Bóng đèn là một trong những phát mình được coi là vĩ đại trong lịch sử phát triển của loài người. Không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của thiết bị dường như rất đơn giản này. Đối với cuộc sống của chúng ta bây giờ, bóng đèn chỉ là một thứ rất nhỏ nhoi. Nhưng đối với quá khứ chỉ có nến, ánh sáng tự nhiên thì đây là một bước tiến vĩ đại. Khi bóng đèn mới được phát minh ra, nó đã từng bị coi thường. Nhận xét của Ủy ban Nghị viện Anh khi đề cập đến phát minh bóng đèn điện của Edison, năm 1878:“…cũng tốt đối với những người bạn phía bên kia đại dương của chúng ta…nhưng không đủ để gây sự chú ý đối với giới khoa học hay những người có đầu óc thực tế”. Còn Henry Morton, Chủ tịch Viện công nghệ Stevens, nhận xét: “Tất cả mọi người đều đã quen thuộc với những phát minh thất bại thảm hại”. Và bây giờ, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi. Bóng đèn điện ra đời làm thay đổi đời sống con người. Nhờ có bóng đèn chiếu sáng, con người có không gian sáng sủa hơn, thuận tiện cho sinh hoạt và làm việc. Từ khi thiết bị chiếu sáng này ra đời, con người có thể làm việc trong đêm, tăng năng suất lao động. Ánh sáng của điện năng chiếu sáng mọi không gian giúp con người kéo dài hoạt động, tăng lên chất lượng cuộc sống đáng kể. Bóng đèn điện còn tạo nên một thế giới sắc màu làm đẹp cuộc sống. Con người cũng biết tận dụng ánh sáng ấy làm nên những bức tranh màu sắc lộng lẫy.
Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết (mẫu 5)
Đọc bài đọc Sáng tạo vì cuộc sống, em đã rất bất ngờ khi biết người phát minh ra chiếc cần gạt nước mà mình thường thấy là một người dân bình thường. Chủ nhân của phát minh ấy là bà Ma-ri An-đéc-xơn. Bà nảy ra ý nghĩ về phát minh đó khi đang đi du lịch vào mùa đông và việc các tài xế phải thường xuyên dừng lại để lau hơi nước và tuyết trên mặt kính trước buồng lái đã khiến bà thấy rất bất tiện. Trở về nhà, bà đã nghiên cứu và thiết kế ra chiếc cần gạt nước. Phát minh ấy vừa hữu ích, lại tiện lợi vô cùng.
Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết (mẫu 6)
Năm 1907, hai nhà phát minh là Boris Rosing người Nga và AA Campbell-Swinton người Anh, đã kết hợp ống tia âm cực với hệ thống quét cơ học để tạo ra một hệ thống truyền hình hoàn toàn mới. Cái tên TV được Constantin Perskyi đề xuất trong 1 bài viết cho Viện Điện tử Quốc tế ở Hội chợ Quốc tế tại Paris vào 25/8/1900. Năm 1924, nhà khoa học người Anh tên là Bellde đã thực hiện thành công thí nghiệm truyền và tiếp nhận hình ảnh, giúp cho hình ảnh có thể truyền đi với khoảng cách xa. Mặc dù chiếc tivi này chỉ có hai màu đen trắng và hình ảnh rất mờ nhưng lại đã mở màn cho sự xuất hiện của những chiếc tivi vệ tinh sau này.
Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết (mẫu 7)
John Walker, một nhà hóa học người Anh ở thế kỷ 19, đã định phát triển một loại chất gây cháy có thể sử dụng trong súng. Nhưng thay vào đó, thứ mà ông đã phát minh ra là que diêm. Trong khi Walker đang trộn các thành phần hóa học để tạo ra thứ mà ông hy vọng sẽ là một loại keo dán súng, ông đã lơ đãng cọ chiếc thìa trộn bằng gỗ của mình vào lò sưởi và dụng cụ này bốc cháy. Walker nhanh chóng tận dụng hiện tượng này và giới thiệu cái mà ông gọi là "Đèn ma sát" với thế giới vào năm 1826.
Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết (mẫu 8)
Tác giả, nghệ sĩ và nhà hóa học người Pháp Edouard Benedictus vô tình làm rơi một chiếc bình thủy tinh trong phòng thí nghiệm. Ông nhìn xuống mong đợi sẽ thấy kính vỡ vụn trên sàn, nhưng những gì ông thấy đã thay đổi thế giới.Chiếc bình có vô số vết nứt chạy dọc, nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Sau một hồi nghiên cứu, Benedictus nhận ra hiện tượng kỳ lạ này là do thứ trước đó có trong bình: cellulose nitrat gây ra. Chất hóa học này vẫn phủ bên trong bình, giúp nó không bị vỡ, và Benedictus đã giới thiệu kính an toàn ra thế giới.
Đoạn văn ngắn về một phát minh hoặc sáng chế mà em biết (mẫu 9)
Trong những năm 1800, oxit nitơ được biết đến như một loại khí gây cười và là thú vui của mọi người trong các bữa tiệc. Khí này sẽ gây ra trạng thái hưng phấn trong thời gian ngắn khiến cả người dùng và khán giả đều cười không kiểm soát. Một số người, trong lúc đang vui sướng đến mê sảng, đã làm hại chính mình mà không hề nhận ra hoặc cảm thấy đau đớn. Điều này đã được một nha sĩ chú ý, người đã biến loại thuốc dự tiệc thành một trong những hình thức gây mê sớm nhất và hiệu quả nhất.
Xem thêm các bài Tập làm văn lớp 4 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Đoạn văn ngắn về một bảo tàng (hoặc một thư viện) mà em biết
Đoạn văn ngắn về một đội bóng (hoặc một đoàn nghệ thuật) mà em yêu thích
Đoạn văn tả ngoại hình của con vật mà em yêu thích
Đoạn văn về một câu chuyện người có tài mà em đã được đọc hoặc nghe kể
Viết đơn trình bày nguyện vọng của tổ hoặc lớp em