TOP 20 mẫu Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

407

Toptailieu.vn xin giới thiệu bài văn mẫu Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) Ngữ văn 8 Kết nối tri thức gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)

TOP 20 mẫu Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) (ảnh 2)

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 1

Bàn về thói quen xấu, người xưa từng nói: “Con người, bản tính vốn giống nhau, nhưng vì tập nhiễm thói quen khác nhau nên thành ra khác nhau”. Tương lai, sự thành công hay thất bại, hạnh phúc hay khổ đau của con người phụ thuộc một phần quan trọng ở thói quen. Cùng với sự phát triển của xã hội, giới trẻ ngày nay nhìn chung năng động hơn, độc lập, tự chủ và sáng tạo hơn. Tuy nhiên, giới trẻ hiện đang hình thành một số thói quen không tốt. Và điều quan trọng là, đã thành thói quen thì rất khó thay đổi. Bởi thói quen xấu như một chiếc giường thoải mái, dễ trèo vào nhưng khó trèo ra. Vậy làm thế nào để nhận diện được những thói quen xấu và bằng cách nào để loại bỏ chúng? Thói quen là những phản xạ, hành vi, việc làm được lặp đi lặp lại nhiều lần, lâu ngày trở thành nếp. Những thói quen tốt, chẳng hạn: ngủ dậy sớm, đọc sách, thường xuyên tập thể dục, xác định mục tiêu công việc rõ ràng, vạch kế hoạch trước khi hành động, gọn gàng ngăn nắp… Những thói quen xấu, chẳng hạn: ỷ lại, lề mề. ngại suy nghĩ, luộm thuộm, nói xấu người khác, tham ăn. nhìn mọi sự theo hướng tiêu cực… Điều không may là chúng ta từ bỏ thói quen tốt dễ dàng hơn là loại bỏ thói quen xấu. Do tác động của môi trường xã hội, do ảnh hưởng của gia đình và sự chi phối của cảm xúc, tâm lý cá nhân, giới trẻ Việt Nam hiện nay đang nhiễm phải một số thói quen xấu. Điển hình, có thể kể đến: thói quen văng tục, chửi thề, dễ nổi nóng, “nghiện” mạng xã hội, lười đọc sách, lười vận động chân tay. tư duy thụ động, thờ ơ vô cảm, lạm dụng bia rượu, lười tập thể dục… Những thói quen xấu đó đã tàn phá sức khoẻ, gây ra nhiều bệnh tật cho con người như: cận thị, loạn thị, rối loạn giấc ngủ, thể lực yếu… Nghiêm trọng hơn. những thói quen xấu đó đã hình thành nên những lớp người thiếu kiến thức, yếu kỹ năng, thiếu tự tin, không có khả năng hợp tác và cạnh tranh. Đất nước sẽ trì trệ bởi những chủ nhân tương lai trống rỗng, vô hồn như vậy. Để loại bỏ thói quen xấu, trước hết cần phải có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm mạnh mẽ của bản thân mỗi người. Sau đó, cần dành thời gian để luyện tập thay đổi hành vi, thay thế thói quen xấu bằng việc hình thành các thói quen tốt. Nếu cần, chúng ta có thể kêu gọi sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè. Chúng ta cũng có thể tự khích lệ mình khi đã lấy lại được quyền “kiểm soát” hành động chứ không thụ động, chiều lòng tật xấu. Nếu chẳng may nhiễm lại thói quen cũ, không nên tặc lưỡi buông xuôi mà phải bình tâm suy nghĩ tìm lý do “ngựa quen đường cũ” để có cách khắc phục. Các bạn trẻ hãy luôn rèn luyện, thực hành thành thạo những thói quen tốt như: sống có trách nhiệm với chính mình và những người xung quanh; kiên trì theo đuổi và thực hiện mục tiêu; luyện tập tư duy chủ động, tích cực và sáng tạo; tranh thủ thời gian đề đọc sách và tích luỹ tri thức… Làm được điều đó, thì dù “lớn lên” với những thói quen xấu chúng ta vẫn có thể “già đi” với những thói quen tốt (ý của Victor Hugo).

TOP 20 mẫu Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) (ảnh 1)

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 2

Sự trì hoãn có thể đem lại nhiều hậu quả và rắc rối trong công việc, trong đời sống, trì hoãn dẫn đến căng thẳng, cảm giác tội lỗi, nặng nề và khủng hoảng về tâm lý đặc biệt là sự hao hụt mất mát nghiêm trọng trong năng suất lao động cá nhân, sự chỉ trích, phê bình và dày vò của xã hội khi họ không đáp ứng các trách nhiệm, cam kết về thời hạn, tiến độ hoàn thành công việc. Những cảm xúc này kết hợp với nhau và có thể thúc đẩy sự trì hoãn hơn nữa. Nhiều người mắc bệnh trì hoãn thường xuyên than phiền về tâm trạng lo lắng đến mất ăn mất ngủ khi hạn hoàn thành công việc đã cận kề, cảm thấy cắn dứt và sự hoảng sợ buộc họ phải tăng tốc để hoàn thành vừa kịp hạn. Trì hoãn khiến công việc thêm dồn dập và quá tải, kết quả là thất bại trong bận rộn. Sự trì hoãn sẽ trở thành một rắc rối khi nó cản trở hoạt động bình thường không được diễn ra suôn sẽ, trôi chảy theo ý muốn, nó thường khiến người ta thất bại trong việc thực hiện các cam kết đặt ra. Việc trì hoãn một cách triền miên này sẽ làm cho chủ thể sẽ gặp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự tin cậy, tin tưởng, giao trách nhiệm do sự kỳ thị, đánh giá của xã hội và thành kiến cho rằng những nhiệm vụ trễ nải này do sự lười biếng, thiếu ý chí và nghị lực, không có quyết tâm, thiếu sự chú tâm, tập trung trong công việc hay là người không có tham vọng thiếu chí tiến thủ.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 3

Mỗi người có những ước mơ, khát vọng và hoài bão khác nhau. Để thực hiện được ước mơ đó đòi hỏi con người phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có nhiều người sống với thói quen trì hoãn công việc của bản thân và của tập thể, điều này mang đến nhiều tác hại to lớn đối với con người. Công việc là những mục tiêu, dự định, hành động đặt ra trước mắt mà chúng ta cần thực hiện. Còn trì hoãn là kéo dài, làm gián đoạn tiến độ công việc. Thói quen trì hoãn công việc đang là một trong những thói quen chưa tốt của con người trong việc thực hiện những mục tiêu công việc. Thói quen này khiến cho công việc không được hoàn thành đúng tiến độ, kết quả công việc không cao và dễ dẫn đến thất bại. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lý ỷ lại, lười biếng, không phát huy được sự cố gắng, nỗ lực, kĩ năng giải quyết, xử lý mọi việc cũng bị giảm sút đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Việc trì hoãn còn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Thói quen trì hoãn công việc còn làm nảy sinh tính bê trễ, thiếu kỉ luật, trách nhiệm với bản thân cũng như với công việc được giao. Trì hoãn là thói quen không tốt làm chúng ta cần nhận thức và thay đổi nếu như muốn phát triển và hoàn thiện bản thân, đừng tạo điều kiện cho sự lười biếng và những suy nghĩ thiếu quyết đoán phát triển, đừng để thói quen trì hoãn trở thành vật cản đường trong hành trình đến với thành công. Mỗi người chỉ có một cuộc đời để sống, thời gian trôi đi thì không lấy lại được, hãy sống hết mình, làm việc thật chăm chỉ, hoàn thành công việc thật tốt để thu về nhiều thành quả cho bản thân cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 4

Một trong những lối sống có tác hại lớn đối với đời sống con người ấy chính là trì hoãn. Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện. Thói quen trì hoãn có thể mang đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cuộc sống của con người, trước hết nó hình thành tâm lí ỷ lại, lười biếng. Đây rõ ràng là 1 thái độ dáng phải phê phán. Một lần trì hoãn công việc rồi có người giúp đỡ sẽ làm nảy sinh sự trông chờ vào sự giúp đỡ ở những lần tiếp theo. Trì hoãn công việc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kết quả của công việc, trì hoãn khiến ta không hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn. Kết quả công việc chắc chắn sẽ không cao nếu như con người chỉ còn 1 ít thời gian để hoàn thành nó. Thêm vào đó, trì hoãn khiến cho con người bỏ lỡ những cơ hội, những điều kiện tốt để phát triển và khẳng định giá trị của bản thân. Có những cơ hội chỉ đến một lần mà ta không biết nắm giữ thì quả là lãng phí. Vì vậy, mỗi người cần nhận thức được tác hại của thói quen trì hoãn công việc; rèn luyện thói quen học tập và làm việc theo kế hoạch một cách hợp lí, khoa học. Nếu không tự tạo động lực cho bản thân, bạn sẽ không đạt được bất cứ thành quả gì trong cuộc sống. Không bị gò ép trong phạm vi công việc mà nó bao gồm cả những mặt khác của cuộc sống. Không ai khác ngoài chính bạn sẽ phải là người chủ động nắm lấy cơ hội để đạt được khát vọng của mình.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 5

Ông cha ta đã có câu tục ngữ “Ăn gian nói dối” để chỉ những người gian xảo, dối trá. Trong xã hội hiện đại, nói dối đã trở thành một thói xấu, gây ra những tác hại đến mỗi người.

Đầu tiên, nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai với thực tế, để đạt được một mục đích nào đó, thường là không chính đáng. Con người thường dùng lời nói dối để che đậy dã tâm hay muốn lấp liếm lỗi lầm đã gây ra. Chắc hẳn mỗi người đều biết đến câu chuyện về chú bé chăn cừu. Chuyện kể rằng một chú bé nọ đang chăn cừu trên cánh đồng. Vì quá buồn chán, cậu bé đã nói dối dân làng có chó sói đến ăn thịt đàn cừu của cậu. Ban đầu, dân làng tin lời cậu bé, chạy đến để giúp đỡ. Nhưng sau khi phát hiện cậu bé nói dối, còn bị cậu chế giễu khiến họ rất tức giận. Lần thứ nhất, rồi đến lần thứ hai, dân làng vẫn đến giúp đỡ. Nhưng sau nhiều lần bị cậu bé lừa, họ đã không còn tin tưởng vào cậu bé. Cuối cùng, khi chó sói đến thật, cậu bé kêu cứu nhưng chẳng còn ai tin lời, đến giúp đỡ cậu nữa. Kết quả là đàn cừu đã bị chó sói ăn thịt. Trong cuộc sống hằng ngày, việc nói dối có thể xảy ra như con cái nói dối bố mẹ để đi chơi, học sinh nói dối thầy cô để trốn học. Hay một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm không đảm bảo an toàn, gian dối với người tiêu dùng sẽ gây ra những hậu quả về tính mạng của con người. Nhiều vị lãnh đạo đã dối trên, lừa dưới đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân.

Nói dối gây ra những hậu quả lớn. Đầu tiên, một người có thói quen nói dối sẽ đánh mất đi niềm tin của những người xung quanh. Ông cha ta đã có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Để xây dựng uy tín, lấy được lòng tin của mọi người phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ cần một lời nói dối có thể khiến cho lòng tin hoàn toàn biến mất. Không chỉ vậy, hành vi nói dối lặp lại thường xuyên sẽ trở thành một thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách của con người. Rộng hơn, l ời nói dối còn ảnh hưởng đến sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Có đôi khi, những lời nói dối thiện chí cũng đem lại ý nghĩa tốt đẹp. Nhưng dù vậy, chúng ta cũng không nên nói dối.

Với một học sinh, tôi vẫn luôn ý thức rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, nhất là trong thi cử (không quay cóp, chép bài bạn) và trong cuộc sống. Không chỉ vậy, tôi sẽ cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Có thể khẳng định rằng, nói dối là một thói quen xấu xí. Con người cần tôn trọng sự thật, không nên nói dối để cuộc sống của bản thân tốt đẹp hơn.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 6

Một trong những thói xấu của con người trong xã hội hiện đại là sự thờ ơ và lạnh lùng với những người xung quanh. Ngày nay, nhiều người chỉ quan tâm đến bản thân, đến lợi ích cá nhân, mà không chú ý đến những khó khăn, nỗi đau của người khác. Họ sống trong thế giới riêng, không giao tiếp, không chia sẻ, không quan tâm đến cộng đồng. Đây là một thói xấu rất nguy hiểm, vì nó làm suy yếu tình đoàn kết, tình yêu thương giữa con người, làm mất đi những giá trị nhân văn trong cuộc sống.

Vậy tại sao con người lại trở thành như vậy? Có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một trong số đó là do ảnh hưởng của sự phát triển khoa học kỹ thuật, của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Nhờ có internet, điện thoại thông minh, máy tính, con người có thể tiếp cận với vô vàn thông tin, kiến thức, giải trí. Nhưng đồng thời, họ cũng bị cuốn vào một thế giới ảo, một thế giới mà họ có thể tự do lựa chọn, không bị ràng buộc bởi những quy tắc xã hội. Họ dần quên mất rằng họ là một phần của xã hội, rằng họ cần phải gắn bó với những người khác để sống sót và phát triển.

Để khắc phục thói xấu này, chúng ta cần phải có ý thức về tầm quan trọng của việc quan tâm và giúp đỡ người khác. Chúng ta cũng cần phải học cách giao tiếp và thể hiện cảm xúc một cách chân thành và lịch sự. Bên cạnh đó, cũng nên tìm kiếm những hoạt động có ích cho bản thân và xã hội, như tham gia các câu lạc bộ, tổ chức từ thiện, hay làm tình nguyện. Những hoạt động này sẽ giúp chúng ta có được sự kết nối và hòa nhập với môi trường xung quanh, cũng như nâng cao giá trị của bản thân.

Thói xấu thờ ơ và lạnh lùng với mọi người xung quanh không chỉ là một vấn đề cá nhân, mà còn là một vấn đề xã hội. Chúng ta không nên để cho thói xấu này ảnh hưởng đến cuộc sống và hạnh phúc của mình và người khác. Hãy cùng nhau tạo ra một xã hội ấm áp và thân thiện, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và quan tâm.

Nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại) - mẫu 7

Nói dối, giả dối là một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, hiện tượng này ngày càng trở nên trầm trọng. Nói dối, làm giả gây ra nhiều biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội ở nước ta. Căn bệnh nói dối, làm giả đang trở thành một vấn nạn của xã hội. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nói dối, giả dối. Về cơ bản, nói dối là chủ tâm nói không thật, không đúng với sự thật nhằm che giấu sự thật hoặc mưu cầu một lợi ích nào đó. Cùng nghĩa với nói dối có các từ ngữ khác cũng được sử dụng phổ biến như: nói điêu, nói xạo, nói khoác, nói láo,…

Đôi khi, nói dối chỉ là một hành động tế nhị, nói tránh sự thật để không gây đau lòng, tránh xúc phạm, để cứu người khác. Lúc này, nói dối trở thành một hành động cần thiết. Tuy nhiên, đó chỉ nên xem là ứng xử bất đắc dĩ trong tình thế mà thôi.

Xét dưới góc độ thời gian có ba hình thức nói dối. Thứ nhất là kể không đúng sự thật đã diễn ra. Thứ hai là tường thuật không đúng sự thật. Thứ ba là dự báo không đúng sự thật. Xét dưới góc độ nội dung sự việc có 4 hình thức nói dối: vọng ngữ, nói nước đôi, nói lời hung ác, thêu dệt sự thật.

Ngày nay, hiện tượng nói dối, lừa gặt, làm giả sản phẩm nhằm thu lợi về bản thần ngày càng trở nên phổ biến. Trong buôn bán, hàng giả hàng nhái vốn tràn lan trong đời sống. Vì lợi ích mà người sản xuất bất chấp thủ đoạn, sẵn sàng lừa dối người khác. Lòng trung thực bị xem thường. Thái độ tôn trọng và niềm tin trong buôn bán cũng dần mai một.

Con người sẵn sàng lừa dối nhau vì vật chất hoặc tình cảm. Ban đầu chỉ là một vài trường hợp lẻ tẻ. Giờ đây, nó gần như trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Trong trường học, ngày càng có nhiều học sinh nói dối, gian lận trong học tập. Khi xảy ra sai lầm, học sinh tìm mọi cách tránh né, bịa ra lí do nhằm tránh bị nhắc nhỏ, kỉ luật.

Trước hết, nói dối xuất phát từ đời sống văn hóa thuần nông cử nước ta. Lúc ban đầu nói dối để làm vui, trêu đùa nhau. Đọc truyện Trạng Quỳnh chúng ta thấy rõ bản chất này. Việc nói dối để giải quyết tình huống được đề cao như một trí tuệ dân gian. Từ đó ảnh hưởng sâu rộng vào đời sống con người. Nói dối được xem như một sự khôn khéo trong ứng xử.

Do lối ứng xử cả nể, một vừa hai phải, tránh va chậm nhau của người Việt nhằm xây dựng một cộng đồng hài hòa, bền chặt. Lối ứng xử này chỉ phù hợp với một tổ chức làng xã nhỏ trước đây. Ngày nay, trước xu thế mở rộng hợp tác, lối ứng xử này gây nên không ít khó khăn trong đời sống xã hội.

Việc nói dối bị lạm dụng bởi nhiều kẻ cơ hội, mưu cầu danh lợi cho bản thân. Không ít người sẵn sàng làm chứng gian cho nhau, hoặc ngậm miệng cho qua mọi chuyện để cầu toàn, hưởng lợi… Vì thế giả dối luôn song hành với tâm lý xấu che, tốt khoe và sợ sự thật. Trong các quan hệ ứng xử, một khi người ta thiếu lòng tự trọng và sợ sự thật, thì đó là lúc sự giả dối phát tác và bắt đầu gây hại.

Giáo dục cũng không chú trọng vào việc rèn luyện tư cách cho con người. Những bài học lí thuyết trở nên nhàm chán. Việc thực hành đạo đức ở trường học không được tiến hành mạnh mẽ. Thầy cô giáo thiếu gương mẫu hoặc suy thoái đạo đức trầm trọng. Từ đó tạo ra tấm gương xấu khiến học sinh không còn kính trọng.

Nói dối, làm giả làm suy giảm lòng tin giữa con người với con người.

Nói dối, làm giả gây nên những mâu thuẫn trong xã hội. Thậm chí là những xung đột kịch liệt, để lại hậu quả đáng tiếc.

Hiện tượng nói dối, làm giả gây mất trật tự anh ninh, là một trong những nguyên nhân gây ra tệ nạn xã hội. Việc làm hàng giả gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng nền kinh tế đất nước.

Người nói dối, giả dối không được người khác tôn trọng và bị pháp luật trừng trị khi xâm phạm đến lợi ích của người khác.

Nói dối, làm giả nêu gương xấu đối với người khác, nhất là đối với giới trẻ.

Trên đời này, có những lời nói dối là cần thiết, thế nhưng đa phần là sự nực cười, là lỗi lầm và sai trái. Con người ta không ai muốn bị lừa dối. Và không ai muốn tha thứ dễ dàng cho kẻ lừa dối mình. Vì thế hãy chân thật với người khác cũng như với chính bản thân mình để không đổi lại sự hối hận về sau.

Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm cho học sinh trong trường học. Tăng cường rèn luyện con người có phẩm chất tốt đẹp, tri thức vững vàng và tự tin trong cuộc sống. Chỉ có giáo dục mới có thể giúp con người nhận thức được bản chất của cuộc sống là phải sống tốt đẹp.

Trong gia đình, người lớn phải gương mẫu. Không nên nói dối trước mặt con cái hay giả dối trong lời nói và công việc. Bởi con cái thường hay học hỏi và làm theo cha mẹ. Gia đình cũng cần đề cao văn hóa ứng xử, đề cao lễ nghĩa, xây dựng truyền thống gia đình tốt đẹp. Văn hóa và truyền thống gia đình có ý nghĩa quyết định nhân cách và lối sống của mỗi con người.

Xây dựng lối sống trong sạch, lành mạnh trong cộng đồng. Tuyên dương cái tốt đẹp, phê phán và bài trừ cái xấu, cái ác. Pháp luật nghiêm minh. Việc xử phạt phải công bằng, triệt để, thể hiện sức mạnh của công lí và chính nghĩa.

Trước sự thay đổi lớn của thời đại, chúng ta cũng cần xây dựng những chuẩn mực mới phù hợp và tiến bộ. Cần đưa ra những bộ quy chuẩn cho từng lĩnh vực trong đời sống. Căn cứ vào đó mà điều chỉnh hành vi con người.

Cần thực hiện công bằng xã hội để tăng cường niềm tin trong nhân dân. Chỉ có lòng tin tương mới giú con người không lừa dối, không gian lận.

Nâng cao cuộc sống, khuyến khích và đề cao lòng tốt, tình thương trong xã hội. Đồng thời nghiêm trị những trường hợp vi phạm để làm gương cho người khác.

Giả dối trong đời sống là một căn bệnh nguy hại. không những gây ra mâu thuẫn, xung đột xã hội mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng cho người khác. Một xã hội văn minh, tiến bộ là một xã hội không có sự giả dối, không ai muốn giả dối. Dối trá luôn mang lại kết quả tai hại. Dối trá là hành động của kẻ ngu xuẩn không đủ can đảm trước sự thật.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 (Kết nối tri thức) hay khác:

TOP 10 mẫu Suy nghĩ về ý kiến: Cười là một hình thức chế ngự cái xấu (2024) HAY NHẤT

TOP 10 mẫu Phân tích cảnh và tình trong bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (2024) HAY NHẤT

TOP 10 mẫu Kể lại sự kiện “Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết” (bằng lời của nhân vật Báo) (2024) HAY NHẤT

TOP 10 mẫu Cảm nhận về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói (2024) HAY NHẤT

TOP 10 mẫu Cảm nghĩ sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn (2024) HAY NHẤT

Đánh giá

0

0 đánh giá