Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 41: Hệ sinh thái

222

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 41: Hệ sinh thái. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 41: Hệ sinh thái

A. Lý thuyết Hệ sinh thái

I. Hệ sinh thái

- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng, tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

- Trên Trái Đất, có hai nhóm hệ sinh thái: tự nhiên và nhân tạo.

- Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm trên cạn và dưới nước.

- Hệ sinh thái nhân tạo được tạo thành bởi hoạt động của con người.

II. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

1. Chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.

2. Lưới thức ăn 

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mất xách chung.

- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm ba thành phần chủ yếu: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

3. Tháp sinh thái

- Xây dựng tháp sinh thái để đánh giá hiệu quả dinh dưỡng của từng bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

- Có 3 loại tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp khối hương và tháp đo lường hấp thụ.

III. Trao đổi vật chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái

- Là quá trình trao đổi giữa sinh vật và môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng.

IV. Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái điển hình của Việt Nam

- Việc bảo vệ các hệ sinh thái rừng, biển và ven biển, nông nghiệp là cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học, điều hoà khi hậu và phát triển bền vững.

- Các biện pháp bảo vệ bao gồm xây dựng khu bảo tồn, sử dụng hợp lí các hệ sinh thái, phòng chống ô nhiễm.

- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu, cần sử dụng và phát triển bền vững, hạn chế ô nhiễm bằng các biện pháp như phòng chống xói mòn đất, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

B. Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều Bài 41 (có đáp án)

Câu 1: Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là

A. thành phần vô sinh và hữu sinh.

B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.

C. thành phần vô cơ và hữu cơ.

D. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.

Đáp án đúng: C

Giải thích

Hệ sinh thái bao gồm các thành phần là thành phần vô cơ và hữu cơ. Thành phần vô cơ là các yếu tố không sống trong môi trường như không khí, nước, đất, ánh sáng, nhiệt độ,... Ngược lại thành phần hữu cơ là các yếu tố sống như thực vật, động vật, vi sinh vật,...

Câu 2: Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là

A. tập hợp quần xã.          

B. hệ quần thể.              

C. hệ sinh thái. 

D. sinh cảnh.

Đáp án đúng: C

Giải thích

Hệ thống gồm quần xã và môi trường vô sinh của nó tương tác thành một thể thống nhất được gọi là hệ sinh thái. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài cùng sống trong một khu vực nhất định, có mối quan hệ tương tác với nhau. Môi trường vô sinh là tất cả các yếu tố không sống trong môi trường như không khí, nước, đất, ánh sáng, nhiệt độ,...

Câu 3: Trong một hệ sinh thái, cây xanh đóng vai trò là

A. sinh vật phân giải.

B. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ.

C. sinh vật sản xuất.

D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất.

Đáp án đúng: C

Câu 4: Ví dụ nào sau đây có thể minh họa cho một hệ sinh thái?

A. Một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan.

B. Một khu rừng có thảm cỏ, cây, sâu bọ, chim chóc và thú, nấm, vi sinh vật,... ở đó.

C. Một cái hồ nhưng không tính các sinh vật, chỉ kể các nhân tố vô cơ (nước, khoáng, khí, nhiệt độ,...).

D. Sinh vật và môi trường sống, miễn là chúng tạo thành một thể thống nhất.

Đáp án đúng: A

Giải thích

Ví dụ có thể minh họa cho một hệ sinh thái là một hồ với rong, tảo, động vật, vi khuẩn,... cùng mọi vật chất và yếu tố khí hậu liên quan.

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là của sinh vật sản xuất?

A. Tổng hợp chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.

B. Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.

C. Phân giải xác động vật và thực vật.

D. Không tự tổng hợp chất hữu cơ.

Đáp án đúng: A

Xem thêm các bài lý thuyết KHTN 8 sách Cánh diều hay, chi tiết tại:

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 39: Quần thể sinh vật

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 40: Quần xã sinh vật

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 42: Cân bằng tự nhiên và bảo vệ môi trường

Lý thuyết KHTN 8 (Cánh diều) Bài 43: Khái quát về sinh quyển và các khu sinh học

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá