như Tô là một kiến trúc sư nhiều tài năng, nhưng sinh bất phùng thòi. Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn quân, đâu phải vì nhân dân! Khi Lê Tương Dực đã bị Trịnh Duy Sản sa! võ sĩ đâm chết, khi An Hòa Hầu Nguyễn Hoằng Dụ đã đốt phá Kinh thành Thăng Long, sai quân khởi loạn đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ hồ và u mê. Kẻ sĩ cần có trí. Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông ta bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trốn đi, vì "Ai cũng cho ông là thủ phạm":Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông man di dẩn giận là vì ông, thần nhân trách móc là vị ông. cửu Trùng Đài họ. có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá cửu Trùng Đài". Nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng "không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi!

Khi bọn nội giám đòi phanh thây lũ cung nữ làm trăm mảnh, khi quân khởi loạn thét lên: "Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ Như Tô, đem phanh thây làm trăm mảnh", khi Đan Thiềm giục "trốn đì", nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ mộng, u mê cho đó là chuyện vô lí: "Hộ tìm tôi, nhưng có lí do gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù với ai?".

Khi lửa khói đã bốc lên nghi ngút khắp kinh thành, các lâu đài đã bị đốt cháy, khi lưỡi gươm Ngô Hạch đã kề tận cổ, nhưng Vũ Như Tô vẫn gào lên đòi gặp An Hòa Hầu. Đoạn đối thoại sau đây giữa Vũ Như Tô và quân khởi loạn đã phản ánh sự u mê đến cùng cực của ông Cả.

Ngô Hạch- Dẫn thẳng này về trình chủ tướng.

Vũ Như Tô (đầy hi vọng) Dân ta ra mắt An Hòa Hầu, để ta phán trần, để ta giảng giải cho người đời biết rổ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng Đài cổ phải đâu để hại nước? Không, không, Nguyễn Hoàng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội và chủ tướng các người sẽ cài trói cho ta để ta xây nốt cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở...

Quân sĩ (cười ầm) - Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi!

Vũ Như Tô - ...Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai...

Quân sĩ - Câm mồm!

Thậm chí khi bị quân khởi loạn xúm vào vả miệng, điệu ra pháp trường, nhưng Vũ Như Tô vẫn gào lên đòi ra mắt chủ tướng, muốn nói chuyện với An Hòa Hầu. Khi quân khởi loạn cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh "phát hoả" kinh thành, đập phá Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng đó là điều vô lí, rồi cất lời than: "Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài" khiến cho đám quân sĩ khinh bỉ hói: "Giống vật không biết nhục í"

Tiếng kêu thảm thiết của Vũ Như Tộ đúng là tiếng kêu tuyệt vọng của một kẻ cuồng sĩ mất trí: "Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gí? ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..".

Kẻ sĩ thì phải biết xuất xứ. Vũ Như Tô chỉ biết cúc cung phục vụ hôn quân bạo chúa. Vì thế ông ta bị bọn thái giám, lũ cung nữ coi khinh là "gian phu dâm phụ", vì gian díu với Đan Thiềm, "làm uế tạp nơi cung cấm ". Khi Đan Thiềm đã bị quân khỏi loạn dẫn ra pháp trường, khi tử thần đã gõ cửa, nhưng Vũ Như Tô vẫn còn lên giọng: "Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ". Thật là bi hài!

Cuộc đời của Vũ Như Tô là những trang dài bi kịch. Cái chết của Vũ Như Tô đã phản ánh cuộc đời của người nghệ sĩ này thật bi thảm và đáng thương hại. Hoài bão thì cao xa mà viển vông, vồ nghĩa. Tài năng chỉ để phục vụ cuộc sống xa hoa của bạo chúa. Quan điểm nghệ thuật thì mơ hồ sai trái: đem nghệ thuật đối lập với hiện thực cuộc sống, đối lập với hạnh phúc của muôn dân, coi thường tiền của, máu và mồ hôi của quần chúng. Cửu Trùng Đài không phải là một kì công "Vì dân, do dân và của dân".

Top 50 bài Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Lưu Quang Vũ hay nhất (ảnh 2)

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 4

Nguyễn Huy Tưởng một nhà tri thức giàu lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, ông nổi bật với thiên hướng khai thác đề tài lịch sử nổi bật đặc biệt là kịch lịch sử. Là một con người yêu nước, yêu mến trân trọng lịch sử dân tộc nên các tác phẩm của ông được nhân dân đón nhận. Tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là một tác phẩm thành công khi ông khắc họa rõ nhân vật Vũ Như Tô. Vũ Như Tô là một người tài giỏi, yêu nước muốn cống hiến cho quê hương đất nước nhưng lại hơi mù quáng với hoài bão của mình.

Nhân vật Vũ Như Tô là người có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất loạn lạc bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét. Bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa để ngợi ca trân trọng, mơ mộng khát khao của nhà văn về cái đẹp, cái tài. Vũ Như Tô vừa là nhân tài mà vừa là thiên tài khó ai có thể sánh nổi. Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Câu văn dài, nhịp văn ngắn nhanh hơi dồn dập, giọng sôi nổi hùng hồn tràn đầy say mê nhiệt hứng của một người thiết tha cái đẹp. Vũ Như Tô trong hoài bão tìm được sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng cá nhân và cộng đồng. Như Tô sống trọn vẹn với đam mê lại vừa có cơ hội tỏ lòng tận hiếu với dân, tận trung với nước. Trên thực tế, hoài bão của Như Tô không đạt được và chỉ có thể đạt được trong một điều kiện xã hội khác khi được nhân dân được đảm bảo nhu cầu thưởng thức cái đẹp được chú ý đặc biệt mối quan hệ giữa thế lực cầm quyền với nhân dân được tôn trọng, bình đẳng. Nhưng trên thực tế, khát vọng đấy lại là ảo tưởng ảo vọng bởi xây Cửu Trùng Đài mà vua xa xỉ, ngân khố hao hụt, nhân dân lầm than man di oán giận thần linh oán trách. Và vì thế Vũ Như Tô được coi là kẻ thù của mọi người trở thành tội đồ bị oán hờn oán quỷ.

Nhưng là một người luôn nghĩ cho dân cho nước nên Như Tô không nghĩ nhiều đến thế cứ tưởng hành động của mình là đúng không hiểu điều đó là mơ tưởng thiếu thực tế, chính sự mơ mộng ấy khiến Như Tô đi hết từ lầm than này đến lầm than khác bướng bỉnh chống lại số phận. Như Tô đứng trên lập trường cái đẹp mà chứa đựng lập trường cái thiện, mới nhìn quang minh chính đại bản thân mà chứa nhìn lợi ích nhân dân bị thiệt hại. Chính sự ảo tưởng lầm lại ấy đã khiến Vũ Như Tô phải chịu một kết cục đáng thương. Kinh biến, khuyên Như Tô đi trốn nhưng ông lại không đi vì cho rằng việc mình làm là đúng không có gì phải trốn chạy mình quang minh chính đại. Lúc đó kinh thành như một chảo dầu sôi, thợ theo quân đốt Cửu Trùng Đài, vua bị giết, hoàng hậu cung nữ cùng đại thần trong triều đều bị bắt. Vũ Như Tô bị dọa phanh thây Đan Thiềm thúc giục khóc lóc khuyên Như Tô đi trốn nài nỉ nhưng Vũ Như Tô nhất khoát không theo. Ông nhất quyết sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài , đời ta không có gì quý bằng Cửu Trùng Đài. Thợ thuyền quân lính đốt Cửu Trùng Đài vô lí bởi ông với họ không có oán thù gì. Một con người như thế làm ta không khỏi bồi hồi xúc động. là một con người đắm say thiết tha với cái đẹp, nhưng lại có một mơ mộng ảo tưởng.

Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ còn phải đấu tranh với số phận Như Tô càng đắm say với nghệ thuật thì càng rời xa cõi thế, càng sâu sắc bao nhiêu lại càng nông nổ bấy nhiêu giữa chốn trông gai trường đời hiểm hóc. Đan Thiềm bị lôi đi thì Như Tô vẫn hi vọng, phân trần với An hòa hầu kẻ đốt Cửu Trùng Đài tận mắt chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài Như Tô đau đớn kinh hoàng thốt lên “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài” Câu văn ngắn được ngắt ra thành câu cảm thán như tiếng nấc như đứt từng đoạn trường.Cho đến phút cuối cùng cuộc đời Như Tô đau đớn vì mộng lớn, vì tri kỉ, vì cái đẹp. Lời than tỏa sáng phẩm giá người chiến sĩ nhưng cũng nói lên rất nhiều về bi kịch. Vũ Như Tô đại diện cho những người vì cái đẹp vì nước vì dân xây dựng quê hương nhưng vì sai thời điểm cũng như hoàn cảnh mà ông sống mà đã tạo nên một bi kịch đau lòng cho Như Tô mà đáng ra ông không phải nhận. Một con người như thế đáng thương hơn là đáng trách.

Tác phẩm với việc khắc họa thành công nhân vật Vũ Như Tô đã làm bật lên rõ nét những đặc điểm của xã hội bấy giờ vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống người dân khổ cực đất nước ngày càng khó khăn. Vũ Như Tô chính là đại diện cho những người tài với lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho quê hương đất nước.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 5

Từ một sự kiện lịch sử có thật ở thế kỉ XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã hư cấu, sáng tác vở kịch Vũ Như Tô, một vở kịch hiện đại có yếu tố bi kịch, đặt ra vấn đề có tầm quan trọng: số phận của nghệ thuật và của người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước bị chìm đắm trong chế độ phong kiến thối nát.

Nhân vật trung tâm của vở kịch là người nghệ sĩ tài ba ngàn năm chưa dễ có một Vũ Như Tô. Người kiến trúc sư thiên tài này có lí tưởng nghệ thuật, ham mê Cái Đẹp và khao khát sáng tạo Cái Đẹp nhưng không nhận thức được mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và hoàn cảnh thực tế của nhân dân đang bị đày đọa, giết hại trong việc xây Cửu Trùng Đài nên cuối cùng phải trả giá bằng sinh mệnh bản thân thật bi thảm.

Vở kịch gồm năm hồi. Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật, không phải là người ham sống sợ chết hoặc hám lợi. Lúc đầu thà chết không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; sau đó, khi xây đài, được nhà vua thưởng vàng bạc, lụa là, ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ, vĩnh cửu đến quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, đang bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt và xương máu để xây Cửu Trùng Đài. Trong khi đó, bọn thống trị mục nát mâu thuẫn nhau, xâu xé nhau kịch liệt. Mâu thuẫn này đến hồi cuối đã lên tới đỉnh điểm và giải quyết dứt điểm. Hôn quân Lê Tương Dực bị giết. Cùng lúc, Cửu Trùng Đài bị chính bọn thợ xây dựng nổi loạn đập phá và Vũ Như Tô bị giết chết. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi cuối cùng, cũng là cao trào kết thúc vở kịch.

Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, Cái Đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng, siêu đẳng, thậm chí "cao cả và đẫm máu" như một "bông hoa ác". Vì thế, đến tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình. Ông trở thành kẻ thù của dân chúng, thợ thuyền mà không hay biết.

Xây đài Cửu Trùng là đúng hay sai? Vũ Như Tô không trả lời được thỏa đáng câu hỏi đó, bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, đứng trên lập trường Cái Đẹp mà không đứng trên lập trường Cái Thiện. Hành động của ông không hướng đến sự hòa giải mà thách thức và chấp nhận sự hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời. Hành động kịch hướng vào cuộc đấu tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô.

Trong hồi cuối của vở kịch, Vũ Như Tô lâm vào trạng thái khủng hoảng - chỉ một người duy nhất hiểu được Cái Tài siêu việt của Vũ, là Đan Thiềm. Đây là sự vỡ mộng thê thảm.

Vũ Như Tô vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình. Ông không tin rằng, công trình cao cả mình làm lại có thể xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rè rúng, nghi ngờ. Sự vỡ mộng của Vũ Như Tô vì thế đau đớn, kinh hoàng gấp bội so với Đan Thiềm. Nỗi đau ấy bộc lộ thànhtiếng kêu bi thiết và âm điệu não nùng, khắc khoải chẳng những trở thành âm hưởng chủ đạo bao trùm đoạn kết đã đành, mà còn là một thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của vở kịch. "Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!". Đó cũng là những tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu rụi Cửu Trùng Đài, ngay sau đó tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn, Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đã được Vũ Như Tô đặt kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như nhập hòa làm một, một nỗi đau bi tráng tột cùng.

Khát vọng nghệ thuật của Vũ Như Tô có phần chính đáng, cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc nhưng đã đặt lầm chỗ, lầm thời (giai cấp thống trị lúc đó quá xa hoa thối nát, nhân dân đang đói khổ vì sưu thuế, tạp dịch, tham nhũng) và xa thực tế, dẫn đến phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật.

Trong việc xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Tội nhân vì thực thi chủ trương của hôn quân, làm cho nhân dân thêm khổ cực, là nạn nhân vì ảo tưởng của chính mình, nạn nhân của mối mâu thuẫn chưa giải quyết được: mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và hoàn cảnh thực tế.

Bằng một ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cuối của vở kịch Vũ Như Tô, tác giả đã dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó. Đặc biệt là việc khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng qua nhịp điệu lời nói - hành động bằng ngôn ngữ tổng hợp (miêu tả, kể, bộc lộ...) mang tính hành động cao, đã thể hiện thành công nhân vật trung tâm Vũ Như Tô của vở kịch lịch sử cùng tên.

Top 50 bài Phân tích bài Vĩnh biệt cửu trùng đài của Lưu Quang Vũ hay nhất (ảnh 3)

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 6

Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng viết về đề tài lịch sử, ông có thành công hơn cả ở tiểu thuyết và kịch. Từ sự kiện lịch sử có thật ở TK XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác vở kịch Vũ Như Tô- một vở kịch hiện đại có yếu tố bi kịch, đặt ra vấn đề có tầm quan trọng- số phận của nghệ thuật và con người nghệ sĩ trong hoàn cảnh đất nước với chế độ phong kiến thối nát. Nhân vật Vũ Như Tô là nhân vật trọng tâm trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, có phẩm chất và số phận đặc biệt.

Vũ Như Tô là nhân vật trung tâm của vở kịch. Ông là một người nghệ sĩ tài ba, ngàn năm chưa dễ có một. Ông là một người kiến trúc sư thiên tài, có lý tưởng nghệ thuật cao cả, ham mê cái đẹp, ông có khát khao sáng tạo cái đẹp. Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại là người không nhận thức được mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật với hoàn cảnh thực tế của nhân dân đang bị đọa đày. Cuối cùng, ông bị giết hại trong quá trình đang xây dựng Cửu Trùng Đài, ông đã phải trả giá bằng một cái chết bi thương.

Vở kịch Vũ Như Tô gồm 5 hồi: Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ có nhân cách, có lý tưởng nghệ thuật. Ông là người không ham sống sợ chết, không hám lợi, lúc đầu ông lựa chọn kiên quyết thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho hôn quân. Sau đó, được Đan Thiềm khuyên nên ông đã nhận thiết kế để xây dựng Cửu Trùng Đài. Được vua thưởng vàng bạc là Vũ Như Tô đem chia hết cho thợ, nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ, vĩnh cửa rồi quên đi cả thực tế: nhân dân đang đói khổ, đang bị bọn hôn quân bòn rút mồ hôi, xương máu và nước mắt. Trong khi đó, tầng lớp thống trị mục nát mâu thuẫn nhau, xâu xé nhau kịch liệt. Mâu thuẫn này dẫn đến hồi cuối đã lên đến đỉnh điểm hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị chính thợ nổi loạn đập phá, Vũ Như Tô bị giết.

Vũ Như Tô là người có khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấu lại thành ra là phù phiếm, thậm chí cao cả và đẫm máu như “một bông hoa ác”. Vì thế, đến tận cùng của niềm đam mê, khao khát ấy khiến Vũ Như Tô phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình- ông trở thành kẻ thù của dân chúng và thợ thuyền mà không hề hay biết. Xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, Vũ Như Tô không trả lời thỏa đáng câu hỏi đó, bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ, mà không đứng trên lập trường của nhân dân. Ông đứng trên lập trường của cái đẹp mà không đứng trên lập trường của cái thiện, không làm cho nhân dân an lòng và chấp nhận sự thách thức và hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và cuộc đời, hành động kịch tính và cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô.

Trong vở kịch này, Vũ Như Tô lâm vào tình trạng khủng hoảng, đó là sự vỡ mộng thê thảm nhưng Vũ Như Tô vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình. Vì ông không tin việc làm cao cả của mình lại có thể bị xem là tội ác, không thể tin sự quang minh, chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Nỗi đau ấy bộc lộ bằng tiếng kêu bi thiết và âm điệu não nùng, khắc khoải, trở thành âm điệu chủ đạo bao trùm lên đoạn kết, mà còn là một thứ chủ âm dợn ngược lên phần trước của vở kịch. Đó cũng là tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa đang bùng bùng thiêu rụi ngôi đài cao trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đặt kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như hòa nhập làm một, một nỗi đau bi tráng, tột cùng.

Khát vọng của Vũ Như Tô có phần chính đáng, cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Nhưng, khát vọng nghệ thuật ấy đã đặt nhầm chỗ, lầm thời. Giai cấp thống trị lúc đó quá xa hoa, thối nát, nhân dân đói khổ vì sưu thuế và xa thực tế dần. Vũ Như Tô đã phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 7

Nguyễn Huy Tưởng nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch có thiên hướng về các đề tài lịch sử. Thông qua những đề tài này ông đóng góp những quan điểm, tư tưởng mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời. Trong các tác phẩm kịch của ông nổi bật nhất là Vũ Như Tô. Tác phẩm đã khắc họa bi kịch người nghệ sĩ tài ba song sinh nhầm thời và nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nội dung đó đã được phản ánh chân thực và đầy đủ nhất qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Trước hết, Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Tài năng của ông có thể “sai khiến gạch đá như tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Tài năng của ông là sự trác tuyệt, siêu phàm. Tài năng ấy một lần nữa được thể hiện qua lời Đan Thiềm trong đoạn trích: “Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa” và bà khuyên Vũ Như Tô hãy trốn đi để không phí “tài trời” ban cho ông.

Không chỉ vậy, ông còn là một trí thức tài năng và có bản lĩnh cứng cỏi, trước lời đề nghị của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài ông đã thẳng thắn từ chối, dù tên hôn quân dọa giết nhưng ông không hề sợ hãi. Ông không muốn dùng tài năng của mình để xây dựng nơi cho tên vui độc ác ăn chơi hưởng lạc.

Nhưng ông còn là người đam mê nghệ thuật và khao khát tạo dựng cái đẹp tô sắc cho đời. Trước những lời khuyên của người cung nữ Đan Thiềm, Vũ Như Tô đã đem hết tài năng của mình để xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của ông thật đẹp đẽ, đáng trân trọng, ông đem hết tài năng của bản thân để xây dựng một lâu đài tráng lệ, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” “bền như trăng sao” để tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước và là món quà để lại cho hậu thế. Ông dồn sức xây Cửu Trùng Đài bằng mọi giá. Ngay cả khi xảy ra bạo loạn, Vũ Như Tô cũng nhất quyết khống trốn đi để bảo toàn tính mạng cho bản thân. Những lời khuyên của Đan Thiềm với ông đều vô nghĩa lí. Ông vẫn tin tưởng vào việc mình làm không hề phương hại đến ai, việc ông làm giúp ích cho đời. Bởi vậy, cho đến tận lúc bị bắt trói, khi cận kề cái chết, ông vẫn nuôi hi vọng được tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài. Và cuối cùng nhìn thấy Đài lớn bị thiêu cháy, hóa thành tro bụi, Vũ Như tô coi như đời mình đã chấm hết, ông bình thản ra pháp trường. Đối với ông Cửu Trùng Đài, đứa con tinh thần, nghệ thuật còn quan trọng hơn mạng sống của chính ông.

Nhưng bản thân ông lại sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Xây dựng Cửu Trùng Đài ông vấp phải mâu thuẫn với nhân dân. Để xây dựng được nó cần tiêu tốn biết bao của cải, mà của cải ấy không ở đâu khác chính là Lê Tương Dực vơ vét của nhân dân bằng những thứ thuế má nặng nề, vô lí. Đời sống nhân dân cực khổ, họ bị đẩy vào bước đường cùng. Cửu Trùng Đài cao lên bao nhiêu thì máu xương, mồ hôi của nhân dân phải đổ xuống bấy nhiều, bởi vậy mâu thuẫn, sự căm hận ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đặc biệt, Vũ Như Tô vì mục đích hoàn thiện Cửu Trùng Đài mà không ngần ngại hạ lệnh phạt hoặc giết chết những kẻ bỏ trốn để tăng cường kỉ luật làm việc trên công trường. Dần dần Vũ Như Tô biến thành một kẻ ác, là thủ phạm gây nên cuộc sống đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

Đến ngay cả khi cơn biến loạn xảy ra, nguy hiểm cận kề Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của bản thân, ông vẫn tự nhận thấy công việc của mình quang minh chính đại, ông nguyện sống chết cùng Cửu Trùng Đài, ông tin mình không “làm gì nên tội” và tin vào sự sáng suốt của viên quan An Hòa Hầu. Ông lấy hết lời lẽ để phân trần, để người đời hiểu cái mong mỏi lớn nhất của đời ông. Vậy ông tại sao lại có tội? Làm sao ông có thể trở thành kẻ ác. Nhưng mọi lời ông nói chỉ khiến cho quân sĩ cười ầm lên, chúng không hiểu mộng lớn, chúng không hiểu những khát khao của ông, họ chỉ biết “mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ”. Vũ Như Tô càng giải thích càng khiến cho bọn chúng điên cuồng hơn. Đến phút cuối cùng ông thét lên tiếng thét kinh hoàng khi biết Cửu Trùng Đài đã bị phá hủy và sự bình thản ông ra lệnh đưa ông ra pháp trường: “Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gí? ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..”.

Kết cục của Vũ Như Tô là tất yếu, bởi Cửu Trùng Đài là một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ nhưng không tuyệt thiện nó là bông hoa ác cho nên nó bị hủy diệt, còn Vũ Như Tô từ đầu chí cuối ông chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp, của nghệ thuật thuần túy, mà không hề đứng trên lập trường của nhân dân. Ông là một người có tài năng nghệ thuật chứ không phải là một hiền tài. Nhưng việc đưa Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ thiên tài ra pháp trường có thỏa đáng không và đốt phá Cửu Trùng Đài với tư cách là trốn để ăn chơi là hoàn toàn thỏa đáng nhưng đốt Cửu Trùng Đài với tư cách là một công trình nghệ thuật vĩ đại - vinh danh tên tuổi của dân tộc mình có thỏa đáng không. Chính Vũ Như Tô cũng không trả lời câu hỏi này như thế nào. Vũ Như Tô chưa hiểu tội của mình là gì ? Trong những hồi kịch đầu tiên thì Vũ Như Tô luôn luôn đặt ra câu hỏi khẳng định: “Tôi không làm gì nên tội” nhưng đến cuối hồi kịch Vũ Như Tô chuyển từ câu hỏi đấy sang câu nghi ngờ “Ta tội gì”.. Đồng thời, qua bi kịch của Vũ Như Tô cũng thức tỉnh ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, đó phải là nghệ thuật vị nhân sinh.

Tác giả sử dụng ngôn ngữ mang tính tổng hợp cao, giàu giá trị biểu đạt. Mâu thuẫn kịch bị đẩy lên đến cao trào, giúp bộc lộ rõ tính cách nhân vật. Các lớp kịch linh hoạt tự nhiên, giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn với người đọc.

Đoạn trích đã thể hiện rõ tài năng nghệ thuật xây dựng kịch bậc thầy của Nguyễn Huy Tưởng. Thông qua lớp ngôn từ có tính tổng hợp cao, giàu ý nghĩa biểu đạt đã giúp ta hiểu sâu hơn tính cách nhân vật Vũ Như Tô. Đối với nhân vật này tác giả cùng dành tiếng nói cảm thương, trân trọng cho tài năng bị phá hủy. Đồng thời cũng là bài học cho nghệ sĩ muốn đời, nghệ thuật muốn tồn tại phải bắt rễ vào cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 8

Nguyễn Huy Tưởng một nhà tri thức giàu lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, ông nổi bật với thiên hướng khai thác đề tài lịch sử nổi bật đặc biệt là kịch lịch sử. Là một con người yêu nước, yêu mến trân trọng lịch sử dân tộc nên các tác phẩm của ông được nhân dân đón nhận. Tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là một tác phẩm thành công khi ông khắc họa rõ nhân vật Vũ Như Tô. Vũ Như Tô là một người tài giỏi, yêu nước muốn cống hiến cho quê hương đất nước nhưng lại hơi mù quáng với hoài bão của mình.

Nhân vật Vũ Như Tô là người có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất loạn lạc bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét. Bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa để ngợi ca trân trọng, mơ mộng khát khao của nhà văn về cái đẹp, cái tài. Vũ Như Tô vừa là nhân tài mà vừa là thiên tài khó ai có thể sánh nổi. Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Câu văn dài, nhịp văn ngắn nhanh hơi dồn dập, giọng sôi nổi hùng hồn tràn đầy say mê nhiệt hứng của một người thiết tha cái đẹp. Vũ Như Tô trong hoài bão tìm được sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng cá nhân và cộng đồng. Như Tô sống trọn vẹn với đam mê lại vừa có cơ hội tỏ lòng tận hiếu với dân, tận trung với nước. Trên thực tế, hoài bão của Như Tô không đạt được và chỉ có thể đạt được trong một điều kiện xã hội khác khi được nhân dân được đảm bảo nhu cầu thưởng thức cái đẹp được chú ý đặc biệt mối quan hệ giữa thế lực cầm quyền với nhân dân được tôn trọng, bình đẳng. Nhưng trên thực tế, khát vọng đấy lại là ảo tưởng ảo vọng bởi xây Cửu Trùng Đài mà vua xa xỉ, ngân khố hao hụt, nhân dân lầm than man di oán giận thần linh oán trách. Và vì thế Vũ Như Tô được coi là kẻ thù của mọi người trở thành tội đồ bị oán hơn oán quỷ.

Nhưng là một người luôn nghĩ cho dân cho nước nên Như Tô không nghĩ nhiều đến thế cứ tưởng hành động của mình là đúng không hiểu điều đó là mơ tưởng thiếu thực tế, chính sự mơ mộng ấy khiến Như Tô đi hết từ lầm than này đến lầm than khác bướng bỉnh chống lại số phận. Như Tô đứng trên lập trường cái đẹp mà chứa đựng lập trường cái thiện, mới nhìn quang minh chính đại bản thân mà chứa nhìn lợi ích nhân dân bị thiệt hại. Chính sự ảo tưởng lầm lại ấy đã khiến Vũ Như Tô phải chịu một kết cục đáng thương. Kinh biến, khuyên Như Tô đi chốn nhưng ông lại không đi vì cho rằng việc mình làm là đúng không có gì phải trốn chạy mình quang minh chính đại. Lúc đó kinh thành như một chảo dầu sôi, thợ theo quân đốt Cửu Trùng Đài, vua bị giết, hoàng hậu cung nữ cùng đại thần trong triều đều bị bắt. Vũ Như Tô bị dọa phanh thây Đan Thiềm thúc giục khóc lóc khuyên Như Tô đi trốn nài nỉ nhưng Vũ Như Tô nhất khoát không theo. Ông nhất quyết sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài, đời ta không có gì quý bằng Cửu Trùng Đài. Thợ thuyền quân lính đốt Cửu Trùng Đài vô lí bởi ông với họ không có oán thù gì. Một con người như thế làm ta không khỏi bồi hồi xúc động. là một con người đắm say thiết tha với cái đẹp, nhưng lại có một mơ mộng ảo tưởng.

Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ còn phải đấu tranh với số phận Như Tô càng đắm say với nghệ thuật thì càng dời xa cõi thế, càng sâu sắc bao nhiêu lại càng nông nổ bấy nhiêu giữa chốn trông gai trường đời hiểm hóc. Đan Thiềm bị lôi đi thì Như Tô vẫn hi vọng, phân trần với An hòa hầu kẻ đốt Cửu Trùng Đài tận mắt chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài Như Tô đau đớn kinh hoàng thốt lên “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài” Câu văn ngắn được ngắt ra thành câu cảm than như tiếng nấc như đứt từng đoạn trường. Cho đến phút cuối cùng cuộc đời Như Tô đau đớn vì mộng lớn, vì tri kỉ, vì cái đẹp. Lời than toa sáng phẩm giá người chiến sĩ những cũng nói lên rất nhiều về bi kịch. Vũ Như Tô đại diện cho những người vì cái đẹp vì nước vì dân xây dựng quê hương nhưng vì sai thời điểm cũng như hoàn cảnh mà ông sống mà đã tạo nên một bi kịch đau lòng cho Như Tô mà đáng ra ông không phải nhận. Một con người như thế đáng thương hơn là đáng trách.

Tác phẩm với việc khắc họa thành công nhân vật Vũ Như Tô đã làm bật lên rõ nét những đặc điểm của xã hội bấy giờ vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống người dân khổ cực đất nước ngày càng khó khăn. Vũ Như Tô chính là đại diện cho những người tài với lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho quê hương đất nước.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 9

Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng viết về đề tài lịch sử, ông có thành công hơn cả ở tiểu thuyết và kịch. Từ sự kiện lịch sử có thật ở TK XVI, Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác vở kịch Vũ Như Tô- một vở kịch hiện đại có yếu tố bi kịch, đặt ra vấn đề có tầm quan trọng- số phận của nghệ thuật và con người nghệ sỹ trong hoàn cảnh đất nước với chế độ phong kiến thối nát. Nhân vật Vũ Như Tô là nhân vật trọng tâm trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, có phẩm chất và số phận đặc biệt.

Vũ Như Tô là nhân vật trung tâm của vở kịch. Ông là một người nghệ sĩ tài ba, ngàn năm chưa dễ có một. Ông là một người kiến trúc sư thiên tài, có lý tưởng nghệ thuật cao cả, ham mê cái đẹp, ông có khát khao sáng tạo cái đẹp. Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại là người không nhận thức được mâu thuẫn giữa lý tưởng nghệ thuật với hoàn cảnh thực tế của nhân dân đang bị đọa đày. Cuối cùng, ông bị giết hại trong quá trình đang xây dựng Cửu Trùng Đài, ông đã phải trả giả bằng một cái chết bi thương.

Vở kịch Vũ Như Tô gồm 5 hồi: Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô là một người nghệ sỹ có nhân cách, có lý tưởng nghệ thuật. Ông là người không ham sống sợ chết, không hám lợi, lúc đầu ông lựa chọn kiên quyết thà chết chứ không xây dựng Cửu Trùng Đài cho hôn quân. Sau đó, được Đan Thiềm khuyên nên ông đã nhận thiết kế để xây dựng Cửu Trùng Đài. Được vua thưởng vàng bạc là Vũ Như Tô đem chia hết cho thợ, nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với ước mơ xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật tuyệt mĩ, vĩnh cửa rồi quên đi cả thực tế: nhân dân đang đói khổ, đang bị bọn hôn quân bòn rút mồ hôi, xương máu và nước mắt. Trong khi đó, tầng lớp thống trị mục nát mâu thuẫn nhau, xâu xé nhau kịch liệt. Mâu thuẫn này dẫn đến hồi cuối đã lên đến đỉnh điểm hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Cửu Trùng Đài bị chính thợ nổi loạn đập phá, Vũ Như Tô bị giết.

Vũ Như Tô là người có khát khao và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấu lại thành ra là phù phiếm, thậm chí cao cả và đẫm máu như “một bông hoa ác”. Vì thế, đến tận cùng của niềm đam mê, khao khát ấy khiến Vũ Như Tô phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình- ông trở thành kẻ thù của dân chúng và thợ thuyền mà không hề hay biết. Xây dựng Cửu Trùng Đài là đúng hay sai, Vũ Như Tô không trả lời thỏa đáng câu hỏi đó, bởi ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ, mà không đứng trên lập trường của nhân dân. Ông đứng trên lập trường của cái đẹp mà không đứng trên lập trường của cái thiện, không làm cho nhân dân an lòng và chấp nhận sự thách thức và hủy diệt. Vũ Như Tô đã từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và cuộc đời, hành động kịch tính và cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng Vũ Như Tô.

Trong vở kịch này, Vũ Như Tô lâm vào tình trạng khủng hoảng, đó là sự vỡ mộng thê thảm nhưng Vũ Như Tô vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình. Vì ông không tin việc làm cao cả của mình lại có thể bị xem là tội ác, không thể tin sự quang minh, chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ. Nỗi đau ấy bộc lộ bằng tiếng kêu bi thiết và âm điệu não nùng, khắc khoải, trở thành âm điệu chủ đạo bao trùm lên đoạn kết, mà còn là một thứ chủ âm dợn ngược lên phần trước của vở kịch. Đó cũng là tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa đang bùng bùng thiêu dụi ngôi đài cao trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường. Trong tiếng kêu ấy, mộng lớn Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài đặt kế tiếp nhau, nỗi đau mất mát như hòa nhập làm một, một nỗi đau bi tráng, tột cùng.

Khát vọng của Vũ Như Tô có phần chính đáng, cao đẹp, xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Nhưng, khát vọng nghệ thuật ấy đã đặt nhầm chỗ, lầm thời. Giai cấp thống trị lúc đó quá xa hoa, thối nát, nhân dân đói khổ vì sưu thuế và xa thực tế dần. Vũ Như Tô đã phải trả giá bằng sinh mệnh của bản thân và cả công trình nghệ thuật.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 10

Từ một sự kiện có thật ở thế kỉ XVI dưới triều “Vua lợn” Lê Tương Dực được nhà văn tài ba Nguyễn Huy Tưởng hư cấu thành vở kịch “Vũ Như Tô” để lại cho độc giả nhiều suy ngẫm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong đó đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đã dùng ngôn ngữ hành động để khắc họa chân dung và tấn bi kịch của nhân vật chính. Ông là một người nghệ sĩ có tài năng, có hoài bão muốn dốc lòng cống hiến cho đất nước nhưng lại không hiểu được giá trị thực sự của nghệ thuật chân chính để rồi phải trả giá bằng tính mạng.

“Vũ Như Tô” là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long được Nguyễn Huy Tưởng tái bút vào mùa hè năm 1941, đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” thuộc hồi cuối của tác phẩm được coi là kịch tính, xuất sắc nhất.

Vũ Như Tô là nhà kiến trúc sư chân chính, tài giỏi có tài “Tranh tinh xảo với hóa công”. Ông đã xây dựng được nhiều công trình kiến trúc tuyệt mĩ có tiếng đến vua quan và bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài - nơi để vui chơi, hưởng lạc với cung nữ. Vốn là con người chín chắn, gắn bó với nhân dân dù bị ép buộc, dọa giết nhưng ông quyết không đem tài năng cống hiến cho hôn quân. Sau khi được cung nữ Đan Thiềm - con người ham mê cái đẹp của nghệ thuật thuyết phục lợi dụng tiền của và quyền lực vua chúa để xây dựng cho đất nước tòa lâu đài vĩ đại cho dân ta “nghìn thu còn hãnh diện” nên ông mới đồng ý làm nên Cửu Trùng Đài.

Ông xây dựng nơi ấy không phải là để phục vụ cho tên bạo chúa xa hoa mà mong muốn một lòng cống hiến tài năng để có một công trình kiến trúc tuyệt mĩ cho đất nước. Một người nghệ sĩ tài ba hiện thân cho khao khát và đam mê sáng tạo cái đẹp. Nói đến đây ta chợt nhớ đến Huấn Cao và Viên quản ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân cũng yêu thích cái đẹp nghệ thuật như ông. Vũ Như Tô luôn mong muốn được thực hiện hoài bão lí tưởng “Điểm tô đất nước, xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình trước sau, tranh tinh xảo với hóa công”. Ông là một con người có tài năng hiếm có, khó để tìm được Vũ Như Tô thứ hai.

Ông cũng có một tấm lòng ngay thẳng, không sợ cường quyền, không sợ chết, không hám danh hám lợi. Lúc trước một mực kiên quyết không chịu xây Cửu Trùng Đài theo lời bạo chúa dù cho bị đe dọa đến tính mạng. Khi được nhà vua thưởng vàng bạc, ngọc lụa ông cũng đem chia cho thợ. Khi quân tạo phản sắp kéo vào biết bao nhiêu lần nhiêu lượt Đan Thiềm thúc giục chạy trốn nhưng ông cả một lòng ở lại nguyện gắn bó với Cửu Trùng Đài - công trình kiến trúc quý hơn sinh mạng của mình. Khi bị chúng bắt chỉ mong được phân trần với chủ tướng để họ thấy nguyện vọng và tấm lòng chân chính của mình. Cửu Trùng Đài bị phá hủy ông sống cũng không còn ý nghĩa. Con người ông nguyện một lòng cống hiến vì nghệ thuật.

Tuy là say mê cái đẹp nhưng ông mù quáng và chìm đắm trong nó mà không nhận thức được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Trong hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ vua chúa ăn chơi xa xỉ, chỉ lo hưởng thụ bóc lột ức hiếp dân đen thì cái đẹp nghệ thuật lúc này xây dựng nên không phù hợp, nó trở thành phù phiếm, xa hoa nó giống như “bông hoa ác” làm hao tổn ngân khố, cướp đi bao nhiêu sinh mạng, đẩy dân đen vào cảnh lầm than cùng cực bởi tô thuế ngày càng tăng cao, biết bao con người phải phu lao phục dịch ngày đêm, biết bao gia đình tan cửa nát nhà mẹ già mất con, vợ hiền mất chồng, con thơ mất cha. Những người thợ bỏ trốn thì Vũ Như Tô thẳng tay hạ chém. Chính ông là người đã tiếp tay cho bọn vua chúa tàn bạo dù cho lí tưởng của ông là cao cả, dù cho ông muốn làm đẹp cho đất nước nhưng ông quên mất rằng cái đẹp phải gắn với hiện thực. Ông chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà ngó lơ trước hoàn cảnh của nhân dân, ông vì cái đẹp mà quên mất cái thiện.

Vũ Như Tô vì mù quáng chìm đắm trong ảo vọng về công trình kiến trúc quên đi hiện thực nghiệt ngã cùng cực mà nhân dân chịu khổ nên đã gây nên bi kịch cho ông ở cuối tác phẩm. Ông không thể tỉnh mộng, không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng với công trình nghệ thuật có phần viển vông, cũng không tin được rằng lí tưởng của mình lại trở thành tội ác của dân chúng. Sự đau đớn của ông bị nhân lên gấp bội khi chứng kiến Cửu Trùng Đài bốc cháy đùng đùng, tiếng kêu chua chát: “Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài” và cái chết là cái giá mà ông phải trả cho mộng tưởng hão huyền. Phải chăng đúng như câu nói của Nguyễn Du ở cuối Truyện Kiều:

“Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Vũ Như Tô là con người có khát vọng nghệ thuật chân chính xuất phát từ thiên lương của một nghệ sĩ yêu mến cái đẹp và từ tấm lòng của người con yêu nước muốn đem tài năng cống hiến, điểm tô cho vẻ đẹp dân tộc nhưng đáng tiếc thay con người ấy, tài năng ấy lại đặt không đúng nơi, đúng thời và xa rời thực tế khi chà đạp lên tính mạng và quyền lợi của nhân dân. Để rồi cha đẻ của Cửu Trùng Đài phải trả giá bằng tính mạng cho đứa con tinh thần.

Nếu như Vũ Như Tô là người có cái tâm một chút thì sẽ không gây nên thảm họa cuộc đời của ông về sau bởi đúng như Nguyễn Du đã từng nói:

“Thiên căn tại ở lòng người

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài. Tội nhân vì thực thi mệnh lệnh của hôn quân dù cho đó là lợi dụng để điểm tô cho dân tộc, nạn nhân vì lí tưởng hóa mong muốn của bản thân và mâu thuẫn giữa nghệ thuật với hiện thực cuộc sống. Bi kịch của Vũ Như Tô minh chứng cho quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đáng trân trọng và tôn thờ hơn rất nhiều lần nghệ thuật vị nghệ thuật.

Như vậy với lối sử dụng ngôn ngữ kịch tính một mặt thể hiện được mâu thuẫn xung đột trong thời phong kiến thối nát, một mặt khắc họa được tính cách, phẩm chất của Vũ Như Tô - nhà kiến trúc tài ba, có tâm huyết với nghề, với tác phẩm nghệ thuật nhưng đáng tiếc là không phù hợp với đời sống thực tế của nhân dân lao động.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 11

Trong ba vở kịch: "Vũ Như Tô" (1941), "Bắc Sơn" (1946), "Những người ở lại" (1948) của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để lại, thì "Vũ Như Tô" là một vở bi kịch mang nhiều ý nghĩa nhất về lịch sử và xã hội, về cái tài và cái tâm, về nghệ thuật và nhân sinh, và cho đến nay, nó vẫn còn mang tính thời sự làm cho nhiều người phải suy nghĩ.

Vũ Như Tô là một nhân vật lịch sử sống vào dưới triều đại vua Lê Tương Dực, một tên vua mà quần chúng nhân dân thời bấy giờ và các sử gia phong kiến khinh miệt gọi là "vua lợn"! Tên tuổi Vũ Như Tô gắn liền với công trình Cửu Trùng Đài. Cửu Trùng Đài đã bị quân khởi loạn đập phá tan tành, và thủ phạm xây dựng Cửu Trùng Đài đã bị giết chết một cách thảm khốc.

Nhân vật Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhiều tài năng, trải qua nhiều thăng trầm, đã sống và chết trong bi kịch. Nhân vật Vũ Như Tô đáng tôn vinh ca ngợi hay đáng thương hại?

Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của vua nhưng về sau đã bị Đan Thiềm thuyết phục. Trước nhan sắc và sự săn sóc "dịu dàng" của người cung nữ này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ông Cả đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng xây dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể "tranh tinh xảo với hóa công", "bền như trăng sao" đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế.

Xây Cửu Trùng Đài không phải bằng nước lã. Lê Tương Dực đã ra sức thu vét thuế. Trăm họ lầm than, công khố hao hụt. Cửu Trùng Đài đã làm đổ bao máu, nước mắt, mồ hôi của dân lành. Hàng ngàn hàng vạn quân lính, thợ thuyền phải phục dịch đêm ngày, phải trải qua mưa nắng, phải lao động cực nhọc. Bao nhiêu người đã chết vì đói rét khổ cực. Bao nhiêu người đã chết vì tai nạn. Bao nhiêu phu phen bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết. Vũ Như Tô đã trở thành "thủ phạm", đôi bàn tay của ông ta đã vấy đầy máu!

Hoài bão của Vũ Như Tô thật lãng mạn nhưng vô nghĩa. Vũ Như Tô có biết ông ta đã đem tài năng để phục vụ Sự ăn chơi xa xỉ, cuộc sống sa đọa của vua lợn Lê Tương Dực? Vũ Như Tô có biết xây Cửu Trùng Đài có mang lại lợi ích gì cho nhân dân, hay chỉ làm cho trăm họ lầm than đau khổ? Vũ Như Tô là một kiến trúc sư nhiều tài năng, nhưng sinh bất phùng thời. Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn quân, đâu phải vì nhân dân! Khi Lê Tương Dực đã bị Trịnh Duy Sản sai võ sĩ đâm chết, khi An Hòa Hầu Nguyễn Hoằng Dụ đã đốt phá Kinh thành Thăng Long, sai quân khởi loạn đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ hồ và u mê. Kẻ sĩ cần có trí. Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông ta bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trốn đi, vì "Ai cũng cho ông là thủ phạm": Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông man di ẩn giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông. Cửu Trùng Đài họ có cần đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá Cửu Trùng Đài". Nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng "không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi!

Khi bọn nội giám đòi phanh thây lũ cung nữ làm trăm mảnh, khi quân khởi loạn thét lên: "Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ Như Tô, đem phanh thây làm trăm mảnh", khi Đan Thiềm giục "trốn đi", nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ mộng, u mê cho đó là chuyện vô lí: "Hộ tìm tôi, nhưng có lí do gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù với ai?".

Khi lửa khói đã bốc lên ngùn ngụt khắp kinh thành, các lâu đài đã bị đốt cháy, khi lưỡi gươm Ngô Hạch đã kề tận cổ, nhưng Vũ Như Tô vẫn gào lên đòi gặp An Hòa Hầu. Đoạn đối thoại sau đây giữa Vũ Như Tô và quân khởi loạn đã phản ánh sự u mê đến cùng cực của ông Cả.

Ngô Hạch yêu cầu dẫn Vũ Như Tô về trình chủ tướng. Vũ Như Tô (đầy hi vọng) dẫn ta ra mắt An Hoà Hầu, để ta phán trần, để ta giảng giải cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng Đài cổ phải đâu để hại nước? Không, không, Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở...

Quân sĩ (cười ầm) - Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi!

Vũ Như Tô - ... Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần lao lực, có một cảnh Bồng Lai...

Quân sĩ - Câm mồm!

Thậm chí khi bị quân khởi loạn xúm vào vả miệng, điệu ra pháp trường, nhưng Vũ Như Tô vẫn gào lên đòi ra mắt chủ tướng, muốn nói chuyện với An Hoà Hầu. Khi quân khởi loạn cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh "phát hoả" kinh thành, đập phá Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng đó là điều vô lí, rồi cất lời than: "Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài" khiến cho đám quân sĩ khinh bỉ nói: "Giống vật không biết nhục".

Tiếng kêu thảm thiết của Vũ Như Tô đúng là tiếng kêu tuyệt vọng của một kẻ cuồng sĩ mất trí: "Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì?Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..".

Kẻ sĩ thì phải biết xuất xứ. Vũ Như Tô chỉ biết cúc cung phục vụ hôn quân bạo chúa. Vì thế ông ta bị bọn thái giám, lũ cung nữ coi khinh là "gian phu dâm phụ", vì gian díu với Đan Thiềm, "làm uế tạp nơi cung cấm ". Khi Đan Thiềm đã bị quân khỏi loạn dẫn ra pháp trường, khi tử thần đã gõ cửa, nhưng Vũ Như Tô vẫn còn lên giọng: "Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ". Thật là bi hài!

Cuộc đời của Vũ Như Tô là những trang dài bi kịch. Cái chết của Vũ Như Tô đã phản ánh cuộc đời của người nghệ sĩ này thật bi thảm và đáng thương hại. Hoài bão thì cao xa mà viển vông, vô nghĩa. Tài năng chỉ để phục vụ cuộc sống xa hoa của bạo chúa. Quan điểm nghệ thuật thì mơ hồ sai trái: đem nghệ thuật đối lập với hiện thực cuộc sống, đối lập với hạnh phúc của muôn dân, coi thường tiền của, máu và mồ hôi của quần chúng. Cửu Trùng Đài không phải là một kì công "Vì dân, do dân và của dân".

Qua nhân vật Vũ Như Tô và việc xây dựng Cửu Trùng Đài, qua các biến cố lịch sử như Lê Tương Dực bị giết, Đan Thiềm, Vũ Như Tô bị điệu ra pháp trường, Cửu Trùng Đài bị đốt phá tan hoang, ta càng thấm thía bài học: nghệ thuật vị nghệ thuật là sai lầm, chỉ có nghệ thuật vị nhân sinh mới là đúng đắn, tiến bộ. Tài năng không thể là món hàng; nghệ sĩ không nên, không bao giờ "đem ngọc bán rao". Nếu làm như vậy là tự huỷ diệt!

Vũ Như Tô từ một nhân vật lịch sử đã trở thành một nhân vật rất sống dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng. Qua nhân vật Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã nêu lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, giữa nghệ sĩ với nhân dân, để mọi người cùng suy ngẫm. Đề tựa vở kỊch "Vũ Như Tô", Nguyễn Huy Tưởng viết: "Than ôi! Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết" Vũ Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm". Đó chỉ là một cách nói của nhà văn mà thôi.

Cuối "Truyện Kiều", thi hào dân tộc Nguyễn Du có viết:

"Có tài mà cậy chi tài,

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.

Thiện căn ở tại lòng ta,

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".

Vũ Như Tô là một nghệ sĩ tuy có nhiều tài năng nhưng thiếu hẳn cái tâm. Cái chết của Vũ Như Tô là một bi kịch nói rõ điều đó. Vũ Như Tô đã phải trả giá! Những kẻ như Vũ Như Tô, trước sau đều phải trả giá.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 12

Nguyễn Huy Tưởng nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch có thiên hướng về các đề tài lịch sử. Thông qua những đề tài này ông đóng góp những quan điểm, tư tưởng mới mẻ về nghệ thuật và cuộc đời. Trong các tác phẩm kịch của ông nổi bật nhất là Vũ Như Tô. Tác phẩm đã khắc họa bi kịch người nghệ sĩ tài ba xong sinh nhầm thời và nêu lên mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nội dung đó đã được phản ánh chân thực và đầy đủ nhất qua đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.

Trước hết, Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Tài năng của ông có thể “sai khiến gạch đá như tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Tài năng của ông là sự trác tuyệt, siêu phàm. Tài năng ấy một lần nữa được thể hiện qua lời Đan Thiềm trong đoạn trích: “Ông mà có mệnh hệ nào thù nước ta không còn ai tô điểm nữa” và bà khuyên Vũ Như Tô hãy trốn đi để không phí “tài trời” ban cho ông.

Không chỉ vậy, ông còn là một trí thức tài năng và có bản lĩnh cứng cỏi, trước lời đề nghị của Lê Tương Dực xây dựng Cửu Trùng Đài ông đã thẳng thắn từ chối, dù tên hôn quân dọa giết nhưng ông không hề sợ hãi. Ông không muốn dùng tài năng của mình để xây dựng nơi cho tên vui độc ác ăn chơi hưởng lạc.

Nhưng ông còn là người đam mê nghệ thuật và khao khát tạo dựng cái đẹp tô sắc cho đời. Trước những lời khuyên của người cung nữ Đan Thiềm, Vũ Như Tô đã đem hết tài năng của mình để xây dựng Cửu Trùng Đài. Lí tưởng của ông thật đẹp đẽ, đáng trân trọng, ông đem hết tài năng của bản thân để xây dựng một lâu đài tráng lệ, có thể “tranh tinh xảo với hóa công” “bền như trăng sao” để tô điểm cho vẻ đẹp của đất nước và là món quà để lại cho hậu thế. Ông dồn sức xây Cửu Trùng Đài bằng mọi giá. Ngay cả khi xảy ra bạo loạn, Vũ Như Tô cũng nhất quyết khống trốn đi để bảo toàn tính mạng cho bản thân. Những lời khuyên của Đan Thiềm với ông đều vô nghĩa lí. Ông vẫn tin tưởng vào việc mình làm không hề phương hại đến ai, việc ông làm giúp ích cho đời. Bởi vậy, cho đến tận lúc bị bắt trói, khi cận kề cái chết, ông vẫn nuôi hi vọng được tiếp tục xây dựng Cửu Trùng Đài. Và cuối cùng nhìn thấy Đài lớn bị thiêu cháy, hoa thành tro bụi, Vũ Như tô coi như đời mình đã chấm hết, ông bình thản ra pháp trường. Đối với ông Cửu Trùng Đài, đứa con tinh thần, nghệ thuật còn quan trọng hơn mạng sống của chính ông.

Nhưng bản thân ông lại sai lầm trong suy nghĩ và hành động. Xây dựng Cửu Trùng Đài ông vấp phải mâu thuẫn với nhân dân. Để xây dựng được nó cần tiêu tốn biết bao của cải, mà của cải ấy không ở đâu khác chính là Lê Tương Dực vơ vét của nhân dân bằng những thứ thuế má nặng nề, vô lí. Đời sống nhân dân cực khổ, họ bị đẩy vào bước đường cùng. Cửu Trùng Đài cao lên bao nhiêu thì máu xương, mồ hôi của nhân dân phải đổ xuống bấy nhiều, bởi vậy mâu thuẫn, sự căm hận ngày càng bị đẩy lên cao trào. Đặc biệt, Vũ Như Tô vì mục đích hoàn thiện Cửu Trùng Đài mà không ngần ngại hạ lệnh phạt hoặc giết chết những kẻ bỏ trốn để tăng cường kỉ luật làm việc trên công trường. Dần dần Vũ Như Tô biến thành một kẻ ác, là thủ phạm gây nên cuộc sống đau khổ, bất hạnh cho nhân dân.

Đến ngay cả khi cơn biến loạn xảy ra, nguy hiểm cận kề Vũ Như Tô vẫn không nhận ra sai lầm của bản thân, ông vẫn tự nhận thấy công việc của mình quang minh chính đại, ông nguyện sống chết cùng Cửu Trùng Đài, ông tin mình không “làm gì nên tội” và tin vào sự sáng suốt của viên quan An Hòa Hầu. Ông lấy hết lời lẽ để phân trần, để người đời hiểu cái mong mỏi lớn nhất của đời ông. Vậy ông tại sao lại có tội? Làm sao ông có thể trở thành kẻ ác. Nhưng mọi lời ông nói chí khiến cho quân sĩ cười ầm lên, chúng không hiểu mộng lớn, chúng không hiểu những khát khao của ông, họ chỉ biết “mấy nghìn người chết vì Vửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Ngườ ta oán mày hơn oán quỷ”. Vũ Như Tô càng giải thích càng khiến cho bọn chúng điên cuồng hơn. Đến phút cuối cùng ông thét lên tiếng thét kinh hoàng khi biết Cửu Trùng Đài đã bị phá hủy và sự bình thản ông ra lệnh đưa ông ra pháp trường: “Trời ơi! Phú cho tằ cái tài làm gí? ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm Ôi Cửu Trùng Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..”

Kết cục của Vũ Như Tô là tất yếu, bởi Cửu Trùng Đài là một công trình nghệ thuật tuyệt mỹ nhưng không tuyệt thiện nó là bông hoa ác cho nên nó bị hủy diệt, còn Vũ Như Tô từ đầu chí cuối ông chỉ đứng trên lập trường của cái đẹp, của nghệ thuật thuần túy, mà không hề đứng trên lập trường của nhân dân. Ông là một người có tài năng nghệ thuật chứ không phải là một hiền tài. Nhưng việc đưa Vũ Như Tô là một người nghệ sỹ thiên tài ra pháp trường có thỏa đáng không và đốt phá Cửu Trùng Đài với tư cách là trốn để ăn chơi là hoàn toàn thỏa đáng nhưng đốt Cửu Trùng Đài với tư cách là một công trình nghệ thuật vĩ đại - vinh danh tên tuổi của dân tộc mình có thỏa đáng không. Chính Vũ Như Tô cũng không trả lời câu hỏi này như thế nào. Vũ Như Tô chưa hiểu tội của mình là gì ? Trong những hồi kịch đầu tiên thì Vũ Như Tô luôn luôn đặt ra câu hỏi khẳng định: “Tôi không làm gì lên tội” nhưng đến cuối hồi kịch Vũ Như Tô chuyển từ câu hỏi đấy sang câu nghi ngờ “Ta tội gì”.. Đồng thời, qua bi kịch của Vũ Như Tô cũng thức tỉnh ta mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, đó phải là nghệ thuật vị nhân sinh.

Tác giả sử dụng ngôn ngữ mang tính tổng hợp cao, giàu giá trị biểu đạt. Mẫu thuẫn kịch bị đẩy lên đến cao trào, giúp bộc lộ rõ tính cách nhân vật. Các lớp kịch linh hoạt tự nhiên, giàu kịch tính, tăng sức hấp dẫn với người đọc.

Đoạn trích đã thể hiện rõ tài năng nghệ thuật xây dựng kịch bậc thầy của Nguyễn Huy Tưởng. Thông qua lớp ngôn từ có tính tổng hợp cao, giàu ý nghĩa biểu đạt đã giúp ta hiểu sâu hơn tính cách nhân vật Vũ Như Tô. Đối với nhân vật này tác giả cùng dành tiếng nói cảm thương, trân trọng cho tài năng bị phá hủy. Đồng thời cũng là bài học cho nghệ sĩ muốn đời, nghệ thuật muốn tồn tại phải bắt rễ vào cuộc sống, phục vụ cuộc sống.

Phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Mẫu 13

Lịch sử đi qua để lại những câu chuyện khiến người đời sau phải suy ngẫm, phải tìm hiểu. Dựa trên một câu chuyện có thật ở dưới triều đại vua Lê Tương Dực, Nguyễn Huy Tưởng đã dùng tài năng của mình để sáng tạo ra một câu chuyện, một vở kịch mang tên Vũ Như Tô. Tác phẩm miêu tả sự xung đột kịch tính giữa giai cấp cầm quyền với lợi ích của nhân dân, giữa nghệ thuật chân chính với đời sống thực tế. Những điều đó được thể hiện thật rõ qua nhân vật chính của tác phẩm - người kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô.

Vở kịch Vũ Như Tô được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác năm 1941, và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trích từ hồi thứ năm của vở kịch trên. Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử viết về sự kiện xảy ra dưới thời vua Lê Tương Dực ở kinh thành Thăng Long, khoảng năm 1516 - 1517. Khi đó, Vũ Như Tô là một kiến trúc sư tài ba của đất nước, bị vua Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài - một lâu đài hoa lệ chín tầng để làm nơi ăn chơi lạc thú với đám cung nữ của hắn. Thế nhưng, Vũ Như Tô - một người nghệ sĩ chân chính, gắn bó với người dân nghèo quyết tâm khước từ lời đề nghị của tên hôn quân ấy. Cho đến khi Đan Thiềm - một cung nữ trong cung, vì mến mộ tài hoa của Vũ Như Tô nên đã khuyên nhủ ông dùng hết tài năng của mình, lợi dụng tiền bạc và quyền lực của Lê Tương Dực để xây dựng một Cửu Trùng Đài hoa lệ "bền như trăng sao", "tranh tinh xảo với hoá công", "để dân ta nghìn thu còn hãnh diện", và cũng là để phô diễn hết tài năng của ông. Vũ Như Tô nghe lời Đan Thiềm, chấp nhận lời đề nghị của vua, từ đó, ông dồn hết tâm trí vào việc xây dựng Cửu Trùng Đài, Thế nhưng, chính vì vậy mà ông đã vô tình gây nên những thảm cành như sưu thuế, bóc lột, tróc nã thợ giỏi, những người chết vì tai nạn, người bị giết vì bỏ trốn, ... Và giờ đây, mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị bóc lột lên tới đỉnh điểm, mâu thuẫn giữa Vũ Như Tô và những người thợ của ông cũng vào hồi gay cấn. Chính trong thời điểm ấy, quận công Trịnh Duy Sản đã cầm đầu phe phản loạn dấy binh làm phản, giết vua, lôi kéo những người thợ thuyền, giết chết Đan Thiềm, Vũ Như Tô và đốt bỏ Cửu Trùng Đài - tâm huyết của Vũ Như Tô.

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là hồi cuối của vở kịch, khi mà Trịnh Duy Sản đã làm phản, giết vua, sai người truy bắt Đan Thiềm và Vũ Như Tô. Đoạn trích không chỉ làm nổi bật lên bi kịch của người nghệ sĩ tài ba - Vũ Như Tô khi mắc vào bi kịch giữa cuộc sống và nghệ thuật mà còn thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa hai lĩnh vực đó. Ở Vũ Như Tô, người ta thấy được sự tài hoa trong con người ông, thấy được nhân cách, lý tưởng trong nghề nghiệp, thế nhưng ta cũng thấy được cái bi kịch đau đớn giữa nghệ thuật và cuộc sống mà ông mắc phải.

Trước hết, khi tìm hiểu về Vũ Như Tô, người ta thấy ở ông là một bậc nghệ sĩ tài hoa xuất chúng vô cùng. Điều đó được thể hiện qua những lời khen của Lê Tương Dực với ông "hắn là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai" hay "Hắn còn là một tay hội họa khác thường: Chỉ một vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công". Những lời khen có cánh ấy dành cho Vũ Như Tô chẳng phải không dưng mà có nếu như ông không có tài năng, chỉ là một kẻ tầm thường. Một kiến trúc sư phải sống nơi quê nhà, không dám phô trương tài năng vì sợ vua tróc nã mà lại có tiếng tăm đến cả tai vua, khiến một tên hôn quân như Lê Tương Dực cũng phải mở lời khen thì tài hoa của ông phải là xuất chúng "ngàn năm dễ có một".

Tài năng của Vũ Như Tô hầu hết được thể hiện qua lời nói của Lê Tương Dực, và cũng chính Lê Tương Dực nói rằng: "Cửu Trùng Đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng như đài nhất dạ, huy hoàng tráng lệ như đài Cô Tô", rằng chỉ có Vũ Như Tô mới có thể xây dựng được cái cung điện nguy nga ấy. Và đó cũng là lý do khiến ông bị bắt về kinh thành khi đang ở ẩn tại quê hương.

Đến khi bị điệu vào cung cấm, cũng chính vì tài năng ấy mà ông mới được Đan Thiềm mến mộ. Và Đan Thiềm cũng là người duy nhất giúp đỡ ông trong cái cung điện lạnh lẽo và thiếu tình người ấy.

Có thể nói, Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài hoa, là một kiến trúc sư hết mực xuất chúng, được mọi người công nhận. Ông hiện thân cho cái đẹp, cho sự say mê và sáng tạo cái đẹp.

Không chỉ có tài hoa, ông còn là một người nghệ sĩ với nhân cách lớn, hoài bão lớn, lý tưởng nghệ thuật lớn.

Khi đọc Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, người ta mới thấy thấm thía được cái nhân cách của Vũ Như Tô. Đó là khi ông cương quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài cho tên "vua lợn" Lê Tương Dực vì cho rằng đó chỉ là chốn ăn chơi sa đọa cho hắn chứ chẳng giúp ích gì được cho nhân dân. Dù rằng Lê Tương Dực mang cái chết ra để ép ông, ông cũng một mực từ chối, không muốn giúp sức cho một kẻ làm hại nhân dân "tôi thề là đành chết chứ không chịu làm gì". Ông còn cho rằng xây dựng lên một lâu đài tráng lệ cho một tên hôn quân hại nước "một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô". Và nếu xây dựng cho hắn công trình ấy, ông sẽ là người có tiếng xấu muôn thuở, là một kẻ sĩ đã chịu trói dưới tay cường quyền "Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được", mà điều đó thì không phải là tôn chỉ hành động của người nghệ sĩ chân chính như ông.

Những điều kể trên đã cho thấy một Vũ Như Tô - một người nghệ sĩ lớn với nhân cách lớn. Tuy tài hoa là vậy, nhưng ông thà chịu chết, thà làm một kẻ nghèo hèn chứ nhất quyết không chịu đem mình, đem tài hoa trời phú để phục tùng cho một kẻ bạo ngược, dâm ô như Lê Tương Dực được. Ngoài ra, nếu đọc thêm về tác phẩm, ta còn thấy được rằng khi được Lê Tương Dực ban thưởng, ông đã đem hết những của cải đó mà chia cho thợ thuyền, điều đó cũng bộc lộ được một phần nhân cách lớn trong con người ông.

Hơn thế, là một người nghệ sĩ, lại là người nghệ sĩ tài hoa, ông không thể không có những hoài bão cho riêng mình. Hoài bão của người kiến trúc sư xuất chúng ấy là xây lên được một công trình mà khiến cho "dân ta nghìn thu còn hãnh diện". Có thể thấy rằng, hoài bão của ông vô cùng lớn lao, vô cùng cao đẹp, ông mong muốn dùng tài năng của mình để phục vụ nhân dân, cho lợi ích của đất nước, để lưu danh một đất nước với kiến trúc vượt bậc chứ không phải lưu danh tên tuổi của ông. Ông muốn xây dựng những "lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước", hay những công trình "bền như trăng sao". Ôi, ước mơ của Vũ Như Tô thật quá đỗi to lớn và cao quý, đúng như nhân cách con người ông vậy!

Tài năng là thế, nhân cách cao đẹp là thế, lý tưởng nghệ thuật đẹp đẽ là thế nhưng ông vẫn như những người nghệ sĩ khác, đó là mắc vào cái bi kịch giữa nghệ thuật và cuộc sống. Đó là nguyên nhân dẫn đến bi kịch của cuộc đời và cái chết của Vũ Như Tô.

Như Bác Hồ luôn luôn dặn dò những người nghệ sĩ rằng "viết để phục vụ nhân dân", "viết để nhân dân hiểu", tức là nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, phải phục vụ được đời sống cho nhân dân. Thế nhưng, khi đất nước ta còn nghèo, dân ta còn đói khổ thì những công trình to lớn, mang tầm vóc như lý tưởng của Vũ Như Tô liệu chăng có phù hợp với hoàn cảnh bất ngờ? Không, không bao giờ là phù hợp! Thế nhưng, Vũ Như Tô lại không hiểu được điều đó, và nó đã dẫn tới cái bi kịch cuối cùng là Cửu Trùng Đài - tâm huyết của Vũ Như Tô bị đốt bỏ, còn ông thì bị giết chết.

Khát khao mang cái đẹp lại cho đời của ông chưa bao giờ là sai trái, ông nghe lời Đan Thiềm, muốn lợi dụng Lê Tương Dực để xây dựng lên một công trình "tranh tinh xảo với hóa công". Ấy thế nhưng cái mong muốn của ông lại đổi bằng tính mạng của những người thợ thuyền, sức lao động của những con dân trong xã hội, ... Vì lý tưởng của ông mà dân chúng đói khổ càng đói khổ hơn, triều đình tróc nã những thợ giỏi rồi thẳng tay chém giết những người bỏ trốn, ... Điều đó thật quá ư tàn nhẫn, lý tưởng của Vũ Như Tô đã giẫm lên xương máu của nhân dân rồi. Ông mải mê sống với lý tưởng của mình mà quên đi rằng nghệ thuật chỉ đẹp khi gắn liền với cuộc sống, để phục vụ nhân dân. Một lâu đài nguy nga tráng lệ "bền như trăng sao", "tranh tinh xảo với hóa công" để làm gì khi dân còn nghèo, còn khổ? Xa rời cuộc sống, xa rời nhân dân chính là lý do làm nên bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa Vũ Như Tô.

Đến khi bị dẫn ra pháp trường, bị quân phản loạn bắt trói, Vũ Như Tô vẫn khăng khăng cho rằng lý tưởng của mình không hề sai, "ta tội gì?", ông đã kêu lên như thế! Ông vẫn cho rằng dùng hết tài hoa của mình để "tô điểm cho đất nước" thì điều đó có gì là sai trái chứ, ông hết lời phân trần "dẫn ta ra mắt An Hòa Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước...". Thế nhưng, ông càng nói càng khiến những quân sĩ cười ầm, khinh bỉ "câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay...Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ". Thế nhưng, ông vẫn không hiểu, dù bị họ sỉ vả, làm nhục nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng mộng lớn của ông, Cửu Trùng Đài ông xây chưa bao giờ là một sai lầm. Cuộc đời của ông còn không sánh bằng tòa lâu đài đẹp đẽ ấy "Đời ta không quý bằng Cửu Trùng Đài". Cho đến khi có tiếng reo hò vui vẻ "Cửu trùng Đài đã cháy", ông mới chợt vỡ ra, nhận ra rằng cái mộng lớn kia đã tan tành, lý tưởng sụp đổ "Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!".

Có thể thấy rằng kết cục của Vũ Như Tô dường như đã được định sẵn, là tất yếu và Cửu Trùng Đài cũng vậy. Bởi tuy Cửu Trùng Đài kia là cái đẹp nhưng lại xây trên xương máu, trên sự bóc lột nhân dân còn Vũ Như Tô lại là người đứng trên cái đẹp đó mà nhìn xuống nhân dân, chứ không hề đứng ở lập trường của quần chúng mà nhìn về nghệ thuật. Cái đẹp xa rời quần chúng thì cái đẹp ấy vĩnh viễn không thể tồn tại được. Từ đầu tới cuối, Vũ Như Tô luôn băn khoăn, luôn không hiểu "tôi làm gì nên tội?" nhưng trước khi chết ông lại hỏi "ta tội gì?", phải chăng ông đã thức tỉnh, nhưng thức tỉnh mà vẫn còn băn khoăn. Bởi đốt phá Cửu Trùng Đài xây trên xương máu của nhân dân là đúng, nhưng đốt Cửu Trùng Đài là công trình tô điểm cho đất nước thì có đúng hay chăng? Đến cuối cùng, qua bi kịch, Vũ Như Tô nhận ra rằng nghệ thuật phải vị nhân sinh mới là nghệ thuật, giống như nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao, cũng nhận ra điều ấy mãi về sau này.

Qua tác phẩm, ta thấy được tài năng của Nguyễn Huy Tưởng khi biến một sự kiện có thật thành một câu chuyện khiến người đọc phải trầm ngâm, suy tưởng về ý nghĩa của nó. Với giọng điệu giản dị, ngôn từ giàu sức biểu cảm, ông đã tạo nên một vở kịch ghi lại được những bi kịch của người nghệ sĩ tài hoa khi sống trong lý tưởng mà xa rời cuộc sống thực tế. Đồng thời, như một nhà văn lão luyện, ông đã làm dậy lên cái tâm trạng phức tạp của những người nghệ sĩ khi rơi vào bi kịch cuộc đời.

Vũ Như Tô - một nhân vật giả tưởng thế nhưng lại đem cho chúng ta thật nhiều những suy nghĩ không chỉ về nghệ thuật mà còn trong cả cuộc sống. Là một người nghệ sĩ chân chính thì phải đem tài hoa của mình phục vụ nhân dân, đó mới là lý tưởng xứng đáng với người nghệ sĩ. Qua Vũ Như Tô, người đọc càng khâm phục tài năng viết chính kịch của Nguyễn Huy Tưởng đồng thời là lý tưởng của người nghệ sĩ như ông.

 

Tài liệu có 56 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT Tuyết TOP 20 mẫu Phân tích một tác phẩm truyện mà em yêu thích HAY NHẤT - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
1.3 K 1 1
20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng Tuyết 20 mẫu Tham dự buổi thuyết trình của học sinh trong trường về những hoạt động xã hội có ích với cộng đồng - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
768 1 0
TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia Tuyết TOP 20 mẫu Kể lại hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng mà em đã tham gia - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
857 1 0
20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ Tuyết 20 mẫu Đoạn văn cảm nhận về bài thơ Qua Đèo Ngang, có ít nhất một câu hỏi tu từ - Tổng hợp văn mẫu Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chọn lọc giúp học sinh viết văn hay hơn.
668 1 0
Tải xuống