Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (2024) HAY NHẤT
Đề bài: Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 1)
Trong cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em được đọc rất nhiềunhững câu chuyện hay với nhiều nội dung khác nhau. Trong đó, em đặc biệt yêu thích những câu chuyện có các bài học ý nghĩa được đúc kết sau khi đọc. Tiêu biểu là câu chuyện Con vẹt xanh.
Câu chuyện Con vẹt xanh kể về một bạn nhỏ có tên là Tú. Tú có một người anh trai rất yêu thương và quan tâm mình. Một ngày nọ, trong vườn nhà Tú xuất hiện một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thế là cậu đã đưa chú chim ấy về nhà để chăm sóc. Khi anh trai bảo với cậu rằng, loài vẹt có thể bắt chước giọng nói của con người, Tú rất háo hức mong chờ được nghe vẹt nói chuyện. Từ hôm đó, mỗi khi đi học về, Tú sẽ chạy ngay về phía con vẹt. Thấy cậu, con vẹt vui lắm, liên nhục nhảy nhót, há mỏ đòi ăn. Tú yêu thương vẹt lắm, chăm chú đút cho nó ăn, rồi còn cưng nựng nó như trẻ con. Dù vẹt chưa thể nói được từ nào, cậu cũng thấy nó thật ngoan.
Một hôm, khi Tú đang chơi với vẹt, thì có tiếng anh trai gọi cậu ra phụ việc nhà. Cậu không vui chút nào, nên phụng phịu đáp lại anh bằng những lời nói trống không. Khi anh gọi thì cậu trả lời là “Cái gì?”, rồi còn lẩm bẩm “Kêu chi kêu hoài”. Hành động này lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến anh trai rất buồn nhưng Tú chẳng để tâm.
Cho đến một hôm, con vẹt bất ngờ nói chuyện. Tú sung sướng và tự hào lắm, vội gọi bạn bè đến nhà để xem vẹt nói chuyện. Tuy nhiên, mỗi khi Tú gọi “Vẹt ơi”, thì vẹt lại chỉ đáp trống không “Cái gì?” chứ không “Dạ” như lời cậu đã dạy. Điều này làm Tú buồn lắm, liền mắng nó rằng “Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gội, vẹt trả lời “cái gì” à?”. Nhưng vừa nói xong, thì vẹt lại bảo “Kêu chi kêu hoài”. Lúc này, Tú nhận ra rằng vẹt đang bắt chước những lời mình nói khi anh trai gọi. Thì ra, chú vẹt đã không lễ phép, là vì đang học theo một người bạn không lễ phép như Tú. Có phải những lúc ấy, anh trai cũng buồn và thất vọng như Tú bây giờ không nhỉ. Càng nghĩ, Tú càng ân hận và buồn bã. Cậu mong thật nhanh được sửa chữa lỗi sai của mình. Từ hôm nay, cậu sẽ ngoan ngoãn và lễ phép hơn, sẽ “dạ” thật to mỗi khi anh trai gọi mình.
Câu chuyện Con vẹt xanh có kết thúc mở, giúp em có thể tự tương tượng ra những cách mà Tú sẽ sửa chữa lỗi sai của mình. Cũng từ đó, giúp em hiểu thêm một bài học ý nghĩa về việc phải biết lễ phép, ngoan ngoãn vâng lời với người lớn. Bởi nếu mình nói chuyện trống không, thì người thân sẽ buồn lắm.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 2)
Ở chương trình Tiếng Việt lớp 4, em được học các câu chuyện hay và ý nghĩa. Các câu chuyện ấy kể về các bạn nhỏ trạc tuổi em, nên câu chuyện cũng nhờ vậy mà trở nên gần gũi hơn. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng câu chuyện Anh em sinh đôi.
Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi là Long và Khánh. Họ có ngoại hình giống nhau đến mức có thể bị người khác nhận nhầm. Khi còn nhỏ, Long rất khoái chí với điều này. Nhưng dần dần khi đã trưởng thành, cậu lại không cảm thấy vui nữa, thậm chí là cáu gắt khi bị nhận nhầm với anh Khánh.Để hạn chế tối đa điều này xảy ra, Long đã nỗ lực làm mọi cách trở nên thật khác anh trai của mình. Cậu cắt tóc, ăn mọc, tập dáng đi, cách nói chuyện cho thật khác biệt với anh.
Nhưng mọi chuyện đã thay đổi từ một hội thao của trường. Hôm đó, Long và anh Khánh phải mặc đồng phục giống nhau để cùng tham gia thi chạy. Cậu lo lắm. Sợ khi mặc áo quần giống nhau, thì các bạn sẽ nhầm cậu với anh, rồi cổ vũ nhầm người. Thế nhưng, mọi lo lắng của Long đều là dư thừa. Vì trong suốt cuộc thi, không ai cổ vũ nhầm cho Long và anh Khánh cả. Cậu cảm thấy thật kì lạ. Vì thế, ngay khi hội thao kết thúc, cậu đã tìm gặp các bạn để hỏi chuyện. Lúc này, mọi người đã giải thích cho Long hiểu rằng, mọi người không nhầm lẫn hai anh em, vì mỗi người có một tính cách khác biệt hoàn toàn. Khi chỉ nhìn lướt qua thì mới có thể nhầm lẫn, nhưng khi trò chuyện thì không thể nào nhầm Long với anh Khánh được. Lời giải thích ấy của các bạn khiến Long vui như mở cờ trong bụng. Cậu cảm thấy hạnh phúc vô cùng, và buồn cười về những lo lắng của bản thân.
Từ câu chuyện Anh em sinh đôi, em hiểu rõ hơn về nét riêng của mỗi người. Nét riêng ấy không phải dựa vào áo quần hay dáng đứng như Long từng nghĩ. Mà nó thể hiện ở tính cách và phẩm chất của một người. Do đó, hãy trau dồi và phát triển bản thân từ sâu bên trong, để xây dựng một bản thân thật riêng biệt.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 3)
Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cần quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn, ngáp dài rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
Một hôm, trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thoi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường. Thấy lạ. cậu bèn hỏi:
- Bà ơi, bà làm gì thế?
Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Giống như cháu đi học, mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 4)
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, em đã được đọc một câu chuyện rất hay và ý nghĩa, đó là Công chúa và người dẫn chuyện. Sau đây mời cô và các bạn cùng lắng nghe.
Chuyện diễn ra sau bữa ăn trưa, khi cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bė, Giét-xi vui lắm.
Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành phải đổi vai cho cô bé. Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn khác diễn được! Thấy Giét-xi buồn, mẹ rủ cô bé cùng ra nhổ cỏ trong vườn nhà. Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới. Mẹ cô bé định nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây để từ giờ trong vườn chỉ trồng hoa hồng thôi. Nhưng Giét-xi ngăn cản mẹ vì cô bé thích cả hoa bồ công anh. Mẹ mỉm cười và nói: mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng, con người cũng vậy, không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ. Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình. Mẹ dịu dàng nói: "Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ."
Câu chuyện đã giúp em nhận được một bài học thật ý nghĩa, đó là mỗi người đều có vẻ đẹp và giá trị riêng của mình. Hãy tự tin và hạnh phúc với điều đó, phát huy sở trường của bản thân để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 5)
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, em thích nhất là câu chuyện Thằn lằn xanh và tắc kè. Một câu chuyện ngộ nghĩnh, đáng yêu kể về cuộc sống của đôi bạn Thằn lằn và tăc kề, mang lại cho em bài học đáng nhớ.
Chuyện kể rằng vào một hôm nọ, khi thằn lằn xanh đang bò trên cành cây thì đột nhiên, thằn lằn phát hiện "người bạn mới" tắc kè đang bò trên bức tường ở một ngôi nhà và cất tiếng chào:
- Chào cậu! Tớ là thằn lằn xanh. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào ban ngày.
- Chào cậu! Tớ là tắc kè. Tớ thích đi kiếm thức ăn vào buổi tối. – Tắc kè đáp lời thằn lằn xanh.
Cả hai bạn cảm thấy thích thú về cuộc sống của nhau: Tắc kè thì thấy chán những bức tường lắm rồi và muốn kiếm ăn trên cây, trong các bụi cỏ giống Thằn lằn. Còn Thằn lằn xanh lại muốn bò lên tường để tìm thức ăn giống tắc kè. Thế là đôi bạn quyết định đổi cuộc sống cho nhau.
Vài ngày sau, Thằn lằn xanh nhận ra tay và chân của mình không bám dính như tắc kè. Trong khi đó, tắc kẻ cũng cảm thấy mình không thể chịu được sức nóng của ban ngày. Cuối cùng họ cùng đổi lại cuộc sống như trước. Thằn lằn xanh trở về với cái cây của mình và thích thú đi kiếm ăn vào ban ngày. Tắc kè quay trở lại bức tường thân yêu và vui vẻ đi tìm thức ăn vào buổi tối. Đôi bạn vẫn thi thoảng gặp nhau và trò chuyện về cuộc sống.
Em rất yêu thích những trải nghiệm cuộc sống thú vị, đầy mới lạ của Thằn lằn xanh và tắc kè. Đồng thời nhờ đó em cũng nhận ra mỗi người đều có những ưu điểm, nên biết trân trọng và yêu mến cuộc sống hiện tại.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 6)
Ngày xưa, ở bản kia có một chú bé tuy nhỏ người nhưng ăn một lúc hết chín chõ xôi. Dân bản đặt tên cho chú là Cẩu Khây. Cẩu Khây lên mười tuổi, sức đã bằng trai mười tám; mười lăm tuổi đã tinh thông võ nghệ.
Hồi ấy, trong vùng xuất hiện một con yêu tinh chuyên bắt người và súc vật. Chẳng mấy chốc, làng bản tan hoang, nhiều nơi không còn ai sống sót. Thương dân bản, Cẩu Khây quyết chí lên đường diệt trừ yêu tinh.
Đến một cánh đồng khô cạn, Cẩu Khây thấy một cậu bé vạm vỡ đang dùng tay làm vồ đóng cọc để đắp đập dẫn nước vào ruộng. Mỗi quả đấm của cậu giáng xuống, cọc tre thụt sâu hàng gang tay. Hỏi chuyện, Cẩu Khây biết tên cậu là Nắm Tay Đóng Cọc. Nắm Tay Đóng Cọc sốt sắng xin được cùng Cẩu Khây đi diệt trừ yêu tinh.
Đến một vùng khác, hai người nghe có tiếng tát nước ầm ầm. Họ ngạc nhiên thấy một cậu bé đang lấy vành tai tát nước suối lên một thửa ruộng cao bằng mái nhà. Nghe Cẩu Khây nói chuyện, Lấy Tai Tát Nước hăm hở cùng hai bạn lên đường.
Đi được ít lâu, ba người lại gặp một cậu bé đang ngồi dưới gốc cây, lấy móng tay đục gỗ thành lòng máng dẫn nước vào ruộng. Cẩu Khây cùng các bạn đến làm quen và nói rõ chí hướng của ba người. Móng Tay Đục Máng hăng hái xin được làm em út đi theo.
Bốn anh em tìm tới chỗ yêu tinh ở. Nơi đây bản làng vắng teo, chỉ còn mỗi một bà cụ được yêu tinh cho sống sót để chăn bò cho nó. Thấy anh em Cẩu Khây kêu đói, bà cụ nấu cơm cho ăn. Ăn no, bốn cậu bé lăn ra ngủ. Tờ mờ sáng, bỗng có tiếng đập cửa. Biết yêu tinh đã đánh hơi thấy thịt trẻ con, bà cụ liền lay anh em Cẩu Khây dậy, giục chạy trốn. Cẩu Khây bèn nói:
– Bà đừng sợ, anh em chúng cháu đến đây để bắt yêu tinh đấy.
Cẩu Khây hé cửa. Yêu tinh thò đầu vào, lè lưỡi dài như quả núc nác, trợn mắt xanh lè. Nắm Tay Đóng Cọc đấm một cái làm nó gãy gần hết hàm răng. Yêu tinh bỏ chạy. Bốn anh em Cẩu Khây liền đuổi theo nó. Cẩu Khây nhổ cây bên đường quật túi bụi. Yêu tinh đau quá hét lên, gió bão nổi ầm ầm, đất trời tối sầm lại. Đến một thung lũng, yêu tinh dừng lại, phun nước ra như mưa. Nước dâng ngập cả cánh đồng. Nắm Tay Đóng Cọc đóng cọc be bờ ngăn nước lụt, Lấy Tai Tát Nước tát nước ầm ầm qua núi cao, Móng Tay Đục Máng ngả cây khoét máng, khơi dòng nước chảy đi. Chỉ một lúc, mặt đất lại cạn khô. Yêu tinh núng thế, đành phải quy hàng.
Từ đấy, bản làng lại đông vui.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 7)
Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện “Người bán quạt may mắn”
Chuyện kể rằng: Thuở xưa ở Trung Quốc có ông Vương Hi Chi viết chữ đẹp nổi tiếng. Một hôm, ông ngồi nghỉ dưới một góc cây bên vệ đường. Tình cờ, có một bà lão đi bán quạt cũng gánh hàng đến nghỉ ở gốc cây ấy. Bà lão tâm sự với ông rằng từ sáng đến giờ chưa bán được cái nào, ế quá. Chiều nay, chắc cả nhà phải nhịn đói. Nói xong bà mệt quá ngủ thiếp đi. Trong thời gian bà ngủ, Vương Hi Chi liền lấy bút mực ra, viết chữ đề thơ vào tất cả gánh quạt của bà. Khi tỉnh dậy, bà thấy gánh quạt trắng của mình bị ông Vương bôi đen lên cả. Bà tức giận bắt ông phải bồi thường. Ông Vương không nói gì, chỉ mỉm cười, rồi lặng lặng bỏ đi. Nào ngờ gánh quạt của bà, chỉ trong một thời gian ngắn đã được bán rất chạy. Có người còn hỏi mua giá đến ngàn vàng. Bà lão tiếc đứt ruột không có mà bán. Trên đường trở về, bà thầm nghĩ chắc là trời thương mình nên mới sai tiên ông đến giúp mình quạt mới bán nhanh như thế.
Câu chuyện không chỉ khiến mình cảm phục tài năng viết chữ đẹp của ông Vương Hi Chi mà còn thấy được ông là một người rất nhân hậu và bao dung.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 8)
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, em thích nhất là "Em bé thông minh". Tác phẩm không chỉ mang đến một câu chuyện thú vị mà còn giúp người đọc nhận ra thêm nhiều bài học ý nghĩa.
Truyện kể rằng ngày xưa, nhà vua muốn tìm người tài giỏi để giúp nước. Vậy nên vua đã sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Đi đến đâu, viên quan cũng đưa ra những câu hỏi hóc búa nhằm thử thách người dân. Tuy nhiên, đi mãi mà ông ta cũng chẳng gặp được ai ưng ý.
Một lần, viên quan đi qua cánh đồng nọ và gặp hai cha con đang làm ruộng. Viên quan dừng ngựa và đưa ra câu hỏi oái oăm: "Này ông kia, trâu của ông một ngày cày được mấy đường?". Khi người cha đang ngơ ngác không hiểu gì thì cậu con trai nhỏ bên cạnh đã nhanh nhảu hỏi ngược lại: "Dạ thưa ông. Nếu ông trả lời được ngựa của ông một ngày đi được mấy bước thì con sẽ trả lời trâu nhà con một ngày cày được bao nhiêu đường ạ.". Nghe vậy, viên quan biết đã tìm được người tài, vui mừng mà hỏi tên họ làng xã để về tâu với vua.
Vua nghe kể thì rất hài lòng, tuy nhiên vẫn muốn thử thách cậu bé đó thêm. Thế là vua đã ban cho làng của cậu bé ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, ra lệnh cả làng nuôi sao để năm sau ba con trâu ấy thành chín con. Còn nếu không làm được thì cả làng phải chịu vạ. Dân chúng nghe vậy thì vô cùng lo lắng, chỉ riêng có cậu bé vẫn bình tĩnh. Cậu nhanh trí bảo cha thưa với làng thịt hai con trâu, đồ hai thúng gạo nếp để cả làng ăn. Còn một con trâu và một thúng gạo để làm phí cho hai cha con lên kinh thành. Người cha ban đầu rất lo lắng, xong vẫn nghe theo. Cả làng mở tiệc ăn uống linh đình. Sau đó, hai cha con cậu bé khăn gói lên đường vào kinh. Đến cung vua, cậu bé khóc um lên ăn vạ, tâu rằng cha không chịu đẻ em bé cho mình chơi cùng. Vua phán cha cậu bé là giống đực, không đẻ được. Thế là cậu bé nhắc lại chuyện vua ban trâu khi trước. Nghe câu trả lời của cậu bé, nhà vua vô cùng hài lòng.
Tuy nhiên, nhà vua vẫn muốn thử thách cậu bé thêm một lần nữa. Vua sai sứ giả đưa một con chim sẻ, bắt cậu bé phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé chỉ bình tĩnh đưa lại cho sứ giả một cây kim, nhờ sứ giả tâu với vua cho rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Lần này, nhà vua đã tâm phục khẩu phục, ban thưởng cho hai cha con rất hậu.
Thời điểm đó, nước láng giềng lăm le xâm lược nước ta. Vua bên đó muốn thử xem nước ta có nhân tài hay không, bèn sai sứ giả mang sang 1 cái vỏ ốc dài, rỗng 2 đầu, yêu cầu xâu 1 sợi chỉ mảnh qua đường ruột ốc. Rất nhiều đại thần, ông trạng, nhà thông thái đều phải bó tay, chịu thua trước câu hỏi hóc búa kia. Hết cách, vua đành sai người đi hỏi cậu bé thông minh. Cậu hát lên một câu, ý rằng bắt con kiến càng và buộc chỉ ngang lưng nó, sau đó bôi mỡ ở đầu kia để kiến luồn chỉ sang. Sứ giả mang tin về. Thế là vấn đề được giải quyết. Từ đó, vua phong cậu bé làm Trạng nguyên, xây dinh thự ở bên hoàng cung để tiện hỏi han.
Như vậy, qua câu chuyện, độc giả có thể thấy được sự đề cao, niềm hi vọng mà người xưa dành cho thế hệ trẻ. Đồng thời, truyện cũng thể hiện lòng yêu nước, tự hào và tự tôn dân tộc, quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Từ đó, em thấy bản thân mình cần cố gắng, nỗ lực học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương, Tổ quốc giàu đẹp hơn.
s
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 9)
Chị Lan được giao nhiệm vụ phụ trách Đội Thiếu niên của phường. Có rất nhiều em nhỏ phải sống trong cảnh nghèo khổ hoặc lang thang kiếm sống bằng những nghề như bán báo, bán vé số, đánh giày, lượm rác... rất vất vả mà tiền chẳng được bao nhiêu nên không thể đến trường như các bạn cùng trang lứa. Trong số thiếu niên đó, chị Lan chú ý nhiều đến cậu bé có tên là Lái, khoảng mười hai, mười ba tuổi.
Ngày ngày, Lái xách chiếc hòm gỗ nhỏ, trong đựng mấy thứ đồ nghề đánh giày, rong ruổi khắp nơi bằng đôi chân trần nứt nẻ, sạm đen. Có lần, chị Lan bất chợt gặp Lái đứng rất lâu trước tủ kính của cửa hàng bán giày dép, chăm chú ngắm những đôi giày đẹp đẽ. Lần khác, chị thấy Lái đứng tần ngần nhìn theo cậu bé đi đôi ba ta màu xanh nước biển với vẻ thèm thuồng.
Chị Lan nhớ lại thuở nhỏ, chị cũng đã từng ao ước có được đôi giày ba ta giống như của người anh họ. Đôi giày mới đẹp làm sao! Cổ giày cao, ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải xanh như màu da trời những ngày thu. Phần thân giày gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang. Chị tưởng tượng nếu mang nó vào, chắc bước đi sẽ nhẹ nhàng và nhanh hơn. Chị sẽ chạy tung tăng trên những con đường đất mịn trong làng trước cái nhìn thèm muốn của bạn bè.
Bây giờ, chị thấy Lái cũng giống như chị ngày xưa. Chợt chị Lan nghĩ ra cách để giúp cậu bé Lái chấp nhận vào học lớp học tình thương. Chị mua cho Lái một đôi giày ba ta màu xanh dương và tặng cậu trong buổi đầu tiên đến lớp. Nhận đôi giày mơ ước từ tay chị Lan. Lái ngạc nhiên và sung sướng lắm! Tay cậu run run, môi cậu mấp máy nói lời cảm ơn, mắt cậu cứ nhìn xuống đôi bàn chân đen đủi đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng như chân sáo.
Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt (mẫu 10)
Ngày xưa, vua Mi-đát là một con người cực kì tham lam. Một lần, nhà vua đến gặp Thần Đi-ô-ni-dốt xin Thần ban cho phép lạ.
Thần Đi-ô-ni-dốt hỏi:
- Nhà ngươi muốn gì ?
- Xin Thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng.
Thần Đi-ô-ni-dốt mỉm cười ưng thuận.
Mi-đát sung sướng lắm. Vua liền bẻ một cành sồi, tức thì cành sồi biến thành một cành vàng lấp lánh. Chớp chớp đôi mắt, Mi - đát đưa tay run run ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt, óng ánh. Mi-đát mặt mày rạng rỡ, tưởng trên đời không có ai sung sướng hơn thế nữa.
Bữa cơm hôm ấy, nhà vua ngồi vào bàn. Bát đĩa cốc chén...vua vừa chạm tới, biến ngay thành vàng. Các thứ cao lương mĩ vị... vua vừa chạm tay vào đều biến thành vàng. Lúc bấy giờ Mi-đát mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Ngày đêm trôi qua, bụng đói cồn cào, ngủ không yên..., Mi-đát quỳ xuống chắp tay cầu khẩn:
- Thần Đi-ô-ni-dốt muôn vàn kính mến! Xin Thần tha tội cho tôi. Kính mong người thu lại lời ước.. để cho tôi được sống!...
Tức thì Thần Đi-ô-ni-dốt hiện ra và phán truyền:
- Nhà ngươi hãy chạy mau đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước. Phép mầu sẽ biến mất ngay lập tức và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham
Mi-đát ba chân bốn cẳng vội vàng chạy đến sông Pác-tôn và nhảy ào xuống dòng nước. Quả nhiên nhà vua thoát khỏi quà tặng của Thần mà trước đây ông lừng khát khao mong ước.
Trên đường trở về hoàng cung, Mi-đát mới thấm thìa. Ông vừa đi vừa lẩm bẩm: "Hỏa ra hạnh phúc không thế xây dựng bằng ước muốn tham lam!".
Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Kể lại một câu chuyện có nhân vật chính là trẻ em
Kể lại một việc có ích mà em đã làm cũng bạn bè hoặc người thân
Viết 2-3 câu giới thiệu về câu chuyện em đã đọc
Ghi lại những điều em biết về cuộc sống và việc đi học của các bạn học sinh vùng cao
Ghi lại vắn tắt suy nghĩ của em về trải nghiệm của nhân vật mà em thích trong câu chuyện
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.