Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý - Cánh diều Ngữ văn 9

270

Toptailieu.vn xin giới thiệu Tài liệu về văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Ngữ văn lớp 9 Cánh diều gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như: đôi nét về tác giả, bố cục, tóm tắt, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, nội dung chính, hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm, từ đó giúp học sinh dễ dàng nắm vững tác phẩm hơn.

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ: tác giả, tác phẩm, tóm tắt, bố cục, dàn ý

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Cánh diều (ảnh 1)

I. Tác giả Đặng Trần Côn

- Đặng Trần Côn (1710? – 1745?).

- Quê quán: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

- Ông sống vào khoảng nửa dầu thế kỉ XVIII.

- Sáng tác: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ chữ Hán và viết một số bài phú chữ Hán.

II. Tìm hiểu tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

1. Thể loại Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ thuộc thể loại song thất lục bát.

2. Xuất xứ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, triều đình cất quân đánh dẹp. Đặng Trần Côn “cảm thời thế mà làm ra”.

3. Hoàn cảnh sáng tác Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đầu đời Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long. Triều đình phải cất quân đánh giặc. Trai tráng phải đi ra trận. Cảm động trước nỗi khổ đau mất mát của con người, nhất là với người vợ lính, Đặng Trần Côn đã viết “Chinh phụ ngâm”.

4. Phương thức biểu đạt Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

5. Ý nghĩa nhan đề Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Hoàn cảnh lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

6. Giá trị nội dung Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khát khao được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

7. Giá trị nghệ thuật Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Miêu tả tâm lí nhân vật: tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…

- Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, so sánh, từ láy, câu hỏi tu từ…

8. Bố cục Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

- Phần 1 (16 câu đầu): Nỗi cô đơn của người chinh phụ.

- Phần 2 (còn lại): Nỗi thương nhớ chồng nơi xa.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 9 - Cánh diều (ảnh 1)

1. Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ

a) 8 câu thơ đầu

- Không gian:

+ Hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh

+ Khuê phòng: cô đơn, nhớ nhung

- Thời gian:

+ Đèn: ban đêm, thời gian của tâm trạng

+ Hoa đèn: thời gian qua lâu gợi nỗi niềm khắc khoải

- Hành động của người chinh phụ:

+ Dạo – gieo từng bước: đi đi lại lại, quanh quanh, quẩn quẩn

⇒ Nỗi nhớ như ngưng đọng trong từng bước đi

+ Rủ thác: hành động vô thức, không có chủ đich

+ Nghe ngóng tin tức: nhớ mong, khao khát người chồng trở về

+ Giãi bày, chia sẻ với ngọn đèn – vật vô tri vô giác

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Điệp ngữ vòng: đèn biết chăng – đèn có biết, diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài lê thê trong thời gian và không gian, dường như không bao giờ đứt, ngừng.

+ Câu hỏi tu từ: đèn biết chăng? ⇒ như một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải đợi chờ và hi vọng luôn day dứt không yên trong người chinh phụ.

b) 8 câu thơ còn lại

- Cảnh vật thiên nhiên:

+ Gà eo óc gáy – sương năm trống: gà gáy báo hiệu canh năm, báo hiệu người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm

⇒ Tiếng gà khắc khoải như xoáy sâu vào tính chất tĩnh lặng của không gian, đồng thời cũng xoáy sâu vào tâm trạng người chinh phụ

+ Hòe phất phơ: cảnh vật quạnh hiu

- Cảm thức của người chinh phụ về thời gian:

+ Hòe: bóng cây hòe ngoài sân, trong vườn ngắn rồi lại dài, dài rồi lại ngắn, thể hiện sự trôi đi của thời gian – thời gian của xa cách và nhớ thương

+ Thời gian của tâm trạng:

- Hành động của người chinh phụ:

+ Đốt hương tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ viển vông, khắc khoải, những dự cảm chẳng lành

+ Soi gương nhưng chỉ thấy hiện lên đó gương mặt đau khổ đầm đìa nước mắt.

+ Gượng gảy đàn sắt đàn cầm để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm gở. Sự lo lắng không chỉ cho thấy nỗi cô đơn mà còn cho thấy niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

⇒ Sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lí trí

⇒ 16 câu thơ đầu thể hiện tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.

2. Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ

a) 6 câu thơ đầu

- Hình ảnh thiên nhiên:

+ Gió đông: gió mùa xuân, gió báo tin vui, thể hiện sự sum họp, đoàn viên.

+ Non Yên: núi Yên Nhiên, nơi phương bắc xa xăm – nơi người chồng đang chinh chiến.

- Biện pháp nghệ thuật

+ Hình ảnh ước lệ: non Yên.

+ Điệp ngữ vòng: non Yên, trời

+ Từ láy: thăm thẳm, đau đáu.

⇒ Không gian vô tận, mênh mông, không giới hạn, không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng, mà còn là nỗi nhớ không nguôi, không tính đếm được của người chinh phụ, là tình yêu thương của người vợ nơi quê nhà.

b) 2 câu còn lại

- Hai câu thơ mang tính khái quát, triết kí sâu sắc

- Lời thơ chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng người chinh phụ với hình ảnh người chinh phu tràn ngập trong tâm tưởng.

⇒ 8 câu thơ cuối như lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa xôi

IV. Dàn ý phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

(1) Mở bài

Giới thiệu tác phẩm Chinh phụ ngâm và trích đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

(2) Thân bài

a. Phân tích nỗi cô đơn, sầu tủi của người chinh phụ

- “Dạo hiên vắng”: Trước hiên nhà, những bước đi chậm rãi, nặng nề.

- “Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen” Hành động buông rèm xuống, kéo rèm lên lặp lại trong vô thức diễn tả nỗi chán chường, tô đậm thêm nỗi cô đơn trong khuê các.

- “Ngoài rèm thước chẳng mách tin”: Trông chờ một tiếng lành từ chim thước từ xa nhưng chẳng có, nàng đành ngậm ngùi bên chiếc đèn khuya.

- “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng” Tìm đến đèn để tâm giao cho vơi nỗi ưu sầu, mà đèn nào có biết, nào có thấu được tâm can kẻ cô đơn.

- Người chinh phụ buồn bã trong khuê phòng với ánh đèn dầu hiu hắt mà xót thương cho số phận mình, tủi hổ cho cảnh lẻ loi, đơn chiếc vì chia ly của mình.

- Nỗi bi thiết của lòng nàng cất lên trong từng tiếng thơ ai oán, vừa như trách móc, vừa như xót xa cho thân phận.

- Đèn dần tàn, thời gian vẫn vậy cứ trôi đi, một mình, một bóng, gặm nhấm nỗi cô độc, sầu tủi, nỗi chán chường vì lẻ loi tận cùng “Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”.

- Lòng người buồn tủi, nỗi sầu thương nhuốm lên cả vị thời gian, màu không gian:

  • Tiếng gà "eo óc" đếm thời gian trong đêm lạnh.

  • Bóng hòe "phất phơ rủ bóng" ngẩn ngơ bốn bề.

  • Thiên nhiên có thanh, có sắc mà chẳng có lấy chút niềm vui dù là nhỏ bé

- Mỗi khắc thời gian trôi qua đều nặng nề, khó khăn tựa như một năm dài.

- Trong nỗi buồn tủi, sầu muộn, cô độc đến cùng cực ấy, người chinh phụ cố vực dậy tinh thần mình bằng việc tìm đến những thú vui đời thường. Nhưng trớ trêu thay, mọi thứ dường như đều trở nên gượng gạo, bất lực trước tâm trạng chinh phụ.

b. Phân tích nỗi nhớ thương chồng tha thiết của người chinh phụ.

- Càng cô đơn, tuyệt vọng, nỗi nhung nhớ lại càng dâng trào, mãnh liệt.

- Người chinh phụ nhớ thương chồng tha thiết nhưng đành bất lực vì khoảng cách quá xa xôi.

- "Non Yên" một hình ảnh ẩn dụ cho sự xa xôi, cách trở của người chinh phụ và kẻ chinh phụ.

- Vì nỗi nhớ thương da diết, không biết làm gì hơn, nàng đành gửi nỗi nhớ theo gió đông đến "Non Yên".

- Từ láy "thăm thẳm", "đau đáu" kết hợp với cụm danh từ "đường lên bằng trời" đã đặc tả nỗi nhớ khôn nguôi, mênh mông và cao rộng đến tận cùng trong người chinh phụ.

(3) Kết bài

Khẳng định lại vẻ đẹp và giá trị của đoạn trích.

V. Đọc tác phẩm Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm dường đã có đèn biết chăng ?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết?

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dày uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

Lòng này gửi gió đông có tiện ?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.

Đánh giá

0

0 đánh giá