Top 50 bài Giới thiệu về Nguyễn Hữu Thỉnh và Chiều sông Thương

779

Toptailieu.vn xin giới thiệu Top 50 Giới thiệu về Nguyễn Hữu Thỉnh và Chiều sông Thương hay nhất, chọn lọc giúp học sinh lớp 9 viết các bài tập làm văn hay hơn. Tài liệu gồm có các nội dung chính sau:

Mời các bạn đón xem:

Giới thiệu về Nguyễn Hữu Thỉnh và Chiều sông Thương

Khái quát chung về tác giả Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh (sinh 1942) Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh - Duy Phiên - Tam Đảo (Tam Dương) - Vĩnh Phúc.

Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9. Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh nguyên là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ, ông từng là Đại biểu quốc hội Việt Nam (khóa X).

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm tiêu biểu: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…

Phong cách sáng tác: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc

Top 50 bài Giới thiệu về Nguyễn Hữu Thỉnh và Chiều sông Thương (ảnh 1)

Khái quát chung về bài thơ Chiều sông Hương

Chiều Sông Thương là một bài thơ nổi tiếng của Hữu Thỉnh được trích trong tập Tiếng Hát Trong Rừng đặc sắc của nhà thơ Hữu Thỉnh. Những câu thơ, áng thơ ấy vào ngọt thưởng thức khe khắt của bạn đọc. Chất liệu văn hoá dân tộc dân gian ngàn năm đã thấm dưỡng linh hồn những câu thơ, chữ thơ

Giữ vững và làm tươi mới hơn câu thơ Việt trong cuộc vật mình đổi mới ngôn ngữ thơ đang dần dà mà quyết liệt diễn ra trong toàn bộ nền thơ ta, đó là đóng góp đáng tôn trọng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ mà Hữu Thỉnh là một trong số đại biểu xứng đáng nhất

Hôm nay, chúng ta cùng nhau cảm nhận bài thơ đặc sắc này của thi sĩ vang danh này nhé!

Đi suốt cả ngày thu
vẫn chưa về tới ngõ
dùng dằng hoa quan họ
nở tím bên sông Thương
nước vẫn nước đôi dòng
chiều vẫn chiều lưỡi hái
những gì sông muốn nói
cánh buồm đang hát lên
đám mây trên Việt Yên
rủ bóng về Bố Hạ
lúa cúi mình giấu quả
ruộng bời con gió xanh
nước màu đang chảy ngoan
giữa lòng mương máng nổi
mạ đã thò lá mới
trên lớp bùn sếnh sang
cho sắc mặt mùa màng
đất quê mình thịnh vượng
những gì ta gửi gắm
sắp vàng hoe bốn bên
hạt phù sa rất quen
sao mà như cổ tích
mấy cô coi máy nước
mắt dài như dao cau
ôi con sông màu nâu
ôi con sông màu biếc
dâng cho mùa sắp gặt
bồi cho mùa phôi phai
nắng thu đang trải đầy
đã trăng non múi bưởi
bên cầu con nghé đợi
cả chiều thu sang sông.

Hữu Thỉnh là một nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ mang phong cách độc đáo, mới lạ. Những bài thơ ông luôn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Sau đây, chúng ta hãy cùng nhau phân tích bài thơ đặc sắc Chiều Sông Thương nhé!

Viết về quê hương và tình yêu quê hương, bài thơ “Chiều sông Thương” của Hữu Thỉnh là một bài thơ hay, đáng yêu. Thể thơ 5 chữ, giàu vần điệu nhạc điệu, lời thơ thanh nhẹ, hình tượng đẹp, trong sáng, cảm xúc dào dạt, bâng khuâng, mênh mang.

Chiều thu đẹp thơ mộng bên sông Thương, thuộc vùng Bố Hạ, Việt Yên là thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật, được miêu tả và cảm nhận. Người đi xa về thăm quê (người Lính ?) trìu mến, bâng khuâng dõi nhìn cảnh vật quê hương là tâm trạng nghệ thuật. Buổi chiều trong thơ, nhất là chiều.thu thường mán mác buồn, nhưng “Chiều sông Thương” lại nhiều thiết tha, bâng khuâng rạo rực. Người đi xa trở về thăm quê, mắt như ôm trùm cảnh vật, hồn như đang nhập vào cảnh vật, bước chân thì “dùng dằng”, níu giữ, vấn vương. Có lẽ vì cô gái Kinh Bắc xinh đẹp (hoa Quan họ) mà chàng trai thấy “nở tím” cả dòng sông quê nhà; đôi bàn chân cứ “dùng dằng” mãi:

“Đi suốt cả ngày thu

Vẫn chưa về tới ngõ

Dùng dằng hoa Quan họ

Nở tím bên sông Thương”.

Sông Thương quê mẹ, quê em “nước vẫn nước đôi dòng” biết bao lưu luyến gợi nhớ gợi thương đã bao đời: “dòng trong dòng đục, em trông ngọn nào”… Chiều quê, một buổi chiều mùa gặt, trăng non lấp ló chân trời, rất thơ mộng hữu tình, “Chiều uốn cong lưỡi hái”. Một câu thơ, một hình ảnh rất thơ, rất tài hoa. Cánh buồm, dòng sông, đám mây, đều được nhân hóa, mang tình người và hồn người, như đưa đón, như mừng vui gặp gỡ người đi xa trở về:

“Những gì sông muốn nói

Cánh buồm đang hát lên

Đám mây trên Việt Yên

Rủ bóng về Bố Hạ”.

Nhà thơ, đứa con đi xa trở về say sưa đứng ngắm nhìn cảnh vật, cánh đồng quê hương. Gió thu trở thành “con gió xanh”. Lúa uốn cong trĩu hạt, tưởng như đang “cúi mình giấu quả”. Một chữ “ngoan” tài tình gợi tả dòng nước “đỏ nặng phù sa” êm trôi trong lòng mương lòng máng:

“Nước màu đang chảy ngoan

Giữa lòng mương máng nổi”.

Cảnh vật đồng quê, từ đường nét đến sắc màu đều tiềm tàng một sức sống ấm no, chứa chan hi vọng. Là những nương “mạ đã thò lá mới – Trên lớp bùn sếnh sang”: Là những ruộng lúa “vàng hoe” trải dài, trải rộng ra bốn bên bốn phía chân trời mênh mông, bát ngát. Là dòng sông thơ ấu chở nặng phù sa, mang theo bao kỉ niệm, bao hoài niệm “Hạt phù sa rất quen – Sao mà như cổ tích”. Lần thứ hai, nhà thơ nói đến cô gái vùng Kinh Bắc, Quan họ duyên dáng, đa tình. Không phải là “Những nàng môi cắn chỉ quết trầu Cũng không phải là “Những cô hàng xén răng đen – Cười như mùa thu tỏa nắng ” (“Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm). Mà ở đây là những cô gái Quan họ xuất hiện trong dáng vẻ lao động “để thương, để nhớ, để sầu cho ai ”:

“Mấy cô coi máy nước

Mắt dài như dao cau”

Chàng trai về thăm quê xúe động, khẽ cất lên lời hát. Tình yêu quê hương dào dạt dâng lên trong tâm hồn. Câu cảm thán song hành với những điệp từ điệp ngữ làm cho giọng thơ trở nên bồi hồi, say đắm. Bức tranh quê nhà với bao sắc màu đáng yêu:

“Ôi con sông màu nâu

Ôi con sông màu biếc

Dâng cho mùa sắp gặt

Bồi cho mùa phôi thai”

Tiếng thơ mang nặng ân tình đối với đất mẹ quê cha, đối với cái nôi mà “em ” đã sinh thành, là nơi anh đã lớn khôn.

Màu nắng thu nhạt nhòa trong chiều tàn. Vầng trang non lấp ló như “múi bưởi”. Và con nghé đứng đợi mẹ bên cầu. Chi tiết nào cũng giàu sức gợi, dân dã, thân thuộc, yên bình:

“Nắng thu đang trải đầy

Đã trăng non múi bưởi

Bên cầu con nghé đợi

Cả chiều thu sang sông”.

Cảnh sắc quê hương hữu tình, nên thơ. Một tình quê trang trải. Bài “Chiều sông Thương” giăng mắc, vương vấn mãi hồn ta. Con sông Thương trong ca dao tưởng như đã nhập lưu với “con sông màu nâu, con sông màu biếc” của Hữu Thỉnh. Chất thơ, tình thơ là ở đấy.

Từ khóa :
Văn mẫu
Đánh giá

0

0 đánh giá