TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

212

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án và hướng dẫn giải chi tiết, bám sát chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinh làm quen với các dạng đề, ôn luyện để đạt kết quả cao trong bài thi Ngữ văn 11 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem: 

Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

TOP 10 đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - (Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau:

ÁO TRẮNG

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,

Hôm xưa em đến, mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,

Gót ngọc dồn hương, bước toả hồng.

 

Em đẹp bàn tay ngón ngón thon;

Em duyên đôi má nắng hoe tròn.

Em lùa gió biếc vào trong tóc

Thổi lại phòng anh cả núi non.

 

Em nói, anh nghe tiếng lẫn lời;

Hồn em anh thở ở trong hơi.

Nắng thơ dệt sáng trên tà áo,

Lá nhỏ mừng vui phất cửa ngoài.

 

Đôi lứa thần tiên suốt một ngày.

Em ban hạnh phúc chứa đầy tay.

Dịu dàng áo trắng trong như suối

Toả phất đôi hồn cánh mộng bay.

(Huy Cận)

Chú thích:

1. Huy Cận (1919 – 2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận, quê ở Hà Tĩnh. Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí. Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại và đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).

2. Áo trắng là bài thơ tiêu biểu của Huy Cận, in trong tập Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940.

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Bảy chữ

B. Lục bát

C. Song thất lục bát

D. Tự do

Câu 3. Chủ thể trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Nhân vật “anh”

B. Nhân vật “em”

C. Tác giả

D. Chủ thể ẩn

Câu 4. Xác định hình ảnh trung tâm của bài thơ?

A. Hình ảnh áo trắng

B. Hình ảnh cô gái

C. Hình ảnh bàn tay

D. Hình ảnh mái tóc

Câu 5. Nêu hiệu quả của phép điệp trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ?

A. Tăng sức gợi hình, khắc họa vẻ đẹp nên thơ của khung cảnh thiên nhiên.

B. Tạo giọng điệu khắc khoải, bộc lộ tâm trạng giận hờn, trách móc của “anh”

C. Tạo nhip điệu, nhấn mạnh vẻ đẹp trong trẻo, trẻ trung của người con gái.

D. Tạo sự sinh động, khẳng định tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của người con gái.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây nói về vẻ đẹp của cô gái trong bài thơ?

A. Vẻ đẹp rực rỡ, tươi vui

B. Vẻ đẹp đoan trang, thùy mị

C. Vẻ đẹp tinh khôi, thánh thiện

D. Vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng

Câu 7. Dòng nào nói đúng về tâm trạng của chủ thể trữ tình trong bài thơ?

A. Tâm trạng ngỡ ngàng khi gặp người yêu.

B. Tâm trạng nhớ nhung khi xa người yêu.

C. Tâm trạng bối rối khi gặp người yêu.

D. Tâm trạng hạnh phúc khi người yêu đến.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện các yêu cầu:

Câu 8. Chỉ ra ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh “áo trắng” trong bài thơ?

Câu 9. Nhận xét về tình cảm của nhân vật trữ tình với người con gái được thể hiện trong bài thơ?

Câu 10. Từ bài thơ, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý nghĩa của tình yêu chân chính trong cuộc đời mỗi người (trả lời trong khoảng 5-7 dòng)?

II. VIẾT (5,0 điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” (Huy Cận).

 

-----Hết-----

- Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

(0.5đ)

Câu 2 (0.5đ)

Câu 3

(0.5đ)

Câu 4

(0.5đ)

Câu 5

(0.5đ)

Câu 6

(0.5đ)

Câu 7

(0.5đ)

B

A

A

B

C

C

D

 

II. VIẾT (điểm)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” (Huy Cận).

Lời giải chi tiết:

Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về cấu tứ, hình ảnh trong bài thơ “Áo trắng” (Huy Cận).

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm.

- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,5

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng hợp lí.

* Xác định và phân tích, đánh giá chủ đề

- Xác định chủ đề: Bài thơ là tâm trạng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi, trong sáng của người yêu; là niềm hạnh phúc, vui sướng ngất ngây của cậu học trò khi được sống trong tình yêu thơ mộng.

- Phân tích, đánh giá chủ đề:

+ Tình yêu tuổi học trò là một chủ đề khá quen thuộc trong thơ ca hiện đại. Tình yêu tuổi học trò bài thơ trên vừa mang những vẻ đẹp chung, vừa có những nét độc đáo, gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

+ Tình yêu trong bài thơ là niềm hạnh phúc, là khoảnh khắc kì diệu, biến cuộc đời thành một cõi thần tiên. Từ tình yêu của anh và em trong bài thơ, nhắc nhở chúng ta cần trân trọng tình yêu đẹp, biết tận hưởng niềm hạnh phúc trong tình yêu, biết yêu thương và trân quý phút giây hạnh phúc trong cuộc đời.

* Phân tích, đánh giá nghệ thuật:

- Cấu tứ của bài thơ:

+ Tứ thơ được khắc họa qua khoảnh khắc gặp gỡ của đôi trai gái: cô gái đến thăm chàng trai mình yêu. Cuộc gặp gỡ ấy được cảm nhận qua cái nhìn (từ xa đến gần), qua tâm trạng của chàng trai (từ ngạc nhiên ngỡ ngàng đến đắm say hạnh phúc). Bắt đầu từ cái hình ảnh “nở bừng ánh sáng em đi đến” với “gót ngọc dồn hương”, “bước tỏa hồng”, rồi gần hơn với bàn tay “ngón ngón thon”, “đôi má nắng hoe tròn”, với mái tóc, rồi hơ i thở, tiếng nói, rồi tất cả dần hòa quyện tạo thành một sự say đắm trong hạnh phúc hội ngộ. Bài thơ kết thúc với sự hòa hợp và thăng hoa của hai tâm hồn tinh khôi.

+ Với cấu tứ độc đáo, bài thơ giống như một câu chuyện kể về sự diễn tiến của cuộc gặp gỡ, vừa thể hiện những bước đi của tình yêu từ chớm nở đến viên thành. Cấu tứ ấy cũng cho ta thấy được những cung bậc cảm xúc mỗi lúc một mãnh liệt của chàng trai đang yêu.

- Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:

+ Hình tượng trung tâm của bài thơ là cô gái, qua cái nhìn say đắm của chàng trai. Tất cả các hình ảnh trong bài thơ đều tập trung thể hiện vẻ đẹp lung linh tỏa sáng, tinh khôi thơ mộng của hình tượng trung tâm đó.

+ Mở đầu bài thơ là sự xuất hiện của hình ảnh “áo trắng”, gợi lên vẻ đẹp trong trắng của tuổi học trò với “mộng trắng trong”. Màu trắng ấy khiến cô gái khi xuất hiện, như tỏa ra ánh sáng rực rỡ: “Nở bừng ánh sáng”.

+ Những bước đi của cô gái cũng được miêu tả thật đẹp với “gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng”. Dưới cái nhìn si tình, lãng mạn của chàng trai, cô gái mang một vẻ đẹp trong ngần, tỏa ra hương thơm kì diệu.

+ Khi đến gần hơn, vẻ đẹp của cô gái được miêu tả ở “bàn tay ngón ngón thon”, ở “đôi má nắng hoe tròn”, mái tóc xanh tràn đầy sức sống, như mang cả hơi thở của trời đất, núi non, cả tiếng nói ngọt ngào của người yêu, hứng trọn cả “tiếng lẫn lời”.

+ Bài thơ khép lại cũng với hình ảnh “áo trắng” nhưng kết tinh, thăng hoa: không còn là tà áo trắng trong hiện thực, mà dường như đã trở thành đôi cánh của thiên thần, khiến cả đôi hồn cùng bay lên trong một tình yêu thần tiên say đắm.

+Toàn bộ hệ thống hình ảnh trong bài thơ đều thống nhất tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tinh khôi của cô gái; đồng thời cũng làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng của tình yêu tuổi học trò.

 

Kết bài

0,5

- Khẳng định lại vấn đề

Yêu cầu khác

0,5

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học ...

Môn: Ngữ văn lớp 11

Thời gian làm bài: phút

Đề thi Học kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức - (Đề số 2)

I. Đọc hiểu

Đọc đoạn trích sau:

Cụ Kép là người thích uống rượu ngâm thơ và chơi hoa lan. Cụ đã tới cái tuổi được hoàn toàn nhàn rỗi để dưỡng lấy tính tình. Vì bây giờ trong nhà cụ cũng đã thừa bát ăn. Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình. Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho sống vào giữa buổi Tây Tàu nhố nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa. Cụ Kép thường nói với lớp bạn cũ rằng có một vườn hoa là một việc dễ dàng, nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Cụ muốn nói rằng người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứ còn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ các nơi về mà trồng, phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay thì chơi hoa làm gì cho thêm tội Đến hồi gần đây, biết đã đủ tư cách chơi cây cảnh, cụ Kép mới gây lấy một vườn lan nho nhỏ. Giống lan gì cũng có một chậu. Tiểu kiều, đại kiều, Nhất điểm, Loạn điểm, Yên tử v. v… Chỉ trừ có giống lan Bạch ngọc là không thấy trồng ở vườn. Không phải vì lan Bạch ngọc đắt giá mỗi giò mười đồng bạc, mà cụ Kép không trồng giống hoa này. Trong một buổi uống trà đêm, cụ Kép nói với một người bạn đến hỏi cụ về cách thức trồng cây vườn hoa: - Tôi tự biết không chăm được lan Bạch ngọc. Công phu lắm, ông ạ. Gió mạnh là gẫy, nắng già một chút là héo, mưa nặng hột là nẫu cánh. Bạch ngọc thì đẹp lắm. Nhưng những giống nhẹ nhàng ấy thì yểu lắm. Chăm như chăm con mọn ấy. Chiều chuộng quá như con cầu tự. Lầm lỡ một chút là chúng đi ngay. Những vật quý ấy không ở lâu bền với người ta. Lan Bạch ngọc hay ưa hơi đàn bà. Trồng nó ở vườn các tiểu thư thì phải hơn. Thiếu hẳn loài Bạch ngọc, cụ Kép đã cho trồng nhiều giống Mặc lan, Đông lan, Trần mộng. Giống này khỏe, đen hoa và dò đẫy, hoa có khi đậu được đến nửa tháng và trong mươi ngày, nếu chủ vườn có quên bón tưới, cũng không lụi. Chiều hôm nay, hoa Mặc lan chớm nở. Chiều mai, mùng một Tết, hoa Mặc lan mãn khai đầy vườn. Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha. Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo. Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy. Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc: - Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lại chậu Mặc lan thôi. Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào dò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình. Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội. Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa. Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa. Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành. Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa. Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai: - Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ. Ông ấm hai vui chuyện, hỏi bõ già: - Này bõ già, tôi tưởng uống rượu nhấm với đá cuội tẩm kẹo mạch nha thì có thú vị gì. Chỉ thêm xót ruột. - Chết, cậu đừng nói thế, cụ nghe thấy cụ mắng chết. Cậu không nên nói tới chữ xót ruột. Chính cụ nhà có giảng cho tôi nghe rằng những cụ sành uống rượu, trước khi vào bàn rượu không ăn uống gì cả. Các cụ thường uống vào lúc thanh tâm. Và trong lúc vui chén, tịnh không dùng những đồ nhắm mặn như thịt cá đâu. Mấy vò rượu này, là rượu tăm đấy. Cụ nhà ta quý nó hơn vàng. Khi rót rỏ ra ngoài một vài giọt, lúc khách về, cụ mắng đến phát thẹn lên. Cậu đậy nút lại không có rượu bay! Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang. Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một. Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây […] Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian.

(Trích Hương Cuội, Nguyễn Tuân, Vang bóng một thời, NXB Văn học 2012)

Lựa chọn đáp án:

Câu 1 : Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

A. Lời của nhân vật cụ Kép.

B. Lời của người bõ già.

C. Lời của người con cả.

D. Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba số ít.

Câu 2 : Câu chuyện trong đoạn trích trên lấy bối cảnh thời gian nào?

A. Những năm đầu thế kỷ XX.

B. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

D. Sau khi thống nhất đất nước 1975.

Câu 3 : Nhân vật cụ Kép trong đoạn trích trên thuộc lớp người nào?

A. Trí thức Tây học.

B. Nhà nho cuối mùa.

C. Công chức thời thuộc Pháp.D. Nông dân.

D. Nông dân.

Câu 4 : Tại sao vườn nhà cụ Kép lại thiếu loại lan Bạch Ngọc?

A. Vì đó là giống lan đắt.

B. Vì đó là giống lan hiếm.

C. Vì đó là giống lan khó chăm.

D. Vì đó là giống lan không đẹp.

Câu 5 : Theo cụ Kép, việc ứng xử với hoa như thế nào mới xứng với đạo của người tài tử?

A. Mua thật nhiều hoa lan về để trồng và chăm sóc trong vườn

B. Trồng hoa ở giữa vườn và để cho hoa mọc tự do.

C. Có thời giờ chăm sóc và đối đãi với hoa bằng đạo chí thành.

D. Trồng hoa ở bất cứ đâu trong khuôn viên nhà để hoa mọc tự nhiên.

Câu 6 : Cụm từ nào sau đây nêu đúng nếp sống của cụ Kép?

A. Điều độ, đạm bạc.

B. Thanh cao, nho nhã.

C. Chăm chỉ, chịu khó.

D. Khắc khổ, nhẫn nhịn.

Câu 7 : Dòng nào sau đây nêu đúng chủ đề chính của đoạn trích?

A. Đoạn trích ca ngợi thú chơi lan tao nhã như một vẻ đẹp xưa cũ còn vang bóng.

B. Đoạn trích ca ngợi những con người dám từ bỏ công danh để sống tự do tự tại.

C. Đoạn trích thể hiện nỗi lo lắng của tác giả về sự mai một của những giống lan quý.

D. Đoạn trích thể hiện những dự cam lo âu về sự suy thoái của đạo đức xã hội.

Câu 8: Qua nhân vật cụ Kép, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với xã hội “Tây Tàu nhố nhăng” đương thời?

Câu 9: Theo bạn, có nên khuyến khích lối sống như cụ Kép trong xã hội ngày nay không? Vì sao?

Câu 10: Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Vì sao?

II. Làm văn

Viết một bài luận (khoảng 500) chữ với nhan đề: Đừng đánh mất bản sắc.

.............................

.............................

.............................

Để xem trọn bộ Đề thi Ngữ văn 11 kết nối tri thức có đáp án, Thầy/ cô vui lòng Tải xuống!

Xem thêm đề thi các môn lớp 11 bộ sách kết nối tri thức hay, có đáp án chi tiết:

TOP 10 đề thi Học kì 1 Lịch sử 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Sinh học 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Vật lí 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Hóa 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

TOP 10 đề thi Học kì 1 Toán lớp 11 (Kết nối tri thức 2023) có đáp án

Đánh giá

0

0 đánh giá