Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ (Chân trời sáng tạo)

50

Với soạn bài Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 9.

Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ (Chân trời sáng tạo)

Câu 1 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước đươc gợi tả như thế nào trong ba khổ thơ đầu?

Lời giải:

* Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế:

+ Hình ảnh giản dị, gợi cảm: “dòng sông xanh”, “bông hoa tím biếc”

- Màu sắc tươi tắn, hài hòa: xanh, tím biếc

- Sức xuân mạnh mẽ, dạt dào:

    + NT đảo ngữ

    + Động từ “mọc” => sức sống mãnh liệt, căng tràn => sự vươn lên, trỗi dậy

- Không gian cao rộng, trong sáng: dòng sông, mặt nước, bầu trời.

- Âm thanh rộn rã, tươi vui: tiếng chim chiền chiện hót => nói quá => âm thanh xáo động cả không gian => khúc nhạc mùa xuân

à  Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, nên thơ, tràn đầy sức sống.

* Mùa xuân của đất nước

- Hai hình ảnh biểu trưng cho 2 nhiệm vụ trọng tâm của đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX – nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và lao động xây dựng đất nước.

+ “người cầm súng”- nhiệm vụ chiến đấu

+ “người ra đồng” - nhiệm vụ lao động sản xuất

- Từ “lộc”:

+Nghĩa thực: chồi non, nhành non, cây non

    “Lộc giắt đầy trên lưng” – lá non, màu xanh trên cành lá ngụy trang của người chiến sỹ

    “Lộc trải dài nương mạ” – màu xanh trên nương mạ xanh non của người nông dân

+Nghĩa ẩn dụ:

                         - sự sống dạt dào, sức sống mãnh liệt của mùa xuân đất nước

                         - sự may mắn, những điều tốt đẹp…

à  Không khí khẩn trương, sôi nổi, tưng bừng, rộn rã à gợi lên cảnh tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực đều hòa chung trong không khí bảo vệ và dựng xây đất nước

=> Mùa xuân đất nước mang vẻ đẹp của sức sống vô tận

Câu 2 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Chỉ ra ít nhất hai biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ 4 và 5. Phân tích tác dụng của chúng.

Lời giải:

- BPTT điệp ngữ “Ta làm…”:

 + Giọng thơ tha thiết

 + Khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt: muốn hóa thân vào thiên nhiên “làm con chim hót”, “làm một cành hoa”; làm “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập vào bản hòa ca.

 + Khát vọng hòa nhập của cá nhân vào cộng đồng.

- BPTT Ẩn dụ “mùa xuân nho nhỏ”: ước nguyện sống đẹp, sống có ích cống hiến phần nhỏ bé nhưng tốt đẹp cho cuộc đời chung, góp phần làm nên một mùa xuân lớn cho đất nước.

Câu hỏi 3 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Xác định bố cục, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Lời giải:

- Bố cục

+ Khổ thơ 1: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế  và cảm xúc của nhà thơ

+ Khổ thơ 2,3: Cảm xúc trước mùa xuân của đất nước

+ Khổ thơ 4,5: Suy ngẫm và ước nguyện trước mùa xuân đất nước – lẽ sống cao đẹp của nhà thơ 

+ Khổ thơ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế

- Mạch cảm xúc:

+ Bài thơ bắt đầu bằng cảm xúc thiết tha, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên.

+ Tiếp đó là cảm xúc tự hào trước mùa xuân của đất nước, cách mạng 

+ Từ cảm xúc, mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được nhập vào bản hòa ca của cuộc đời “một nốt trầm xao xuyến”  của riêng mình; nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, dân tộc

+ Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.

- Cảm hứng chủ đạo: là niềm xúc động mãnh liệt của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, cách mạng và khát vọng được hòa nhập, dâng hiến cho cuộc đời một cách chân thành, lặng lẽ.

Câu hỏi 4 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ

Lời giải:

- «Mùa xuân» danh từ - một khái niệm thời gian, kết hợp với « nho nhỏ » tính từ, là một từ láy

- Đây là một ẩn dụ, một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ

+ « Mùa xuân nho nhỏ » là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Nhan đề này thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ “Mùa xuân nho nhỏ”  là ẩn dụ cho lẽ sống cao đẹp của nhà thơ, muốn dâng hiến những gì đẹp nhất của đời mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của dân tộc; ước nguyện cống hiến rất lặng lẽ, khiêm nhường.

 - Tác giả nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.

Câu hỏi 5 trang 23 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Chủ đề bài thơ là gì? Nêu một số căn cứ giúp em xác định chủ đề

Lời giải:

- Để xác định chủ đề, thường phải trả lời câu hỏi: Vấn đề cơ bản mà tác phẩm nêu lên là gì? Cần phải hiểu rõ nội dung mới xác định đúng chủ đề của bài.

- Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác
 
Đánh giá

0

0 đánh giá