Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

226

Toptailieu.vn xin giới thiệu Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8. Bài viết gồm phần lý thuyết trọng tâm nhất được trình bày một cách dễ hiểu, dễ nhớ bên cạnh đó là bộ câu hỏi trắc nghiệm có hướng dẫn giải chi tiết để học sinh có thể vận dụng ngay lý thuyết, nắm bài một cách hiệu quả nhất. Mời các bạn đón xem:

Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn (Cánh diều) hay, chi tiết | Lý thuyết Toán 8

A. Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn

1. Khái niệm:

Một phương trình với ẩn x có dạng A(x)=B(x), trong đó vế trái A(x) và vế phải B(x) là hai biểu thức có cùng một biến x.

Ví dụ: 3x1=2x+3;3x=5 là các phương trình ẩn x.

Nếu hai vế của một phương trình (ẩn x) nhận cùng một giá trị khi x = a thì số a gọi là một nghiệm của phương trình đó.

Ví dụ: x=2 là nghiệm của phương trình 2x=x+2 vì thay x=2 vào phương trình, ta được 2.2 = 2 + 2

Khi bài toán yêu cầu giải một phương trình, ta phải tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó.

Ví dụ: Giải phương trình: 3x+6=0

Ta có: 3x+6=03x=6x=2

Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-2}

2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải

Khái niệm: Phương trình dạng ax + b = 0, với a, b là hai số đã cho và a0, được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn.

Cách giải:

Đối với phương trình, ta cũng có quy tắc chuyển vế như sau: Trong một phương trình, ta có thể chuyển một số hạng tử vế này sang vế kia và đổi dấu số hạng đó.

Đối với phương trình, ta cũng có quy tắc nhân với một số ( gọi tắt là quy tắc nhân) như sau: Trong một phương trình, ta có thể nhân cả hai vế với cùng một số khác 0.

Tương tự, Trong một phương trình, ta có thể chia cả hai vế cho cùng một số khác 0.

Phương trình bậc nhất ax + b = 0 (a0) được giải như sau:

ax+b=0ax=bx=ba

Phương trình bậc nhất ax + b = 0 (a0) luôn có một nghiệm duy nhất là x=ba.

Ví dụ: Giải phương trình: 3x+11=0

Ta có: 3x+11=03x=11x=113

Vậy nghiệm của phương trình là x=113.

Nhận xét: Bằng cách tương tự như trên, ta có thể giải được phương trình dạng:

ax+b=cx+d(ac)

Ví dụ: Giải phương trình: 7x(2x+3)=5(x2)

11x(2x+3)=6(x2)11x2x3=6x1211x2x6x=12+33x=9x=93x=3

Vậy nghiệm của phương trình là x = -3

Sơ đồ tư duy Phương trình bậc nhất một ẩn

Lý thuyết Phương trình bậc nhất một ẩn – Toán lớp 8 Cánh diều (ảnh 1)

B. Bài tập Phương trình bậc nhất một ẩn

Đang cập nhật...

Xem thêm các bộ Lý thuyết Toán 8 (Cánh diều) hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 5: Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Lý thuyết Bài 2: Ứng dụng của phương trình bậc nhất một ẩn

Lý thuyết Bài 1: Định lí Thalès trong tam giác

Lý thuyết Bài 2: Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác

Lý thuyết Bài 3: Đường trung bình của tam giác

Đánh giá

0

0 đánh giá