Thông tin về bốn học sinh trong đội thi Hùng biện tiếng Anh của trường Trung học cơ sở Nguyễn Du

101

Với giải Bài 2 trang 96 SBT Toán 8 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Thu thập và phân loại dữ liệu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải, từ đó biết cách làm bài tập Toán 8. Mời các bạn đón xem:

Thông tin về bốn học sinh trong đội thi Hùng biện tiếng Anh của trường Trung học cơ sở Nguyễn Du

Bài 2 trang 96 SBT Toán 8 Tập 1Thông tin về bốn học sinh trong đội thi Hùng biện tiếng Anh của trường Trung học cơ sở Nguyễn Du được cho bởi bảng thống kê sau:

Họ và tên

Tuổi

Khối

Điểm trung bình môn tiếng Anh

Kĩ năng giao tiếp

Lê Kinh Luân

 

14

9

9,2

Tốt

Trần Đăng Khoa

13

8

9,4

Khá

Nguyễn Trọng Luận

14

9

8,8

Tốt

Hồ Liên Biện

12

7

9,8

Tốt

a) Phân loại dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa theo tiêu chí định tính và định lượng.

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu nào là định danh, dữ liệu nào là biểu thị thứ bậc?

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu nào là liên tục, dữ liệu nào là rời rạc?

Lời giải:

a) Dữ liệu định tính: Họ và tên, kĩ năng giao tiếp

Dữ liệu định lượng: Tuổi, khối, điểm trung bình môn Tiếng Anh

b) Trong số các dữ liệu định tính tìm được, dữ liệu định danh là: họ và tên, dữ liệu là biểu thị thứ bậc: Kĩ năng giao tiếp.

c) Trong số các dữ liệu định lượng tìm được, dữ liệu liên tục là: điểm trung bình môn Tiếng Anh, dữ liệu rời rạc là: tuổi, khối

Đánh giá

0

0 đánh giá