Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:
Lý thuyết GDCD 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Bài giảng Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
A. Kiến thức trọng tâm GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
1. Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phổ biến
- Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: bom, mìn nổ, bình ga nổ, nhiễm chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ ngân,...
- Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Vũ khí: Cưa bom mìn, sử dụng vũ khí tự chế,...
+ Cháy, nổ: Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt, chập điện, sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,..
+ Ngộ độc thực phẩm: Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm; kim loại nặng lẫn trong thực phẩm, thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu...
2. Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại để lại hậu quả: Ảnh hưởng đến sức khỏe thiệt hại tài sản gia đình, cá nhân, xã hội; ô nhiễm môi trường; chết người;...
3. Quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.
- Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, cháy, nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn.
4. Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tuyên truyền, vận động bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định.
+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Đối với tai nạn bom, mìn: Không cưa, đục, mở, tháo chốt.
+ Đối với tai nạn phòng cháy, chữa cháy: Trang bị các phương tiện chữa cháy, kiểm tra, khắc phục kịp thời nguy cơ cháy, nổ.
+ Đối với tai nạn ngộ độc thực phẩm: Thực hiện việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh sạch sẽ, không sử dụng phẩm màu, hoá chất, phụ gia độc hại trong bảo quản, sản xuất và chế biến thực phẩm.
- Học sinh phải tích cực phòng ngừa và chủ động nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại,…
B. Bài tập GDCD 8 Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Câu 1. Nguy cơ nào dưới đây dẫn đến tai nạn vũ khí?
A. Rò rỉ khí ga.
B. Cưa bom, mìn.
C. Cháy, chập điện.
C. Thực phẩm ôi thiu.
Đáp án đúng là: B
Nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí là do: cưa, bom mìn; sử dụng vũ khí tự chế,...
Câu 2. Đoạn thông tin dưới đây đề cập đến loại tai nạn nào?
Thông tin. Bà C là chủ một cơ sở sản xuất nem chua. Trong quá trình sản xuất, bà C đã bí mật sử dụng một số hóa chất không rõ nguồn gốc, không có thời hạn sử dụng để tẩy trắng bì lợn.
A. Tai nạn cháy, nổ.
B. Tai nạn do chất độc hại gây ra.
C. Tai nạn vũ khí gây ra.
D. Tai nạn do bom mìn gây ra.
Đáp án đúng là: B
Đoạn thông tin trên đề cập đến tai nạn do chất độc hại gây ra.
Câu 3. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ?
A. Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải.
B. Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm.
C. Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
D. Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ.
Đáp án đúng là: B
- Một số nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ là:
+ Để các đồ dễ bắt lửa sát các đồ tạo nhiệt.
+ Cháy, chập điện do thiết bị điện bị quá tải,…
+ Sử dụng chất nổ trái phép, chất phóng xạ,..
+ Nắng nóng kéo dài/ sấm sét khi mưa giông
+ Trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo…
- Sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm là nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Câu 4. Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại không gây ra hậu quả nào sau đây?
A. Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
B. Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
C. Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.
D. Chỉ gây tổn thương về tâm lí không gây tổn hại về sức khỏe.
Đáp án đúng là: D
- Hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:
+ Thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội.
+ Góp phần làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
+ Gây tổn thương về thể chất thậm chí là tính mạng con người.
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguy cơ dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm?
A. Sử dụng chất phụ gia thực phẩm.
B. Kim loại nặng lẫn trong thực phẩm.
C. Thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu.
D. Sử dụng thực phẩm tươi, sạch.
Đáp án đúng là: D
- Một số nguy cơ dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm, là:
+ Sử dụng chất bảo quản, chất phụ gia thực phẩm.
+ Kim loại nặng lẫn trong thực phẩm.
+ Thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu…
Câu 6. Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tố giác người có hành vi: tàng trữ, mua bán trái phép chất gây cháy, nổ.
B. Hỗ trợ, giúp đỡ những người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.
C. Lợi dụng hoạt động phòng cháy, chữa cháy để xâm hại sức khỏe con người.
D. Sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt đúng tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy.
Đáp án đúng là: C
Theo Khoản 3, Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) nghiêm cấm hành vi: lợi dụng hoạt động phòng cháy, chữa cháy để xâm hại sức khỏe, tính mạng con người; xâm phạm tài sản nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Câu 7. Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tố cáo những người có hành vi sử dụng hóa chất độc hại để săn bắt động vật.
B. Cung cấp không đầy đủ, che dấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất.
C. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học đúng hàm lượng cho phép.
D. Sản xuất, kinh doanh, vận chuyển các hóa chất thuộc danh mục được phép.
Đáp án đúng là: D
Khoản 2, Điều 7, Luật Hóa chất năm 2007 nghiêm cấm thực hiện hành vi: không công bố thông tin cần thiết, cung cấp thông tin không đầy đủ, thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, sản phẩm chứa hóa chất nguy hiểm.
Câu 8. Luật Quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.
B. Tố cáo những người hành vi mua bán trái phép vũ khí, vật liệu nổ.
C. Tố giác những người có hành vi: nghiên cứu, chế tạo trái phép vũ khí.
D. Lợi dụng, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ để xâm phạm an ninh quốc gia.
Đáp án đúng là: D
Khoản 4, Điều 5, Luật Quản lí vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) nghiêm cấm thực hiện hành vi: lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Câu 9. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Phát tán ra môi trường vi-rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người.
B. Chôn, lấp, đổ, đốt chất thải rắn, chất nguy hại,… đúng quy trình kĩ thuật.
C. Xử lí nước thải, khí thải đúng quy trình kĩ thuật trước khi xả ra môi trường.
D. Tố cáo những cá nhân, tổ chức,… có hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Đáp án đúng là: A
Khoản 3, Điều 6, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm thực hiện hành vi: Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Câu 10. Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta nên thực hiện biện pháp nào dưới đây?
A. Không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.
B. Tự ý thực hiện hành vi rà, phá bom, mìn.
C. Đốt lửa trên vùng đất nghi ngờ có bom, mìn.
D. Lại gần khu vực có biển cảnh báo bom, mìn.
Đáp án đúng là: D
Để phòng ngừa tai nạn bom, mìn, chúng ta không cưa, đục, mở, tháo chốt bom, mìn.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết GDCD 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.