Em hãy cho biết hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng nào

132

Với giải Mở đầu trang 145 KTPL 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập KTPL lớp 11. Mời các bạn đón xem:

Em hãy cho biết hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng nào

Mở đầu trang 145 KTPL 11: Em hãy cho biết hình ảnh bên nhắc đến tín ngưỡng nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về tín ngưỡng đó.

KTPL 11 (Cánh diều) Bài 21: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo | Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 (ảnh 1)

Lời giải:

♦ Câu trả lời 1:

- Hình ảnh trên nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

- Chia sẻ hiểu biết:

+ Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời.

+ Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp trong xã hội phụ quyền xưa. Khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chữ hiếu được đề cao, đã làm cho tục thờ cúng tổ tiên có một nền tảng triết lý sâu sắc. Gia đình, gia tộc, và vấn đề "dương danh hiển gia" được đề cao.

+ Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người; đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình.

♦ Câu trả lời 2:

- Hình ảnh trên nhắc đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương của dân tộc Việt Nam.

- Chia sẻ hiểu biết:

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là hình thức thể hiện niềm tin của người dân vào sự hiện diện của các Vua Hùng; là tín ngưỡng cơ bản, phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt Nam trong nước và Việt kiều ở nước ngoài.

+ Quá trình hình thành và phát triển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là quá trình diễn tiến từ thấp đến cao và liên tục được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Các Vua Hùng được suy tôn chính là tổ tiên chung của cả dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành loại hình tín ngưỡng văn hóa tôn giáo đặc sắc trong đời sống văn hóa tinh thần/tâm linh của các thế hệ người dân Việt Nam; là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh dân tộc Việt.

+ Ngày 6-12-2012, UNESCO chính thức công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Di sản này là một biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Đánh giá

0

0 đánh giá