Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

243

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

Bài giảng Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

A. Lý thuyết Lao động cần cù sáng tạo

1. Khái niệm và biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động

a. Khái niệm

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.

b. Cần cù, sáng tạo trong lao động

- Lao động cần cù được thể hiện thông qua những hành động: Chăm chỉ và sẵn sàng làm việc một cách thường xuyên, đồng thời dốc hết sức mình để hoàn thành tốt công việc được giao.

- Lao động sáng tạo là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả lao động. 

- Những người lao động sáng tạo luôn tìm tòi, suy nghĩ và cải tiến phương pháp làm việc để đạt được kết quả tối ưu. Họ không ngừng khắc phục sai lầm và học hỏi kinh nghiệm để cải thiện bản thân.

Lý thuyết GDCD 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lao động cần cù sáng tạo (ảnh 1)

2. Ý nghĩa của cần cù sáng tạo trong lao động

- Tinh thần cần cù và sáng tạo trong lao động không chỉ giúp cá nhân phát triển bản thân mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước. 

- Từ việc hoàn thiện năng lực, phẩm chất, kỹ năng trong lao động, con người có thể đạt được thành công và tạo ra những sản phẩm có giá trị, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Những người có tinh thần cần cù và sáng tạo thường được đánh giá cao và được yêu quý, vì họ là người đóng góp tích cực cho xã hội. Họ cũng thường có khả năng thích nghi với môi trường và trở thành những người lãnh đạo, những người có ảnh hưởng trong cộng đồng.

- Để trở thành những công dân có ích cho xã hội, học sinh cần trân trọng và lấy làm gương những người lao động cần cù, sáng tạo, bởi đây là phẩm chất quan trọng giúp phát triển năng lực và tạo nên hiệu quả cao trong học tập và cuộc sống

- Phê phán mọi hành vi chây lười, thụ động trong lao động, đồng thời tự tìm ra các phương pháp tự động hóa, tối ưu hóa quá trình học tập và đem lại kết quả tốt nhất cho bản thân và cả xã hội.

B. Câu hỏi trắc nghiệm Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

Câu 1: Thế nào là lao động sáng tạo?

A. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc

B. Không bỏ cuộc khi có khó khăn

C. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động

D. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động

Đáp án đúng: C

Câu 2: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì?

A. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình

B. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội

C. Đáp án A và B đều đúng

D. Đáp án A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

A. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay

B. Sáng tạo ra máy phay ruộng

C. Vung gieo hạt bằng tay

D. Gánh nước tưới cho cây trồng

Đáp án đúng: B

Câu 4: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

A. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng

B. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc

C. Chỉ làm những việc mình được giao

D. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Đáp án đúng: B

Giải thích:

Một người cần cù trong lao động là người làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc. Đồng thời dốc hết sức mình để hoàn thành tốt công việc được giao.

Câu 5: Sự sáng tạo trong học tập được thể hiện qua điểm nào sau đây?

A. Tìm ra cách giải mới cho bài toán

B. Chăm chỉ học bài

C. Áp dụng các công thức đã có sẵn để tìm ra lời giải cho bài tập

D. Sử dụng sách tham khảo để hoàn thành các bài tập được giao

Đáp án đúng: A

Câu 6: Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?

A. Vật lí học

B. Hóa học

C. Thiên văn học

D. Nông học

Đáp án đúng: D

Giải thích:

Lương Định Của (16/8/1920 - 28/12/1975) là giáo sư thuộc lĩnh vực nông học sinh ra tại Sóc Trăng. Từ năm 1967-1975, ông là Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và được coi là người có đóng góp to lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Câu 7: Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp, “Cần cù và siêng năng trong lao động chính là ……………tốt đẹp từ bao đời nay của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam”.

A. Tính chất

B. Phẩm chất

C. Vốn quý

D. Tài sản

Đáp án đúng: B

Câu 8: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

A. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

B. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh

C. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Đáp án đúng: A

Giải thích:

"Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu". Câu tục ngữ muốn nhắn nhủ mọi người nông dân hãy cần cù cày cấy vất vả hôm nay nhưng sẽ đem lại cuộc sống đủ đầy cho ngày mai.

Câu 9: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

A. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người

B. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh

C. Nguồn việc làm dồi dào

D. Đất canh tác được cải thiện

Đáp án đúng: A

Giải thích: 

Lao động sáng tạo là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả lao động. Những sáng tạo trong lao động giúp con người có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người. Giúp con người khắc phục sai lầm và học hỏi kinh nghiệm để cải thiện bản thân.

Câu 10: Em tán thành với ý nào dưới đây?

A. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được

B. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo

C. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo

D. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo

Đáp án đúng: D

C. Sơ đồ tư duy Lao động cần cù sáng tạo

Lý thuyết GDCD 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Lao động cần cù sáng tạo (ảnh 1)

Xem thêm các bài lý thuyết GDCD 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết tại:

Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 4: Bảo vệ lẽ phải

Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân

Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Lý thuyết GDCD 8 (Kết nối tri thức) Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá