Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh chiếc cối (hình 9.2) của bà Nguyễn Thị Mộc

129

Với giải Câu hỏi 9.15 trang 67 sách bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Giáo dục quốc phòng an ninh 11. Mời các bạn đón xem:

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh chiếc cối (hình 9.2) của bà Nguyễn Thị Mộc

Câu 9.15 trang 67 SBT Giáo dục quốc phòng 11Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh chiếc cối (hình 9.2) của bà Nguyễn Thị Mộc ở xã Thái Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Bà Mộc quy ước với cán bộ cách mạng: nếu an toàn tuyệt đối thì nhịp chày giã cối mau (nhanh), nếu tình hình có khả nghi thì nhịp chày thưa (chậm), nếu có động thì không có tiếng chày giã cối.

a) Bà Nguyễn Thị Mộc đã sử dụng cách truyền tin nào trong các cách sau:

A. Dùng lời nói

B. Dùng ám hiệu

C. Dùng tín hiệu

D. Dùng âm thanh

E. Dùng cách khác với các cách trên.

b) Em hãy sưu tầm và trình bày trước lớp câu chuyện tương tự câu chuyện về bà Nguyễn Thị Mộc.

Tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam có bức ảnh chiếc cối (hình 9.2) của bà Nguyễn Thị Mộc

Lời giải:

♦ a) Đáp án đúng là: B

♦ b) Câu chuyện tham khảo: trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cùng với nhiều gia đình, gia đình mẹ Phạm Thị Dĩ (chồng là ông Dương Chương) trở thành cơ sở cách mạng cốt cán, được gây dựng đầu tiên từ những năm 1959-1960. Tại căn cứ cách mạng B1 Hồng Phước, gia đình mẹ Dĩ đã đào 4 hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, bộ đội. Đây là nơi nhiều đồng chí lãnh đạo của Quận ủy quận Nhì và Khu ủy Quảng Đà về đứng chân hoạt động, chỉ đạo công tác. Đặc biệt, đêm về nếu mẹ Dĩ thắp sáng ngọn đèn dầu trước hiên là tín hiệu báo an toàn cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng của ta và ngược lại.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá