Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Sự đa dạng của nấm

203

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Sự đa dạng của nấm hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Khoa học 4 Bài 19 từ đó học tốt môn Khoa học lớp 4.

 

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Sự đa dạng của nấm

Câu 1 trang 57 VBT Khoa học lớp 4: Hãy quan sát một số nấm và hoàn thành bảng dưới đây.

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

 

Kích thước

       
       
       
       
       

Đáp án:

Tên nấm

Hình dạng

Màu sắc

Kích thước

Nấm tai mèo

Gần giống tai mèo, hình tròn, dẹt.

Nâu sẫm

Lớn. Đường kính khoảng 3 – 5 cm.

 

Nấm rơm

Hình chiếc ô

Vàng nhạt, đen nhạt

Lớn. Cao khoảng 2 -3 cm.

Nấm kim châm

Hình que thon, dài, có mũ nấm

Trắng, vàng nhạt

Lớn. Dài khoảng 5 -7 cm.

Nấm linh chi đỏ

Mũ nấm hình cái quạt

Đỏ

Lớn. Đường kính khoảng 7 - 10 cm

Nấm mốc

Hình sợi

Trắng

Nhỏ

Nấm men

Hình bầu dục

Trắng đục

Nhỏ

Câu 2 trang 57 VBT Khoa học lớp 4: Vẽ nấm và viết tên một số bộ phận chính của nấm vào khung dưới đây. Em nhớ trang trí cho thật đẹp.

Đáp án:

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 19: Sự đa dạng của nấm

Câu 3 trang 58 VBT Khoa học lớp 4: Hãy viết chữ Đ trước phát biểu đúng và chữ S trước phát biểu sai.

Nấm thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình vuông, hình chữ nhật.

Nấm thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,...

Nấm có màu sắc phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,....

Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm và chân nấm.

Nấm thường sống ở nơi khô cạn.

Lời giải

[S] Nấm thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình vuông, hình chữ nhật.

[Đ] Nấm thường có nhiều hình dạng khác nhau như hình mũ, hình chóp nón, hình cầu, hình sợi,...

[Đ] Nấm có màu sắc phong phú như màu nâu, vàng, trắng, đỏ,....

[Đ] Các nấm lớn thường có cấu tạo gồm các bộ phận chính: mũ nấm, thân nấm và chân nấm.

[S] Nấm thường sống ở nơi khô cạn.

Câu 4 trang 58 VBT Khoa học lớp 4: Hãy tìm một bài hát hoặc bài thơ nói về nấm và viết vào khung dưới đây. Chia sẻ bài hát hoặc bài thơ đó với bạn.

Đáp án:

Học sinh tham khảo một số bài thơ sau:

Bài thơ “Cây nấm đi mưa”

– Kìa, anh em nấm
Đội dù đi đâu?
Mưa to gió lớn
Khéo không ướt đầu!

Nấm anh đi trước
Cây dù to cao
Nấm em theo sau
Cây dù nhỏ xíu

Trời mưa đất dịu
Tha hồ đi chơi
Nấm chờ mai nắng
Căng dù ra phơi.

Bài thơ “Nấm mối”

Bờ tre nằm trước vườn nhà,

Tuổi thơ tìm nấm mối ra đây tầm.

Mùa mưa mười một tháng âm,

Rác tre có mối thường làm tổ bên.

Đi qua vạch lá khô lên,

Đôi khi gặp nấm là hên cho mình.

Bước đi tôi để mắt nhìn,

Chẳng tìm thấy nấm, cô tìm thấy ngay.

Cho rằng bóng vía nặng thay!

Nhẹ thì tìm thấy nấm này dễ hơn?

Phải chăng ít phút trước còn,

Tượng hình dưới đất chưa dồn đất lên.

Vậy không thấy nấm cũng nên,

Hay là cùng lúc người hên, người tà.

Nhiều người lý giải không ra,

Coi việc săn nấm cũng là niềm vui.

Xem thêm lời giải vở bài tập Khoa học lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Nấm ăn và nấm men trong đời sống

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Nấm có hại và cách bảo quản thực phẩm

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập chủ đề nấm

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn

Vở bài tập Khoa học lớp 4 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Giá trị dinh dưỡng có trong thức ăn

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá