TOP 10 mẫu Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (2024) HAY NHẤT

268

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (2024) HAY NHẤT Kết nối tri thức gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem

TOP 10 mẫu Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh.

Kể chuyện cổ tích: Cậu bé thông minh - Chương trình phát thanh - Đài Phát  Thanh và Truyền Hình Bắc Giang

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 1)

Người Việt Nam ta từ xưa đã nổi tiếng thông minh, sáng tạo. Vì vậy, trong dân gian lưu truyền rất nhiều những câu chuyện hay về trí tuệ của con người. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Em bé thông minh.

Câu chuyện kể về một cậu bé tuy còn nhỏ, lại chưa đến trường hay học qua lớp học nào, nhưng lại có trí tuệ và sự hiểu biết vượt qua người thường. Trí thông minh của cậu bé được thể hiện qua những thử thách mà cậu gặp được và cách giải quyết nó. Thử thách đầu tiên của cậu là câu đố của viên quan tình cờ đi ngang qua làng. Ông ta theo lệnh nhà vua, cưỡi ngựa đi khắp cả nước để tìm người tài. Khi đi qua làng của cậu bé, thấy một đứa trẻ trông có vẻ nhanh nhẹn, nên đã dừng lại để thử tài. Viên quan đưa ra một câu đố rất hóc búa, rằng tính xem một ngày ngựa của ông ta đi được bao nhiêu bước. Nhưng thật bất ngờ, câu bé lập tức hỏi ngược lại viên quan: Nếu ông ấy tính được một ngày trâu của cha cậu cày bao nhiêu đường, thì cậu sẽ nói cho ông ấy biết số bước đi của chú ngựa. Nghe vậy, viên quan liền nhận ra cậu bé này rất thông minh, nên vội vàng trở về kinh thành báo cáo với nhà vua.

Nghe chuyện, nhà vua vẫn chưa tin về tài năng của cậu bé, nên đã nghĩ ra thêm một thử thách cho cậu. Ông ban cho làng cậu ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực, yêu cầu làng sau một năm phải làm cho trâu sinh ra trâu con rồi nộp cho nhà vua, nếu không sẽ bị trị tội. Điều này làm cho cả làng sợ hãi và bất lực vô cùng. Nhưng cậu bé thì lại rất bình tĩnh. Cậu nói với dân làng hãy giết thịt hai con trâu, đồ xôi bằng hai thúng gạo nếp để mở tiệc. Phần còn lại thì bán lấy tiền làm lộ phí cho cha con cậu lên kinh gặp nhà vua. Khi đến nơi, cậu đứng trước cửa cung vua, gào khóc ầm ĩ, khiến nhà vua rất khó hiệu, bèn gọi cậu vào diện kiến. Trước mặt nhà vua, cậu bé khóc lóc đòi nhà vua bắt cha phải sinh em bé để chơi cùng với mình. Tuy nhiên, mẹ cậu đã mất từ lâu, mà cha cậu lại là đàn ông, làm sao mà sinh được? Khi nhà vua giải thích cho cậu bé hiểu điều đó, thì cậu liền nhân cơ hội mà hỏi ngược lại ông rằng: Tại sao lại yêu cầu làng cậu nuôi cho ba con trâu đực sinh ra nghé con chứ? Vì điều đó cũng vô lý như ép cha cậu sinh em bé mà thôi. Điều này khiến nhà vua hiểu ra, đứa trẻ trước mặt chính là người tài mà mình đang thử thách. Thế là, ông liền ra lệnh đưa cha con cậu bé vào cung vua để tiện hỏi chuyện. Để chắc chắn hơn, ông đã thử tài cậu bé thêm lần nữa. Bằng cách yêu cầu cậu làm thịt con chim sẻ nhỏ thành một mâm cỗ thịnh soạn. Người hầu vừa truyền chỉ, cậu bé đã lấy ngay từ trong túi một cái kim khâu, đưa cho anh ta, và nói rằng hãy nhờ nhà vua mài cây kim đó thành chiếc dao sắc để làm thịt chim sẻ. Lần này thì nhà vua thật sự thán phục tài trí của cậu bé rồi.

Mấy hôm sau, nước ta tiếp đón đoàn sứ thần nước bên sang thăm. Họ đem sang một câu đố rất khó, để kiểm tra xem nước ta có người tài hay không. Vì vậy, cả triều đình vô cùng căng thẳng. Từ các quan lớn đến học sinh trong trường đều không ai tìm ra cách nào xâu sợi chỉ qua thịt ốc mà vẫn còn nguyên mình ốc cả. Đúng lúc đang bối rối, nhà vua nhớ ra cậu bé thông minh nọ đang ở trong cung, nên đã sai lính đến hỏi cậu bé. Câu đố khó đến vậy, mà vừa nghe, cậu bé đã giải được ngay, thậm chí còn hát thành một bài ca dao nữa chứ. Sau sự kiện đó, cả triều đình đều khâm phục tài trí của cậu bé. Nhà vua thì phong cậu làm trạng nguyên, và xây dinh thự cạnh cung vua để tiện hỏi thăm việc nước.

Câu chuyện Em bé thông minh được sáng tác để ngợi ca và khẳng định sức mạnh của trí tuệ dân gian trước trí tuệ cung đình. Từ đó, giúp chúng ta hiểu được rằng, kiến thức có thể có ở mọi nơi, không chỉ có ở trong sách vở. Vì vậy, cùng với học ở lớp, chúng ta cần học ở cuộc sống xung quanh mình.

Nhà phát minh 6 tuổi trang 51 Kết nối tri thức

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 2)

Câu chuyện về trí thông minh, khả năng tìm tòi, và sáng tạo của con người luôn là nguồn cảm hứng tuyệt vời, tiếp thêm cho ta động lực học để phấn đấu học tập. Trong đó em thích nhất là câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi.

Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rót ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.

Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.

Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.

Sáng tạo là khả năng đặc biệt của con người. Câu chuyện tri Nhà phát minh 6 tuổi khiến em nhận ra rằng khả năng tìm tòi, sáng tạo của con người có thể tạo nên nhiều điều thật tuyệt diệu.

Nữ bác học Marie Curie: Cuộc đời là một câu chuyện thần kỳ! - Đại học Hoa  Sen

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 3)

Marie Curie là nhà vật lý học, nhà hóa học Pháp gốc Ba Lan, nổi tiếng toàn thế giới về việc nghiên cứu chất phóng xạ. Câu chuyện về cuộc đời, trí thông minh, cùng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong khoa học của bà luôn truyền cảm hững mạnh mẽ cho em.

Marie Curie là là người phụ nữ đầu tiên và cũng là duy nhất trên thế giới hai lần được nhận giải thưởng Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau, được suy tôn là nữ bác học xuất sắc nhất trên toàn thế giới. Cuộc đời của Marie Curie là một câu chuyện thần kỳ, với rất nhiều sự tích vĩ đại.

Ngay từ nhỏ, Marie đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người, luôn tìm tòi, vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong thế giới khoa học nhiều bí ẩn, lý thú. Ở Ba Lan thời đó, các trường đại học không nhận phụ nữ, Marie đành theo học "trường đại học lưu động" do các trí thức yêu nước bí mật thành lập. Nữ sinh Marie phải làm gia sư cho nhà điền chủ giàu có trong vùng để có tiền trang trải việc học. Sau 5 năm kiên trì làm gia sư, nhờ sự giúp đỡ của chị gái cả, khi 24 tuổi Marie mới được sang học Đại học danh tiếng Sorbone ở Paris.

Hai năm sau khi kết hôn, Marie sinh con gái đầu lòng và chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. Bà chọn đề tài nghiên cứu là hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani.

Hai vợ chồng Marie và Pierre phải chạy vạy mãi mới mượn được một gian hầm ẩm thấp làm phòng thí nghiệm và bắt đầu nghiên cứu với hàng ngàn phép tính toán và đo đạc.

Phải đến gần 10 năm sau, vợ chồng Curie phát hiện một nguyên tố phóng xạ có cường độ phóng xạ mạnh gấp 400 lần so với Urani nguyên chất. Nguyên tố đó được đặt tên là Poloni theo tên của quê hương Ba Lan của bà. Ít lâu sau, họ tiếp tục phát hiện ra nguyên tố có cường độ phóng xạ cực mạnh là Radi. Quá trình tinh luyện Radi từ quặng Pêchbơlăng rất vất vả, tốn kém nên vợ chồng nhà bác học đã quyết tâm tìm cách sáng chế.

Sau 4 năm trời đằng đẵng với hàng ngàn thí nghiệm, họ không có tiền, cũng không có người nào giúp đỡ. Tuy nhiên, đó là "thời kỳ anh dũng và cũng hạnh phúc nhất trong cuộc sống của hai vợ chồng tôi", Marie bồi hồi nhớ lại.

Cuối cùng, họ cũng đã luyện thành công chất Radi. Với thành tựu này, ông bà Curie đã được Viện Khoa học Hoàng gia London trao tặng Huy chương Devy và Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng giải Nobel Vật lý.

Nữ bác học lừng danh mọi thời đại này chứng minh một người thành công không cần đến phòng thí nghiệm hiện đại, phòng thu lớn hay những trang thiết bị tối tân. Tất cả những gì họ cần là sự tò mò trước những điều mới lạ, một mục đích rõ ràng, sự cống hiến không ngừng nghỉ và tốt hơn hết, có một người đồng hành cùng hướng đến những điều tốt đẹp nhất trong công việc.

Tiểu Sử Của Nhà Bác Học Marie Curie Là Ai, Tiểu Sử Và 4 Bí Mật Hàng Thập Kỷ

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 4)

Những câu chuyện kể về trí thông minh và sự sáng tạo của con người luôn là câu chuyện mà em yêu thích. Gần đây nhất, em đã tìm đọc được một câu chuyện rất hay về đề tài này, đó chính là câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi.

Câu chuyện có nhân vật chính là cô bé Ma-ri-a. Cô bé sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sáu đời đều có người là giáo sư đại học. Từ nhỏ, Ma-ri-a đã rất thích quan sát mọi vật xung quanh mình. Năm sáu tuổi, khi nhìn thấy gia nhân bưng một tác trà cô đã chăm chú nhìn theo. Vì thế mà cô phát hiện rằng, lúc đầu tác đựng trà có vẻ rất trơn trượt nên làm đổ ra ngoài một ít nước trà. Nhưng khi đã có nước trà trong đĩa, thì tách đựng trà lại bỗng đứng yên không chuyển động. Điều này làm cô gái nhỏ vô cùng tò mò. Vì vậy, cô đã tranh thủ khi ngời lớn không để ý đến, bí mật chạy vào bếp để tự mình kiểm tra.

Cô bé đã tìm một bộ đồ trà để bắt chước lại hành động của người gia nhân lúc nãy mình quan sát được. Cô làm đi làm lại nhiều lần để quan sát thật kĩ sự thay đổi của tách trà. Cuối cùng, cô bé cũng nhận ra rằng: chính nước trà ở giữa tách trà và dĩa đã khiến cho tách trà đứng yên. Khi cô hào hứng chia sẻ phát hiện này của mình với cha của mình, ông đã vô cùng vui sướng. Hào hứng khoe với mọi người rằng Ma-ri-a sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc. Quả nhiên, ông đã không hề nói sai. Sau này, cô gái bé nhỏ ấy đã trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Thậm chí, còn dành được giải thưởng Nô-ben Vật lí danh giá vào năm 1963.

Câu chuyện Nhà phát minh 6 tuổi đã giúp em được biết về một phát hiện thú vị tưởng chừng như rất hiển nhiên trong cuộc sống. Từ đó, em hiểu ra rằng, những điều xung quanh chúng ta có rất nhiều điều thú vị và bổ ích. Chúng sẽ là chìa khóa giúp ta khám phá ra những phát minh tuyệt vời. Chẳng có một ranh giới nào về độ tuổi có thể ngăn cản điều đó cả.

Trí khôn của ta đây ~ Truyện cổ tích | Truyện cổ tích, Việt nam, Viết

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 5)

"Trí khôn của ta đây" là câu chuyện dân gian hết sức thú vị, ca ngợi trí thông minh của con người.

Chuyện kể rằng có một con hổ thấy trâu đang bị con người bắt cấy cày. Đợi trâu được nghỉ, hổ mới lân la ra hỏi:

- Sao trông anh to khỏe thế mà lại bị con người đánh đập vậy?

Trâu trả lời rằng:

- Đấy là do con người có trí khôn đấy anh ạ.

Hổ lấy làm lạ lắm, bèn hỏi lại:

- Trí khôn là gì thế hở anh? Nó trông như thế nào nhỉ?

Trâu đáp lại:

- Trí khôn thì là trí khôn chứ còn là gì? Nếu anh muốn biết rõ hơn hãy đi hỏi con người ấy.

Con hổ bèn tiến lại gần người nông dân và hỏi:

- Trí khôn của anh đâu, có thể cho tôi xem một chút được không?

Người nông dân bèn đáp ngay:

- Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi chạy về nhà lấy ra cho anh xem. Nếu anh cần, tôi sẽ cho anh một ít. À, anh hãy để tôi trói anh lại gốc cây, không kẻo lúc tôi về, anh lại ăn mất trâu của tôi mất.

Hổ gật gù đồng ý. Người nông dân trói hổ thật chặt xong, anh liền chất rơm xung quanh đó, châm lửa và quát lớn:

- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!

Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Hàm răng trên của nó đập vào đá bèn gãy mất không còn một cái nào. Hổ đau đớn quằn quại. Lửa cháy làm đứt dây trói, hổ liền chạy nhanh vào rừng.

Sau khi đọc câu chuyện này, em đã biết lí do trâu không còn hàm răng ở trên và vì sao lưng hổ có rất nhiều vết vằn. Em cũng rất khâm phục tài trí của anh nông dân đã khiến con hổ sợ hãi, không còn dám bén mảng tới gần loài người nữa.

Giai thoại về Trạng Nguyên Lương Thế Vinh- Người đặt nền móng cho nền Toán  học Việt Nam | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 6)

Trong một lần đọc sách ở thư viện, em đã đọc được một câu chuyện rất thú vị về trí thông minh tuyệt vời của Lương Thế Vinh - một thần đồng toán học nổi tiếng của nước ta.

Chuyện kể rằng năm đó, khi đoàn sứ thần của Trung Hoa sang nước ta, đã đem theo một câu đố thật khó để thử tài ông Trạng Lương Thế Vinh. Sứ thần đã yêu cầu Lương Thế Vinh tính ra cân nặng của một con voi rất lớn. Kích thước đồ sộ của con voi khiến chẳng một chiếc cân nào cân nổi nó cả. Đã vậy, sứ thần còn yêu cầu không được làm bị thương con voi nữa chứ. Tuy câu hỏi hóc búa là vậy, nhưng sau một hồi suy nghĩ, Trạng đã tìm ra giải pháp. Ông sai lính lấy một chiếc thuyền lớn, rồi dắt voi lên thuyền. Sau đó đánh dấu mực nước trên mạn thuyền, rồi dần dần dần chất đá lên thuyền, cho đến khi mực nước trùng với vạch đánh giấu lúc nãy. Cuối cùng, ông cho lính cân số đá trên thuyền, cân nặng của số đá đó chính là cân nặng của con voi. Khi nhận kết quả, sứ thần Trung Hoa vừa bất ngờ vừa tức tối. Sự thông minh của Lương Thế Vinh khiến sứ thần rất dè chừng, nên vọi xin về nước ngay sau đó.

Từ câu chuyện, em rất khâm phục và tự hào về trí tuệ của ông Trạng Lương Thế Vinh. Sự linh động và nhạy bén trong tư duy của ông đã khiến sứ thần nước bạn phải ngỡ ngàng.

Mười điều thú vị về Beethoven - VnExpress Giải trí

Kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe về trí thông minh (mẫu 7)

Câu chuyện Bét-tô-ven và bản xô-nát Ánh trăng là một câu chuyện vô cùng ý nghĩa về tình người, và khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ.

Câu chuyện kể về nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại Bét-tô-ven và hoàn cảnh ông sáng tác nên một nhạc phẩm vĩ đại cho thế giới. Tương truyền, trong một đêm trăng sáng, khi nhà soạn nhạc Bét-tô-ven đang say sưa với cảnh vật lung linh, diễm lệ trên cây cầu bắc ngang dòng sông Đa-nuýp. Thì từ xa bỗng vẳng lại tiếng dương cầm dìu dặt. Nhìn sang hướng đó, ông nhận ra nơi phát ra âm thanh lại là một ngôi nhà nhỏ trong khu phố lao động. Tò mò về những điều đang diễn ra, ông bèn tiến lại gần để xem xét, Đến nơi, ông nhìn thấy một cô gái nhỏ bị mù đang chơi đàn cho cha của mình lắng nghe. Bét-tô-ven tiến lại gần, và cùng người cha thưởng thức tiết mục tuyệt vời ấy. Khi kết thúc bản nhạc, người cha đã ngậm ngùi chia sẻ vời nhà soạn nhạc về con gái của mình. Cô bé bị mù ngay từ khi vừa sinh ra, và lúc nào cô cũng ao ước được ngắm cảnh đêm trăng trên dòng Đa-nuýp thơ mộng. Tuy nhiên, điều ước đó được định sẵn là không thể nào thực hiện. Bét-tô-ven rất xúc động trước tình cảnh của hai cha con và cả tiếng dương cầm của cô gái nhỏ. Thế là, ông tiến về phía cây đàn, bắt đầu ngẫu hứng sáng tác. Các nốt nhạc của nhà soạn nhạc thiên tài đã hóa thân thành ánh trăng lả lướt, thành con sóng trên song Đa-nuýp, khiến cô gái được nhìn ngắm dòng sông bằng đôi tai của mình. Tiếng dương cầm của Bét-tô-ven đã dìu cô gái mù bước vào một thế giới lung linh và huyền ảo. Đó chính là nguồn gốc của bản xô-nát Ánh tăng huyền thoại.

Đọc câu chuyện, em rất xúc động trước tình người ấm áp giữa những con người vốn xa lạ trong câu chuyện. Cùng với đó là sự kính nể và trân trọng trước khả năng sáng tạo tuyệt vời của nhà soạn nhạc Bét-tô-ven.

Xêm thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết bài văn miêu tả loài cây có nhiều ở địa phương em

Viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích

Miêu tả một cây hoa mà em thấy trong vườn trường, trong vườn nhà

Miêu tả một cây mà em biết qua phim ảnh, sách báo

Bài văn miêu tả một cây ở sân trường đã gắn bó với em và bạn bè

 

Đánh giá

0

0 đánh giá