So với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì khác

166

Với giải Bài 8 trang 68 SBT Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 23: Việt Nam đầu thế kỉ XX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

So với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì khác

Bài 8 trang 68 SBT Lịch Sử 8So với phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì khác?

Lời giải:

 

Phong trào yêu nước

cuối thế kỉ XIX

Phong trào yêu nước

đầu thế kỉ XX

Bối cảnh

- Đất nước bị mất độc lập, tự do.

- Quan hệ sản xuất phong kiến bao trùm.

- Tư tưởng “trung quân ái quốc” chi phối.

- Chưa xuất hiện các lực lượng xã hội mới, đồng thời các giai cấp, tầng lớp cũ cũng chưa xuất hiện yếu tố mới.

- Đất nước bị mất độc lập, tự do.

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.

- Tư tưởng dân chủ tư sản chi phối.

- Giai cấp cũ phân hóa, xuất hiện các lực lượng mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản,...).

Quan niệm yêu nước

- Trung quân ái quốc

- Yêu nước - thương dân.

Kẻ thù

Thực dân Pháp xâm lược và phong kiến đầu hàng.

Thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

Mục tiêu

- Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thiết lập trở lại chế độ phong kiến.

- Đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thiết lập chế độ xã hội mới.

Khuynh hướng chính trị

- Khuynh hướng phong kiến.

- Khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng: bạo động và cải cách.

Lãnh đạo

- Văn thân, sĩ phu yêu nước.

- Thủ lĩnh của nông dân.

- Sĩ phu yêu nước, tiến bộ.

Lực lượng tham gia

- Các tầng lớp nhân dân, đông đảo nhất là nông dân, binh lính.

- Đông đảo các tầng lớp nhân dân, có thêm các lực lượng xã hội mới (tư sản, tiểu tư sản, công nhân,...).

Quy mô

- Chủ yếu diễn ra ở khu vực Bắc Kì và Trung Kì.

- Diễn ra trên cả nước, có cả cơ sở ở hải ngoại (Trung Quốc, Nhật Bản).

Phương pháp, hình thức đấu tranh

- Đấu tranh bí mật, bất hợp pháp.

- Thường dựa vào địa hình hiểm trở để xây dựng căn cứ chiến đấu.

- Khởi nghĩa vũ trang là phương pháp đấu tranh duy nhất.

- Hình thức đa dạng: bí mật, bất hợp pháp; công khai, hợp pháp.

- Không lệ thuộc vào địa hình.

- Phương pháp phong phú: bạo động, cầu viện nước ngoài, vận động cải cách….

Phong trào tiêu biểu

- Phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa Yên Thế.

- Phong trào Đông Du.

- Phong trào Duy tân.

Kết quả

Thất bại

Thất bại

 

Đánh giá

0

0 đánh giá