Với giải Câu 4 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:
Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau? a. Nhặt được thư cửa người khác
Câu 4 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau?
a. Nhặt được thư cửa người khác.
b. Nhìn thấy bạn lấy trộm thư hoặc nghe trộm điện thoại của người khác.
c. Bố, mẹ hoặc anh, chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến của em.
d. Em đang nói chuyện điện thoại thì phát hiện có người nghe trộm.
e. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để không bị thất lạc thư gửi cho bố mẹ.
Lời giải:
a. Xem tên địa chỉ người nhận thư và nếu đó là người quen biết, em sẽ đến trả lại thư cho họ. Nếu đó là người em không biết, em sẽ gửi lại bác đưa thư để bác gửi lại cho người nhận.
b. Em sẽ nhẹ nhàng phân tích và nói cho các bạn hiểu việc làm này không đúng, vi phạm pháp luật. Mình nên tôn trọng quyền riêng tư của người khác.
c. Em sẽ nói bố mẹ cũng như anh, chị là lần sau không nên làm như vậy. Đây là quyền riêng tư của mỗi người nên mong muốn bố mẹ và anh, chị hãy tôn trọng.
d. Em giải thích cho người đó hiểu việc nghe trộm điện thoại của người khác là vi phạm quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Mỗi người cần tôn trọng, không tò mò, không tự ý xâm phạm sự riêng tư về thư tín, điện thoại, điện tín của người khác (kể cả bạn thân hay người thân trong gia đình).
e. Khi nhận được thư ai đó gửi cho bố mẹ mà bố mẹ đi vắng, em cần nhận thay và cất giữ cẩn thận, không tự ý mở ra xem. Khi bố mẹ về thì đưa lại cho bố mẹ.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 57, 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn. a) trang 57 SBT Kinh tế Pháp luật 11: “Những người làm nhiệm vụ chuyển thư, điện tín không được giao nhầm cho người khác
Câu 3 trang 58 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi dưới đây? a. Biết K và G yêu nhau, H đã tìm cách đọc trộm tin nhắn của K rồi kể cho một số bạn trong lớp nghe làm K rất bực mình.
Câu 4 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi gặp những tình huống sau? a. Nhặt được thư cửa người khác.
Câu 5 trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cùng chia sẻ a) trang 59 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em cảm nhận như thế nào khi ai đó đọc trộm tin nhắn, nhật kí hay thư của em?
Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.