Một bộ bài tú lơ khơ gồm 52 lá bài chia thành bốn chất rô (hình thoi, màu đỏ), cơ (hình trái tim, màu đỏ)

220

Với giải Bài 8.17 trang 47 SBT Toán 8 Tập 2 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài tập cuối chương 8 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Một bộ bài tú lơ khơ gồm 52 lá bài chia thành bốn chất rô (hình thoi, màu đỏ), cơ (hình trái tim, màu đỏ)

Bài 8.17 trang 47 SBT Toán 8 Tập 2Một bộ bài tú lơ khơ gồm 52 lá bài chia thành bốn chất rô (hình thoi, màu đỏ), cơ (hình trái tim, màu đỏ), bích (hình mâu, màu đen) và nhép (hình cây, màu đen). Mỗi chất có 13 lá bài là: 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; J; Q; K; A. Rút ngẫu nhiên một lá bài. Tính xác suất của các biến cố sau:

a) A: “Rút được lá bài có màu đen”;

b) B: “Rút được lá bài A màu đỏ”;

c) C: “Rút được lá bài mang số 3”;

d) D: “Rút được lá bài chất rô”;

e) E: “Rút được lá bài không phải chất bích”;

f) F: “Rút được lá bài tranh” (các lá bài J, Q, K gọi là lá bài tranh).

Lời giải:

Bộ bài có 52 lá bài nên có 52 kết quả có thể, rút ngẫu nhiên 1 lá bài nên 52 kết quả có thể này là đồng khả năng.

a) Có 13 lá bài bích (màu đen) và 13 lá bài nhép (màu đen) nên có tất cả 26 lá bài màu đen.

Do đó có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Xác suất của biến cố A là: P(A) = 2652=12 .

b) Có 2 lá bài A màu đỏ (A rô, A cơ) nên có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B.

Xác suất của biến cố B là: P(B) = 252=126.

c) Có 4 lá bài mang số 3 (3 cơ, 3 rô, 3 bích, 3 nhép) nên có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố C. Xác suất của biến cố C là: P(C) =452=113 .

d) Có 13 lá bài mang chất rô (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K, A rô) nên có 13 kết quả thuận lợi cho biến cố D.

Xác suất của biến cố D là: P(D) =1352=14.

e) Có 52 – 13 = 39 lá bài không phải chất bích nên có 39 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Xác suất của biến cố E là: P(E) =3952=34.

f) Có 12 lá bài tranh (J cơ, Q cơ, K cơ, J rô, Q rô, K rô, J bích, Q bích, K bích, J nhép, Q nhép, K nhép) nên có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.

Xác suất của biến cố F là: P(F) = 1252=313 .

Đánh giá

0

0 đánh giá