Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải SBT Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT Lịch sử 8 Bài 23 từ đó học tốt môn Lịch sử 8.
SBT Lịch sử 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX
Lời giải:
(*) Tham khảo:
Lời giải:
- Chuyển biến của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Đội ngũ công nhân Việt Nam ra đời
+ Giai cấp địa chủ có sự phân hóa. Một bộ phận địa chủ trở thành tay sai cho thực dân Pháp.
+ Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hoá, lâm vào cảnh nghèo khó, không lối thoát.
+ Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản ra đời
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thứ tự sau:
1 - C |
2 - D |
3 - A |
4 - B |
Bài 4 trang 65 SBT Lịch Sử 8: Dựa vào bảng thông tin dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Xã hội Việt Nam trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp |
Xã hội Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp |
- Giai cấp địa chủ. - Giai cấp nông dân. - Tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương. |
- Giai cấp địa chủ. - Giai cấp nông dân. - Đội ngũ công nhân. - Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản |
Lời giải:
Điểm khác nhau: cơ cấu xã hội Việt Nam có sự thay đổi: bên cạnh những giai cấp cũ, đã xuất hiện thêm những lực lượng xã hội mới, như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản,…
Câu 2 trang 65 SBT Lịch Sử 8: Theo em, vì sao lại có điểm khác nhau đó?
Lời giải:
Có điểm khác nhau đó là do: đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa của Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc do tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Bài 5 trang 66 SBT Lịch Sử 8: Quan sát các hình 23.1, 23.2 dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.
Lời giải:
Dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, đời sống của nông dân và công nhân Việt Nam rất khổ cực, bần cùng:
+ Nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị phá sản và bần cùng hóa.
Lời giải:
- Nông dân mâu thuẫn với địa chủ, lực lượng phong kiến tay sai, đế quốc xâm lược.
- Công nhân mâu thuẫn với tư sản, lực lượng phong kiến tay sai, đế quốc xâm lược.
Bài 6 trang 66 SBT Lịch Sử 8: Dựa vào kiến thức đã học về hoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh, em hãy thực hiện các yêu cầu.
|
Lời giải:
Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam tiến hành phong trào Duy tân ở Trung Kỳ. Năm 1908, diễn ra phong trào chống thuế ở một số tỉnh Trung Kỳ, Phan Châu Trinh bị bắt và đi đày. Thời gian bị đày ở Côn Đảo ông vẫn giữ vững chí khí của nhà đại ái quốc. Tháng 8 - 1910, thực dân Pháp đưa Phan Châu Trinh về giam lỏng tại Mỹ Tho. Trong những năm 1911 - 1925, Phan Châu Trinh tiếp tục hoạt động yêu nước ở nước Pháp. Ông mất ngày 24 - 3 - 1926 tại Sài Gòn.
Câu 2 trang 66 SBT Lịch Sử 8: Hoàn thiện thẻ nhớ về Phan Châu Trinh vào bảng sau:
Lời giải:
Nhân vật Phan Châu Trinh
- Tiểu sử:
+ Phan Chu Trinh sinh ngày sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, xã Tam Phước nay là xã Tam Lộc, Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam mất ngày 24/03/1926 tự là Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã.
+ Phan Chu Trinh (1872-1926) là nhà văn, chí sĩ cách mạng lỗi lạc của Việt Nam thời cận đại, người khởi xướng phong trào Duy Tân và có công lớn trong việc lập trường Đông Kinh nghĩa thục. Ông được xem là người có tư tưởng dân chủ và dân quyền sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ XX. Những tư tưởng dân chủ, dân quyền của ông đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Với lòng yêu nước nồng nàn, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, Phan Chu Trinh xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ, noi gương.
- Vai trò của ông trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Phan Châu Trinh là người khởi xướng phong trào Duy Tân ở Trung Kì vào đầu thế kỉ XX
- Điều em học tập được từ Phan Châu Trinh: tinh thần ham học hỏi; lòng yêu nước
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Đặc điểm |
Lãnh đạo |
|
Mục tiêu, nhiệm vụ |
|
Lực lượng |
|
Hình thức đấu tranh |
|
Quy mô |
|
Kết quả |
|
Lời giải:
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Đặc điểm |
Lãnh đạo |
- Sĩ phu yêu nước, tiến bộ. |
Mục tiêu, nhiệm vụ |
- Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thiết lập chế độ xã hội mới. |
Lực lượng |
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân, có thêm các lực lượng xã hội mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân,...). |
Hình thức đấu tranh |
- Hình thức đa dạng: bí mật, bất hợp pháp; công khai, hợp pháp. - Không lệ thuộc vào địa hình. - Phương pháp phong phú: bạo động, cầu viện nước ngoài, vận động cải cách…. |
Quy mô |
- Diễn ra trên cả nước, có cả cơ sở ở hải ngoại (Trung Quốc, Nhật Bản). |
Kết quả |
- Thất bại |
Lời giải:
|
Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX |
Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX |
Bối cảnh |
- Đất nước bị mất độc lập, tự do. - Quan hệ sản xuất phong kiến bao trùm. - Tư tưởng “trung quân ái quốc” chi phối. - Chưa xuất hiện các lực lượng xã hội mới, đồng thời các giai cấp, tầng lớp cũ cũng chưa xuất hiện yếu tố mới. |
- Đất nước bị mất độc lập, tự do. - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. - Tư tưởng dân chủ tư sản chi phối. - Giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các lực lượng mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản,...). |
Quan niệm yêu nước |
- Trung quân ái quốc |
- Yêu nước - thương dân. |
Kẻ thù |
Thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng. |
Thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai. |
Mục tiêu |
- Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập trở lại chế độ phong kiến. |
- Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thiết lập chế độ xã hội mới. |
Khuynh hướng chính trị |
- Khuynh hướng phong kiến. |
- Khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng: bạo động và cải cách. |
Lãnh đạo |
- Văn thân, sĩ phu yêu nước. - Thủ lĩnh của nông dân. |
- Sĩ phu yêu nước, tiến bộ. |
Lực lượng tham gia |
- Các tầng lớp nhân dân, đông đảo nhất là nông dân, binh lính. |
- Đông đảo các tầng lớp nhân dân, có thêm các lực lượng xã hội mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân,...). |
Quy mô |
- Chủ yếu diễn ra ở khu vực Bắc Kì và Trung Kì. |
- Diễn ra trên cả nước, có cả cơ sở ở hải ngoại (Trung Quốc, Nhật Bản). |
Phương pháp, hình thức đấu tranh |
- Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp. - Thường dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu. - Khởi nghĩa vũ trang là phương pháp đấu tranh duy nhất. |
- Hình thức đa dạng: bí mật, bất hợp pháp; công khai, hợp pháp. - Không lệ thuộc vào địa hình. - Phương pháp phong phú: bạo động, cầu viện nước ngoài, vận động cải cách…. |
Phong trào tiêu biểu |
- Phong trào Cần vương. - Khởi nghĩa Yên Thế. |
- Phong trào Đông Du. - Phong trào Duy tân. |
Kết quả |
Thất bại |
Thất bại |
Bài 9 trang 68 SBT Lịch Sử 8: Tháng 4 - 1908, Nguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống sưu cao thuế nặng tại Huế. Tại vị trí trước đây là Toà Khâm sứ Trung Kỳ - nơi chứng kiến hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành vào đầu thế kỉ XX, một bức phù điêu đã được dựng lên để ghi nhớ sự kiện này.
Câu 1 trang 68 SBT Lịch Sử 8: Quan sát hình 23.3, em hãy:
- Những chi tiết nào trong bức phù điêu cho thấy sự kiện xảy ra tại Huế.
Lời giải:
- Nông dân Trung Kì là tuyến nhân vật được thể hiện nhiều nhất trên bức phù điêu. Họ đang biểu tình chống lại sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Cuộc biểu tình diễn ra từ ngày 9 tháng 4 năm 1908 và cao trào là ngày 11.4.1908 khi nông dân 6 huyện kéo về bao vây Toà Khâm sứ đưa yêu sách, đòi thực dân Pháp giảm sưu thuế.
- Chi tiết cầu Tràng Tiền (hoặc cầu Trường Tiền) cho thấy sự kiện xảy ra tại Huế.
- Xác định trên bức phù điêu nhân vật Nguyễn Tất Thành và cho biết nhân vật đang làm gì.
- Xác định trên bức phù điêu binh lính Pháp. Họ đang làm gì?
Lời giải:
- Nguyễn Tất thành lúc đó còn là học trò cùng với một số học sinh Quốc Học khác cũng tham gia đoàn biểu tình chống sưu thuế, dùng vốn kiến thức tiếng Pháp để giúp bà con với tư cách là thông ngôn.
- Viên Khâm sứ Pháp cùng cộng sự của ông ta đang lắng nghe những yêu sách của nhân dân Trung Kì
- Binh lính Pháp đang giương súng, lăm le đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Kì.
Xem thêm lời giải sách bài tập Lịch sử 8 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 20: Cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam 1858-1884
Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.