Với Giải SBT Hóa học 10 trang 12 trong Bài 4: Ôn tập chương 1 Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa học 10 trang 12.
SBT Hóa học 10 trang 12
Bài 4.15 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử X là 13. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p3
B. 1s22s22p2
C. 1s22s22p1
D. 1s22s2
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Với các nguyên tử bền ta có: 1 ≤ ≤ 1,52 (1)
Theo bài ra có:
2Z + N = 13 ⇒ N = 13 – 2Z, thay vào (1) ta có:
⇔ Z ≤ 13 – 2Z ≤ 1,52Z
⇔ 3,69 ≤ Z ≤ 4,33
Chọn Z = 4 ⇒ N = 5
⇒Cấu hình electron của nguyên tử X là1s22s2
Bài 4.16 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Cho nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 46, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Cấu hình electron nguyên tử của R là
A. [Ne]3s22p3
B. [Ne]3s22p5
C. [Ar]3d14s2
D. [Ar]4s2
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tổng số hạt cơ bản là 46 nên ta có: p + e + n = 46 hay 2p + n = 46 (1)
Hạt mang điện là p và e; hạt không mang điện là n nên ta có:
p + e – n = 14 hay 2p – n = 14 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ p = e = 15, n = 16
Cấu hình electron nguyên tử của R là: [Ne]3s22p3
Bài 4.17 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi trong đời sống: đúc tiền, làm đồ trang sức, làm răng giả, ... Muối iodine
Lời giải:
Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 155 hay 2p + n = 155 (1)
Hạt mang điện là p + e và hạt không mang điện là n nên ta có:
2p – n = 33 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: p = 47; n = 61
⇒ Nguyên tố X có Z = số p = 47.
Số khối bằng p + n = 47 + 61 = 108
⇒ X là silver ( )
Bài 4.18 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 82. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22.
a) Viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tố X.
b) Xác định số lượng các hạt cơ bản trong ion X2+ và viết cấu hình electron của ion đó.
Lời giải:
a) Tổng các hạt cơ bản của X: p + e + n = 82 hay 2p + n = 82 (1)
Hạt mang điện là p + e và hạt không mang điện là n nên ta có:
2p – n = 22 (2)
Giải hệ (1) và (2) ta được: p = 26; n = 30
⇒ Nguyên tố X có Z = số p = 26.
Số khối bằng p + n = 26 + 30 = 56
⇒ X là iron ( )
b) Nguyên tử Fe nhường 2 electron để tạo thành ion Fe2+
Cấu hình electron của Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2.
Cấu hình electron của ion Fe2+ là: 1s22s22p63s23p63d6
Bài 4.19 trang 12 sách bài tập Hóa học 10: rong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân tử X, nguyên tử của hai nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 4s, các ion A2+, B2+ có số electron ngoài cùng lần lượt là 17 và 14. Tổng số proton trong X là 87.
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của A và B.
b) Xác định X.
Lời giải:
a) Cấu hình electron của A và B có dạng:
[Ne]3s23p63dx4sy (0 ≤ x ≤ 10; 1 ≤ y ≤ 2)
- Nếu y = 1 thì cấu hình của A2+ là: [Ne]3s23p63dx-1
Khi đó có: 2 + 6 + x – 1 = 17 ⇒ x = 10
Cấu hình electron của A là: [Ar]3d104s1
⇒ A là 29Cu
- Nếu y = 2 thì cấu hình của A2+ là: [Ne]3s23p63dx
Khi đó có: 2 + 6 + x = 17 ⇒ x = 9
Cấu hình electron của A là: [Ar]3d94s2 (không bền vững)
Xét tương tự với B:
- Nếu y = 1 thì cấu hình electron của B là [Ar]3d74s1 (không hợp lí)
- Nếu y = 2 thì cấu hình electron của B là [Ar]3d64s1 . B là 26Fe
b) Tổng số proton trong X là 87.
⇒ pA + pB + 2pY = 87
⇔ 29 + 26 + 2.pY = 87
⇔ pY = 16
⇒ Y là 16S
Vậy quặng X có công thức là: CuFeS2
Xem thêm lời giải vở bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.