Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Học kì 1 Hóa 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Hóa 11 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
TOP 10 đề thi Học kì 1 Hóa 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - (Đề số 1)
Câu 1. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học?
A. Nồng độ.
B. Nhiệt độ.
C. Chất xúc tác.
D. Áp suất.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
Câu 3. Cho dãy các chất sau: O2, CH4, KNO3, CuO, NaOH, HCl. Số chất điện li trong dãy là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 4. Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,005 M là
A. 3.
B. 11.
C. 12.
D. 2.
Câu 5. Trong vỏ Trái Đất, nguyên tố nitrogen tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng thường gọi là diêm tiêu Chile. Công thức hoá học của diêm tiêu Chile là
A. HCl.
B. HNO3.
C. NaNO3.
D. KNO3.
Câu 6. Vai trò của NH3 trong phản ứng NH3 + HCl → NH4Cl là
A. chất khử.
B. acid.
C. chất oxi hóa.
D. base.
Câu 7. Chất nào sau đây được dùng để sản xuất chất cản quang?
A. FeS.
B. FeS2.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 8. Ở điều kiện thường, sulfur tồn tại ở dạng tinh thể, được tạo nên từ các phân tử sulfur. Số nguyên tử trong mỗi phân tử sulfur là
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Câu 9. Việc làm nào sau đây không được sử dụng trong sơ cứu khi bị bỏng acid?
A. rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước sạch trong ít nhất 20 phút.
B. trung hoà acid bằng NaOH đặc.
C. băng bó tạm thời vết bỏng.
D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 10. Chất nào sau đây chủ yếu được dùng làm phân bón, cung cấp đạm cho đất?
A. BaSO4.
B. CaSO4.
C. MgSO4.
D. (NH4)2SO4.
Câu 11. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về các........... Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là
A. hợp chất hữu cơ.
B. hợp chất vô cơ.
C. hợp chất thiên nhiên.
D. hợp chất phức.
Câu 12. Chất sau đây thuộc loại hợp chất hữu cơ?
A. SO2.
B. H2O.
C. CH4.
D. CO2.
Câu 13. Để tách xăng ra khỏi hỗn hợp xăng và nước nên sử dụng phương pháp tách chất nào sau đây?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Câu 14. Hỗn hợp X gồm các alkane: pentane (ts = 36,1oC), heptane (ts = 98,4oC), octane (ts = 125,7oC) và nonane (ts = 150,8oC). Có thể tách riêng các chất đó một cách thuận lợi bằng phương pháp nào sau đây?
A. Kết tinh.
B. Chưng cất.
C. Sắc kí.
D. Chiết.
Câu 15. Chất nào sau đây là hydrocarbon?
A. CH3Cl.
B. CH3OCH3.
C. C2H6.
D. C2H5OH.
Câu 16. CH3OH, CH3CH2OH và CH3CH2CH2OH thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Phát biểu nào sau đây về các hợp chất này là đúng?
A. Các hợp chất này có tính chất vật lí tương tự nhau và có tính chất hoá học biến đổi theo quy luật.
B. Các hợp chất này có tính chất hoá học tương tự nhau và có tính chất vật lí biến đổi theo quy luật.
C. Các hợp chất này có cùng công thức phân tử nhưng có các tính chất vật lí, tính chất hoá học khác nhau.
D. Các hợp chất này có các tính chất vật lí và tính chất hoá học tương tự nhau.
Câu 17. Hằng số cân bằng của phản ứng N2O4 (g) ⇌ 2NO2 (g) là
A. .
B. .
C. .
D. Kết quả khác.
Câu 18. Cho phản ứng thuận nghịch sau:
Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là acid theo thuyết Bronsted – Lowry là
A.
B. H2O.
C. HS−.
D. OH−.
Câu 19. Có thể dùng chất nào sau đây để làm khô khí ammonia?
A. Dung dịch HCl đặc.
B. P2O5 khan.
C. MgO khan.
D. CaO khan.
Câu 20. Trong khí quyển, phản ứng khởi đầu cho quá trình tạo ion nitrate là
A. 2NO + O2 → 2NO2.
B. N2 + 3H2 → 2NH3.
C. N2 + O2 ⇌ 2NO.
D. 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3.
Câu 21. Kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Zn.
B. Fe.
C. Mg.
D. Ag.
Câu 22. Ở điều kiện thích hợp, sulfur dioxide đóng vai trò là chất oxi hoá khi tham gia phản ứng với chất nào sau đây?
A. NO2.
B. H2S.
C. NaOH.
D. Ca(OH)2.
Câu 23. Mưa acid tàn phá nhiều rừng cây, ăn mòn nhiều công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Khí nào trong số các khí sau là tác nhân chính tạo ra mưa acid?
A. SO2.
B. H2S.
C. CO2.
D. CO.
Câu 24. Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây:
Phân tử chất X có chứa nhóm chức?
A. aldehyde.
B. carboxyl.
C. alcohol.
D. amino.
Câu 25. Xét ba yêu cầu: (a) không hoà tan tạp chất; (b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; (c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền. Trong ba yêu cầu này, có bao nhiêu yêu cầu là cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh?
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:
Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là
A. 51.
B. 64.
C. 102.
D. 128.
Câu 27. Công thức nào dưới đây biểu diễn đúng cấu tạo hoá học của chất?
A. Công thức (1).
B. Công thức (2) và công thức (3).
C. Công thức (4).
D. Công thức (1) và công thức (3).
Câu 28. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. C2H2 và C6H6.
B. CH3OH và CH3CH2OH.
C. CH3OCH3 và CH3 CH2OH.
D. CH4 và C3H4.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (3,0 điểm)
Câu 29. Một hợp chất hữu cơ Y có 32% C; 6,67% H; 18,67% N về khối lượng còn lại là O. Phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất. Lập công thức phân tử của Y, biết phổ khối lượng của Y được cho ở hình bên dưới:
Câu 30. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C4H10O. Trong các hợp chất này, hãy chỉ ra:
a) Các chất là đồng phân về nhóm chức.
b) Các chất là đồng phân về vị trí nhóm chức.
c) Các chất là đồng phân về mạch carbon.
Câu 31. Kể tên một số nguồn phát thải khí sulfur dioxide vào khí quyển. Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm cắt giảm sự phát thải đó.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I: Trắc nghiệm
1 - D |
2 - B |
3 - C |
4 - D |
5 - C |
6 - D |
7 - D |
8 - D |
9 - B |
10 - D |
11 - A |
12 - C |
13 - B |
14 - B |
15 - C |
16 - B |
17 - A |
18 - B |
19 - D |
20 - C |
21 - B |
22 - B |
23 - A |
24 - A |
25 - D |
26 - D |
27 - D |
28 - C |
|
|
Phần II: Tự luận
Câu 29:
%mO = 100% - 32% - 6,67% - 18,67% = 42,66%.
Đặt công thức phân tử của Y là CxHyOzNt.
Ta có:
x : y : z : t =
Công thức đơn giản nhất của Y là: C2H5O2N.
Công thức phân tử của Y được biểu diễn theo công thức đơn giản nhất là: (C2H5O2N)n.
Từ phổ khối lượng của Y xác định được: MY = 75 Þ n = 1.
Công thức phân tử của Y: C2H5O2N.
Câu 30:
Công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C4H10O:
a) Các chất là đồng phân nhóm chức alcohol: (1), (2), (3) và (4); các chất là đồng phân nhóm chức ether: (5), (6) và (7).
b) Các chất là đồng phân vị trí nhóm chức: (1) và (3); (5) và (7).
c) Các chất là đồng phân mạch carbon: (1) và (2); (5) và (6).
Câu 31:
- Nguồn phát sinh sulfur dioxide: Sulfur dioxide được sinh ra từ cả nguồn tự nhiên (khí thải núi lửa) và nguồn nhân tạo. Nguồn sulfur dioxide nhân tạo chủ yếu sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp chất sulfur (than đá, dầu mỏ), đốt quặng sulfide (galen, blend) trong luyện kim, đốt sulfur và quặng pyrite trong sản xuất sulfuric acid…
- Một số biện pháp cắt giảm sulfur dioxide vào khí quyển: Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; cải tiến công nghệ sản xuất; có biện pháp xử lí khí thải và tái chế sản phẩm phụ có chứa sulfur.
Sở Giáo dục và Đào tạo ...
Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức
Năm học ...
Môn: Hoá học lớp 11
Thời gian làm bài: phút
Đề thi Học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - (Đề số 2)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3.
B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
C. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.
D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về một phản ứng thuận nghịch tại trạng thái cân bằng là đúng?
A. Tốc độ của phản ứng thuận lớn hơn tốc độ của phản ứng nghịch.
B. Nồng độ của tất cả các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi.
C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm.
D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại.
Câu 3. Trong các chất sau, chất không điện li là
A. KHCO3.
B. HCl.
C. KOH.
D. CH4.
Câu 4. Một dung dịch có nồng độ H+ bằng 0,01M thì pH và [OH−]của dung dịch này là
A. pH = 2; [OH-]=10-12 M.
B. pH = 2; [OH-]=10-10 M.
C. pH = 10-2; [OH-]=10-11 M.
D. pH = 2; [OH-]=10-11 M.
Câu 5. Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. O2.
B. NO.
C. CO2.
D. N2.
Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước.
B. Khí NH3 nặng hơn không khí.
C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.
D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 7. Thành phần chính của quặng pyrite là
A. FeS.
B. FeS2.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 8. Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của sulfur?
A. Chất khí, không màu.
B. Chất rắn, màu nâu đỏ.
C. Không tan trong benzene.
D. Không tan trong nước.
Câu 9. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người sulfuric acid đậm đặc đổ vào tay gây bỏng là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.
B. trung hoà acid bằng NaHCO3.
C. băng bó tạm thời vết bỏng.
D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 10. Chất nào sau đây được dùng để bổ sung khoáng chất cho phân bón, thức ăn gia súc …?
A. BaSO4.
B. CaSO4.
C. MgSO4.
D. NH4SO4.
Câu 11. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu về
A. hợp chất của carbon.
B. hydrocarbon.
C. dẫn xuất hydrocarbon.
D. hợp chất hữu cơ.
Câu 12. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất định phải có nguyên tố nào sau đây?
A. Hydrogen.
B. Carbon.
C. Carbon, hydrogen và oxygen.
D. Oxygen.
Câu 13. Để tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước nên sử dụng phương pháp tách chất nào sau đây?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Câu 14. Phương pháp chưng cất thường được dùng để tách riêng từng chất trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Nước và dầu ăn.
B. Bột mì và nước.
C. Cát và nước.
D. Nước và rượu.
Câu 15. Hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố gồm
A. carbon và hydrogen.
B. hydrogen và oxygen.
C. carbon và oxygen.
D. carbon và nitrogen.
Câu 16. Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?
A. CH4 và C2H4.
B. CH4 và C2H6.
C. C2H4 và C3H4.
D. C2H2 và C4H4.
Câu 17. Cho cân bằng hoá học sau:
H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là
A. KC = .
B. KC = .
C. KC = .
D. KC = .
Câu 18. Cho phản ứng thuận nghịch sau:
Trong phản ứng thuận, chất đóng vai trò là base theo thuyết Bronsted – Lowry là
A. .
B. H2O.
C. .
D. OH−.
Câu 19. Ammonia tan nhiều trong nước là do
A. phân tử có liên kết cộng hoá trị không cực.
B. có khả năng tạo liên kết hydrogen với nước.
C. phân tử có liên kết ion.
D. NH3 là một chất khí, mùi khai.
Câu 20. Trong khí quyển, khi có sấm sét nitrogen bị oxi hóa để tạo thành oxide của nitrogen. Oxide được tạo thành bởi quá trình này có công thức là
A. NO.
B. N2O5.
C. N2O.
D. N2O4.
Câu 21. Dãy gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Zn, Cu, Au, Pt.
B. Al, Fe, Au, Pt.
C. Mg, Cu, Au, Pt.
D. Mg, Ag, Au, Pt.
Câu 22. Cho phản ứng hoá học sau:
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
Vai trò của của SO2 trong phản ứng trên là
A. chất khử.
B. acid.
C. base.
D. chất oxi hoá.
Câu 23. Cho kim loại Cu tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là
A. khí oxygen.
B. khí hydrogen.
C. khí carbonic.
D. khí sulfur dioxide.
Câu 24. Cho phổ hồng ngoại của chất X như hình dưới đây:
Phân tử chất X có chứa nhóm chức?
A. – CHO.
B. – COOH.
C. – OH.
D. –NH2.
Câu 25. Cho hình vẽ mô tả quá trình chiết hai chất lỏng không trộn lẫn vào nhau:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ nổi lên trên trên phễu chiết.
B. Chất lỏng nhẹ hơn sẽ được chiết trước.
C. Chất lỏng nặng hơn sẽ ở phía dưới đáy phễu chiết.
D. Chất lỏng nặng hơn sẽ được chiết trước.
Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:
Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là
A. 80.
B. 78.
C. 76.
D. 50.
Câu 27. Công thức hoá học nào sau đây không phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?
A. CH3 – CH2 – OH.
B. CH3–O=CH–CH3.
C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2.
D. CH3Cl.
Câu 28. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. CH3C6H4Cl và C6H5Cl.
B. CH3OH và CH3CH2OH.
C. CH3OCH3 và CH3 CH2OH.
D. C6H5OH và C2H5OH.
II. PHẦN TỰ LUẬN. (3,0 điểm)
Câu 29. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất X như sau: carbon là 52,17%; hydrogen là 13,04%; còn lại là oxygen.
Biết phân tử khối của X là 46. Xác định công thức phân tử của hợp chất X.
Câu 30. Viết đồng phân cấu tạo mạch carbon hở của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử: C4H10O.
Câu 31. Sulfur dioxide là chất khí, không màu, có mùi hắc, độc,… Đặc biệt, khí sulfur dioxide là một trong những tác nhân gây mưa acid. Hãy đề xuất các biện pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển?
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Phần I: Trắc nghiệm
1 - A |
2 - B |
3 - D |
4 - A |
5 - D |
6 - B |
7 - B |
8 - D |
9 - A |
10 - C |
11 - D |
12 - B |
13 - B |
14 - D |
15 - A |
16 - B |
17 - C |
18 - A |
19 - B |
20 - A |
21 - B |
22 - D |
23 - D |
24 - B |
25 - B |
26 - B |
27 - B |
28 - C |
|
|
Phần II. Tự luận
Câu 29:
Gọi công thức tổng quát của X là CxHyOz.
%O = 100% - %C - %H = 34,79%.
Ta có tỉ lệ: x : y : z = = 2 : 6 : 1
Vậy công thức đơn giản nhất của X là C2H6O.
Mối liên hệ giữa công thức phân tử và công thức đơn giản nhất của X là:
CxHyOz = (C2H6O)n.
Theo bài ra, phân tử khối của X là 46 nên: 46n = 46 Þ n = 1.
Công thức phân tử của X là: C2H6O.
Câu 30:
Các đồng phân:
Câu 31:
Mội số biện pháp nhằm giảm lượng khí sulfur dioxide thải vào bầu khí quyển là:
- Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên;
- Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.
.........................................
.........................................
.........................................
Để xem trọn bộ Đề thi Hóa 11 kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!
Xem thêm đề thi các môn lớp 11 bộ sách kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:
TOP 10 đề thi Học kì 1 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
TOP 10 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
TOP 10 đề thi Học kì 1 Vật lí 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
TOP 10 đề thi Học kì 1 Toán lớp 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.