Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa (2024) HAY NHẤT Cánh diều gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 4 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:
TOP 10 mẫu Đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa (2024) HAY NHẤT
Đề bài: Hãy viết đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa.
Đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa (mẫu 1)
Đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa (mẫu 2)
Câu chuyện “Ba nàng công chúa” kể về ba người con gái của nhà vua San-ta. Năm đó, đất nước đối mặt với giặc ngoại xâm hùng mạnh, trong lúc ấy nhà vua tuổi đã cao, sức yếu không thể dẫn quân chống trả. Thấy tình hình bất ổn, ba cô công chúa đã xin cha được ra trận nhưng bị ông từ chối. Bởi ông cho rằng ba cô con gái nhỏ mảnh mai của mình không thể làm gì được. Tuy nhiên, với tấm lòng yêu thương con dân, đất nước và sự dũng cảm, ba cô gái đã lẳng lặng từ biệt cha, đi đến nơi bị giặc bao vây. Mỗi cô công chúa với một tài năng thần kì, đã lần lượt phối hợp với nhau để lung lay ý chí của giặc. Cô chị cả thì hát nhạc dân vũ khiến quân lính say sưa lắng nghe quên cả đánh nhau. Cô em út thì kể chuyện về những người mẹ già, người vợ trẻ và con thơ đang chờ đợi ở nhà, khiến quân lính nhớ quê, bỏ lại tất cả để trở về. Cuối cùng, cô chị thứ hai xuất hiện, dùng bút vẽ nên hàng đoàn xe ngựa nối đuôi nhau có cả lương thực đầy ắp, đưa binh lính trở về quê hương của mình. Những chi tiết thần kì ấy đã làm tăng sự hấp dẫn và thú vị cho câu chuyện. Nhưng hơn hết, sức mạnh đoàn kết và sự dũng cảm, tinh thần bao dung với những người biết sửa sai trong câu chuyện, mới là điều khiến em yêu thích câu chuyện Ba nàng công chúa đến vậy.
Đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa (mẫu 3)
Em rất thích câu chuyện Ba nàng công chúa mới học ở tuần trước. Đầu tiên là em thích sự dũng cảm của cả ba nàng khi xin vua cha đi đánh trận và cách các nàng lẳng lặng từ biệt cha khi không nhận được sự cho phép. Điều này cho em thấy khi đứng trước một khó khăn chung, ai cũng có trách nhiệm của riêng mình. Tiếp theo, đó là em thích cách "ra trận" của cả ba nàng công chúa. Nàng cả dùng tài năng ca hát, đánh đàn và điệu múa của mình để "chinh phục" kẻ địch, cho họ cảm nhận được sự ấm áp và những khoảnh khắc vui vẻ giữa những con người xa lạ nếu không có tiếng đao kiếm. Ngược lại, nàng công chúa út lại dùng giọng kể chuyện của mình kể về những người mẹ, người vợ, người con xa chồng, những câu chuyện cảm động về tình cảm thiêng liêng và cao quý đã cảm hóa trái tim kẻ địch, khiến họ muốn lập tức trở về quê hương. Nàng công chúa thứ hai lại dùng sự phi phàm trong tài năng hội họa, lòng nhân hậu và rộng lượng của nàng đã vẽ ra giúp quân địch có lương thực, có xe và ngựa để quay trở về nhà. Chẳng cần sử dụng đao kiếm, chẳng cần phải có những tiếng đánh nhau, chỉ bằng lòng nhân ái, sự bản lĩnh và tài năng của các nàng mà đã đổi lấy được sự hòa bình giữa hai nước. Em rất thích thông điệp mà câu chuyện mang lại, đó là mỗi người có một thế mạnh riêng cần được phát huy và thông điệp ước mơ về một cuộc sống không có chiến tranh, con người đối xử với nhau bằng sự bao dung, lòng nhân ái và có sự bình đẳng.
Đoạn văn về câu chuyện Ba nàng công chúa (mẫu 4)
“Ba nàng công chúa” là một câu chuyện hay chứng minh sức mạnh và năng lực của những người con gái trong những trận chiến. Thực tế em nghĩ rằng, họ có thể có nhiều tài năng khác, việc đưa ra hình ảnh ba nàng công chúa nhằm cho thấy, phụ nữ đóng một vai trò không hề nhỏ ở hậu phương. Với sự khéo léo và xinh đẹp, họ có thể giúp cho người chồng, người đàn ông ở chiến trường thêm sức mạnh để chiến đấu. Dù sao thì, ba nàng công chúa với những tài năng phi thường đã đánh đuổi thành công lính giặc. Em vô cùng ngưỡng mộ sự tài năng đó của các cô gái.
Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Đoạn văn về câu chuyện Ông Yết Kiêu và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào
Đoạn văn về một câu chuyện mà em thích
Đoạn văn về tính tình, hoạt động của con vật mà em yêu thích
Bài văn ngắn giới thiệu chiếc ống nhòm du lịch và hướng dẫn cách sử dụng ống nhòm
Kể lại toàn bộ câu chuyện Cứu người trước đã
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.