Sách bài tập KTPL 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

198

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Sách bài tập KTPL 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 1 từ đó học tốt môn Kinh tế Pháp luật 11.

Sách bài tập KTPL 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

I. Củng cố

Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm cạnh tranh?

 

a. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu về uy tín cho mình

 

b. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người sản xuất nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

 

c. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người tiêu dùng nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

 

d. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Lời giải:

 

a. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu về uy tín cho mình

 

b. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người sản xuất nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

 

c. Cạnh tranh là sự ganh đua chi diễn ra giữa những người tiêu dùng nhằm giành các điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

 X

d. Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Trong nền kinh tế thị trường, “cạnh tranh” dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?

 

a. Cạnh tranh kinh tế.

 

b. Cạnh tranh nguồn hàng.

 

c. Cạnh tranh lưu thông.

 

d. Cạnh tranh sản xuất.

Lời giải:

 X

a. Cạnh tranh kinh tế.

 

b. Cạnh tranh nguồn hàng.

 

c. Cạnh tranh lưu thông.

 

d. Cạnh tranh sản xuất.

Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do

 

a. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất khác nhau.

 

b. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất giống nhau.

 

c, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có lợi ích khác nhau.

 

d. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Lời giải:

 

a. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất khác nhau.

 

b. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có điều kiện sản xuất giống nhau.

 

c, tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do và có lợi ích khác nhau.

 X

d. tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, tự do, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau.

Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có vai trò

 

a. tạo động lực cho sản xuất.

 

b. khai thác tối đa mọi nguồn lực.

 

c. nâng cao năng lực cạnh tranh.

 

d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân.

Lời giải:

 

a. tạo động lực cho sản xuất.

 

b. khai thác tối đa mọi nguồn lực.

 

c. nâng cao năng lực cạnh tranh.

 X

d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân.

Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với người sản xuất, cạnh tranh có vai trò

 

a. tạo động lực cho sản xuất.

 

b. khai thác tối đa mọi nguồn lực

 

c thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.

 

d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân

Lời giải:

 X

a. tạo động lực cho sản xuất.

 

b. khai thác tối đa mọi nguồn lực

 

c thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc gia.

 

d. tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu cá nhân

Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với nền kinh tế, cạnh tranh có vai trò

 

a, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực.

 

b, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.

 

c, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khai thác tối đa mọi nguồn lực.

 

d. tạo động lực cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực

Lời giải:

 X

a, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực.

 

b, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.

 

c, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, khai thác tối đa mọi nguồn lực.

 

d. tạo động lực cho sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, khai thác tối đa mọi nguồn lực

Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh nhằm

 

a. giành các hợp đồng kinh tế.

 

b. giành nguồn nguyên liệu, hàng hoá.

 

c. giành lợi nhuận kinh tế.

 

d. giành uy tín cho doanh nghiệp.

Lời giải:

 

a. giành các hợp đồng kinh tế.

 

b. giành nguồn nguyên liệu, hàng hoá.

 X

c. giành lợi nhuận kinh tế.

 

d. giành uy tín cho doanh nghiệp.

Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu là biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh?

 

a. Xâm phạm bí mật kinh doanh.

 

b. Gièm pha doanh nghiệp khác.

 

c. Không làm trái quy định pháp luật trong kinh doanh.

 

d. Chi dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn.

Lời giải:

 

a. Xâm phạm bí mật kinh doanh.

 

b. Gièm pha doanh nghiệp khác.

 X

c. Không làm trái quy định pháp luật trong kinh doanh.

 

d. Chi dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn.

Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào sau đây không đúng về cạnh tranh lành mạnh?

 

a. Cạnh tranh lành mạnh mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng

 

b. Cạnh tranh lành mạnh khiến người sản xuất phải năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu tiêu dùng.

 

c. Cạnh tranh lành mạnh sẽ đào thải các doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh.

 

d. Cạnh tranh lành mạnh chỉ hướng đến lợi ích cá nhân của các chủ thể kinh tế.

Lời giải:

 

a. Cạnh tranh lành mạnh mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng

 

b. Cạnh tranh lành mạnh khiến người sản xuất phải năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu tiêu dùng.

 

c. Cạnh tranh lành mạnh sẽ đào thải các doanh nghiệp không có năng lực kinh doanh.

 X

d. Cạnh tranh lành mạnh chỉ hướng đến lợi ích cá nhân của các chủ thể kinh tế.

Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đâu không phải là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh

 

a. Xâm phạm bí mật kinh doanh 

 

b. Gièm pha doanh nghiệp khác.

 

c. Ganh đua một cách hợp pháp.

 

d. Chỉ dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn.

Lời giải:

 

a. Xâm phạm bí mật kinh doanh 

 

b. Gièm pha doanh nghiệp khác.

 X

c. Ganh đua một cách hợp pháp.

 

d. Chỉ dẫn sản phẩm gây nhầm lẫn.

II. Luyện tập

Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào với đây? Vì sao?

a. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những chủ thể sản xuất trong nền kinh tế thị trường 

b. Cạnh tranh lành mạnh là tiền đề cho những sản phẩm mới ra đời.

c. Cạnh tranh lành mạnh đem lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. 

d. Giữa các chủ thể trung gian không xảy ra cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Lời giải:

a. Không đồng tình, vì cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người sản xuất mà còn có thể diễn ra giữa những người tiêu dùng

b. Đồng tình, vì cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy sự sáng tạo và khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và giới thiệu các sản phẩm mới để cạnh tranh trên thị trường.

c. Đồng tình, vì cạnh tranh lành mạnh thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; còn cạnh tranh lành mạnh tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình.

d. Không đồng tình, vì các chủ thể trung gian như các nhà phân phối và bán lẻ, thường cũng tham gia vào cạnh tranh để thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận của họ.

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với chủ thể kinh tế trong các thông tin sau

Thông tin 1. Những thay đổi trong thói quen mua sắm và hành trình trải nghiệm của khách hàng do ảnh hưởng của công nghệ dã trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng các xu hướng kinh doanh mới, dấp ứng nhu cầu người dùng Sau hơn nửa năm tìm hiểu và nghiên cứu, Công ty N đã chính thức ra mắt "Gian hàng thương hiệu cà phê N” trên Amazon, đánh dấu một bước tiến quan trọng của tập đoàn này trên hành trình xuất khẩu cà phê thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới. Do đó, phải tạo nên sản phẩm tốt, cùng với sự hỗ trợ của Amazon, doanh nghiệp hoàn toàn có cơ hội cạnh tranh công bằng với các thương hiệu lớn trên thế giới. 

(Theo Báo Đầu tư, ngày 15 – 2 – 2021)

Thông tin 2. Sơn La là địa phương có diện tích trồng cây ăn quả vào loại lớn nhất miền Bắc và đã thu được những thành công bước đầu trong việc tìm kiếm thị trường để nông sản xuất ngoại cạnh tranh được với các nước khác. Bên cạnh các sản phẩm nông sản đặc trưng của Sơn La đã được người tiêu dùng trong nước biết đến, nhiều nông sản của tỉnh, trong đó có xoài, nhãn đã chinh phục được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Australia, EU,... 

(Theo Báo điện tử Chính phủ, ngày 5 - 1 - 2022)

Lời giải:

Thông tin 1: Cạnh tranh thúc đẩy doanh nghiệp (Công ty N) phải tìm cách cải thiện sản phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi thói quen mua sắm và trải nghiệm khách hàng do ảnh hưởng của công nghệ. Ngoài ra, cạnh tranh còn thúc đẩy doanh nghiệp (Công ty N) phải theo kịp các xu hướng kinh doanh mới, như thương mại điện tử và xuất khẩu cùng với sự phát triển của công nghệ.

Thông tin 2: Cạnh tranh đã thúc đẩy tỉnh Sơn La trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản của họ. Nhờ cạnh tranh, họ đã thu được thành công bước đầu trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản này đến các thị trường quốc tế khó tính như Hoa Kỳ, Australia và EU. Bên cạnh đó, cạnh tranh quốc tế đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao. Do đó, để cạnh tranh thành công trên thị trường quốc tế, các nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp tại Sơn La đã phải nâng cao chất lượng và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Hai doanh nghiệp H và P chuyên sản xuất và phân phối sữa hộp uống liền. Gần đây, doanh nghiệp P đã cho nhân viên đăng bài viết trong các nhóm kín trên mạng xã hội có nội dung không đúng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp H. 

– Hành vi của doanh nghiệp P sẽ gây ảnh hưởng như thế nào trên thị trường?

Lời giải:

- Bài viết không đúng về chất lượng sản phẩm có thể gây mất uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp H trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nếu thông tin không đúng được lan truyền rộng rãi, mọi người sẽ nghi ngờ về chất lượng sản phẩm của họ và doanh số bán hàng sẽ giảm đáng kể. 

Trường hợp 1. Hai doanh nghiệp H và P chuyên sản xuất và phân phối sữa hộp uống liền. Gần đây, doanh nghiệp P đã cho nhân viên đăng bài viết trong các nhóm kín trên mạng xã hội có nội dung không đúng về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp H. 

- Theo em, doanh nghiệp H cần phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? 

Lời giải:

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, doanh nghiệp H nên:

+ Phản bác các thông tin sai lệch và làm rõ về chất lượng sản phẩm của họ thông qua các phương tiện truyền thông hoặc trang web của họ.

+ Nếu hành vi của doanh nghiệp P vi phạm quyền lợi của doanh nghiệp H và gây tổn hại đáng kể, doanh nghiệp H có thể tìm kiếm hỗ trợ từ luật sư và khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của họ.

Trường hợp 2. Gia đình T kinh doanh cửa hàng chè từ lâu đời, không có chi nhánh, được nhiều người biết đến với tên “Chè sầu riêng. Thấy của hàng nhà T ngày càng đông khách, hộ kinh doanh A mở cửa hàng chè lấy tên là Chè sầu riêng không chi nhánh" khiến nhiều thực khách nhằm lẫn.

– Em có đồng tình với hành động của hộ kinh doanh A không? Vì sao?

Lời giải:

- Tên cửa hàng "Chè sầu riêng không chi nhánh" có thể làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với cửa hàng "Chè sầu riêng" của gia đình T, đặc biệt nếu cả hai cửa hàng cung cấp sản phẩm và dịch vụ tương tự. Điều này có thể gây hiểu lầm cho khách hàng và làm giảm lợi nhuận của gia đình T.

- Hành động này là lợi dụng danh tiếng và thương hiệu đã được xây dựng lên bởi gia đình T. Điều này không chỉ là không công bằng mà còn vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu của họ.

Trường hợp 2. Gia đình T kinh doanh cửa hàng chè từ lâu đời, không có chi nhánh, được nhiều người biết đến với tên “Chè sầu riêng. Thấy của hàng nhà T ngày càng đông khách, hộ kinh doanh A mở cửa hàng chè lấy tên là Chè sầu riêng không chi nhánh" khiến nhiều thực khách nhằm lẫn.

- Nếu là người thân của chủ hộ kinh doanh A, em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào?

Lời giải:

- Nếu là người thân của chủ hộ kinh doanh A, em sẽ:

+ Khuyến khích hộ kinh doanh A tìm cách sáng tạo và phát triển một thương hiệu riêng cho cửa hàng của họ thay vì sao chép tên và danh tiếng của người khác. Điều này sẽ giúp họ xây dựng một danh tiếng riêng và tránh gây hiểu lầm cho khách hàng.

+ Nhắc nhở họ về tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ và thương hiệu của người khác. 

+ Khuyến khích họ xây dựng danh tiếng và uy tín của cửa hàng của mình thông qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt, không dựa vào việc sao chép tên của người khác.

Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

TrưỜNG hợp. Do có nhu cầu lắp đặt Internet cho gia đình, chị Y đã tra cứu và tìm được số diện thoại dường dây nóng của Hãng viên thông b. Nhân viên tư vấn giải thích nhà mạng không có đủ hạ tầng viễn thông tại khu vực chị sinh sống, nếu dường dây kéo cáp quá dài sẽ khiến dường truyền không ổn định. Nhân viên tư vấn giới thiệu chị lựa chọn sang gói dịch vụ của nhà mạng P và sẽ cử bộ phận kĩ thuật đến hỗ trợ lắp đặt. Sau khi tìm hiểu kĩ, chị Y phát hiện website và đường dây nóng của nhà mạng P là giả, dùng tên miền gần giống với Hãng viên thông B nhằm đánh lừa tâm lí của khách hàng. 

- Nêu nhận xét của em về hành vi cạnh tranh của nhà mạng P.

Lời giải:

- Nhà mạng P đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh và không đúng đạo đức bằng cách sử dụng tên miền và đường dây nóng gần giống với Hãng viễn thông B để đánh lừa khách hàng. Điều này làm cho chị Y và các khách hàng khác có thể bị hiểu lầm và chọn dịch vụ của nhà mạng P mà họ không muốn hoặc không cần.

TrưỜNG hợp. Do có nhu cầu lắp đặt Internet cho gia đình, chị Y đã tra cứu và tìm được số diện thoại dường dây nóng của Hãng viên thông b. Nhân viên tư vấn giải thích nhà mạng không có đủ hạ tầng viễn thông tại khu vực chị sinh sống, nếu dường dây kéo cáp quá dài sẽ khiến dường truyền không ổn định. Nhân viên tư vấn giới thiệu chị lựa chọn sang gói dịch vụ của nhà mạng P và sẽ cử bộ phận kĩ thuật đến hỗ trợ lắp đặt. Sau khi tìm hiểu kĩ, chị Y phát hiện website và đường dây nóng của nhà mạng P là giả, dùng tên miền gần giống với Hãng viên thông B nhằm đánh lừa tâm lí của khách hàng. 

- Cho biết em sẽ làm gì trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của bản thân

Lời giải:

- Để bảo vệ quyền lợi của bản thân và tránh bị đánh lừa trong trường hợp này, em sẽ:

+ Kiểm tra kỹ thông tin trước khi đồng ý chuyển đổi dịch vụ hoặc ký hợp đồng mới.

+ Xác minh thông tin của nhà mạng bằng cách liên hệ trực tiếp với họ thông qua các kênh liên lạc chính thống như số điện thoại chính thức hoặc trang web.

III. Vận dụng:

Vận dụng SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.

Cà phê nằm trong nhóm những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. 

Em hãy tìm hiểu và kể tên các quốc gia đang cạnh tranh xuất khẩu cà phê với Việt Nam. Từ đó, cho biết vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam.

Lời giải:

- Các quốc gia đang cạnh tranh xuất khẩu cà phê với Việt Nam: Brazil, Colombia, Ethiopia, Honduras,… 

- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất quan trọng. Việt Nam cần duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm cà phê để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường thế giới. Cạnh tranh thúc đẩy sự nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất, và tạo ra cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu

Xem thêm các bài giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá