Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng (2024) HAY NHẤT

156

Toptailieu.vn xin giới thiệu TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng (2024) HAY NHẤT sách Cánh diều gồm dàn ý, các bài văn mẫu và video hướng dẫn chi tiết giúp học sinh lớp 8 viết các bài tập làm văn hay hơn. Mời các bạn đón xem:

TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng (2024) HAY NHẤT

Đề bài: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc".

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng - mẫu 1

Trần Bình Trọng sinh năm 1259. Ông nguyên họ Lê, dòng dõi vua Lê Đại Hành, được biết đến là người dũng cảm, mưu lược và võ nghệ tài giỏi hơn người. Ông được vua Trần Thánh Tông quý trọng, gả công chúa Thuỵ Bảo, con vua Trần Thái Tông, em của Trần Nhật Duật cho.

Ở cuộc chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông giao nhiệm vụ giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc (nay là vùng giáp ranh giữa Hưng Yên và Hải Dương), ngăn chặn quân Nguyên Mông, đảm bảo cho vua, triều đình, tôn thất và đại quân rút lui an toàn theo đường sông Hồng về hướng phủ Thiên Trường.

Trần Bình Trọng chỉ huy cuộc đánh chặn quân giặc tại bãi Đà Mạc, cho binh sĩ tả xung hữu đột, không ngại hy sinh, chiến đấu rất ngoan cường để kéo dài thời gian nhằm cầm chân quân Nguyên Mông càng lâu càng tốt. Tuy nhiên, với sự chênh lệch quá lớn về lực lượng, sau nhiều đợt tấn công, quân giặc phá được đội hình quân nhà Trần, Trần Bình Trọng bị sa vào tay giặc.

Theo sách Những danh tướng chống ngoại xâm thời Trần, bắt được viên tướng trẻ của Đại Việt, giặc thấy rõ tài năng, chí khí nên lập kế mua chuộc. Chúng thiết đãi Trần Bình Trọng rất hậu hĩnh, cho ăn ở chu đáo, đối xử mềm mỏng, nhưng Trần Bình Trọng "nhất quyết tuyệt thực, không thèm trò chuyện, không hé nửa lời". Cuối cùng, chúng dùng danh lợi, chức tước để hòng cám dỗ ông.

Khi nghe tên tướng giặc hỏi có muốn làm vương ở nước chúng, hưởng phú quý giàu sang, Trần Bình Trọng giận sôi người, không thể nín lặng được nữa, ông đã quát to vào mặt tên tướng giặc "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".

Giặc biết không có cách nào chiêu dụ được Trần Bình Trọng nên ra lệnh giết ông để trừ hậu họa vào ngày 26/2/1285. Khi đó, ông mới 26 tuổi.

Được tin Trần Bình Trọng mất, vua và triều đình vô cùng thương tiếc dũng tướng hết lòng vì dân vì nước. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép vua Trần Nhân Tông "được tin này, vật vã khóc thương". Nhà vua đã truy phong tước vương (là tước thứ nhất, chỉ phong cho người trong hoàng tộc) cho ông, tặng ông hai chữ "Trung Nghĩa" và cho lập miếu thờ ngay trên vùng đất ông đã chiến đấu và hy sinh.

TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng (2024) HAY NHẤT (ảnh 1)

Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về nhân vật Trần Bình Trọng - mẫu 2

Trong lịch sử nước Việt ta còn ghi lại rất nhiều câu nói bất hủ của các bậc anh hùng dân tộc, làm rạng danh nước nhà. Một trong những câu nói bất hủ phải kể đến là lời mắng: "Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc" của danh tướng Trần Bình Trọng thời nhà Trần.

Trần Bình Trọng sinh năm Kỷ Mùi (1259), là người xã Bảo Thái (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha Trần Bình Trọng làm quan dưới triều Trần Thánh Tông lập được nhiều công trạng lớn, nên được nhà vua ân sủng ban cho quốc thích (cho mang theo họ vua). Bởi vậy, Trần Bình Trọng mới có họ Trần, thay vì mang họ Lê. Về chuyện này, sách Toàn thư, quyển V, kỷ Nhân Tông hoàng đế có đoạn viết: "Bình Trọng dòng dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thụy Bảo, do ông cha làm quan đời Trần Thái Tông, nên được cho quốc tính nhà họ Trần".

Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng nhiếc lũ giặc ngoại xâm xảy ra dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 do sự chênh lệch quá lớn về quân số, mũi quân đánh chặn của Trần Bình Trọng thất bại, Trần Bình Trọng bị bắt sống. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cầm chân địch khi chúng hoàn toàn mất dấu vết nhà Trần sau trận đánh này.

Để moi móc thông tin, tướng giặc đã dùng mọi cách với Trần Bình Trọng, từ dọa dẫm tới mềm mỏng. Nhưng Trần Bình Trọng quyết không nói nửa lời. Cuối cùng, tướng giặc dụ dỗ sẽ xin phong vương nếu Trần Bình Trọng quy hàng, nhưng ông đã khẳng khái thét mắng vào mặt chúng: "Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Lời thét mắng ấy thể hiện rõ quan điểm khẳng định Đại Việt là một nước độc lập và có ý coi thường triều đình phương Bắc khi ông chỉ gọi nhà Nguyên Mông là "đất Bắc". Lời thét mắng ấy của Trần Bình Trọng khiến quân giặc giận tím mặt. Chúng giết ông ngay tức khắc. Sử sách còn ghi lại thời điểm ấy là tháng Chạp năm Ất Dậu (1285). Năm ấy, Trần Bình Trọng mới có 26 tuổi. Câu nói của ông đã thể hiện tinh thần bất khuất và tấm lòng yêu nước to lớn của một vị chính nhân quân tử. Câu nói ấy đến ngày nay vẫn còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, để học biết sống và cống hiến cho Tổ quốc.

Nhờ sự chiến đấu anh dũng và sự hy sinh oanh liệt, thà chết chứ không chịu làm lộ thông tin quân sự của triều đình, của Trần Bình Trọng, triều đình nhà Trần mới có thời gian và điều kiện để chuẩn bị lực lượng phản công. Sau đó chỉ vài tháng, quan quân nhà Trần đã dốc toàn lực phản công, đập tan quân Nguyên Mông. Nhiều tướng giặc bị chém đầu tại trận, trong đó có Toa Đô, Lý Hằng, Lý Quán. Riêng Thoát Hoan hoảng sợ phải chui vào ống đồng để tránh tên bắn, bắt quân lính khiêng chạy chối chết về nước.

Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã nhờ công đóng góp không nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo nghĩa vương.

Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng ở Hà Nội, tên của Trần Bình Trọng được đặt cho tuyến phố nối từ phố Trần Hưng Đạo tới phố Trần Nhân Tông - hai nhân vật anh hùng cùng thời với Trần Bình Trọng gắn liền với chiến thắng vang dội trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lần thứ 2 và lần thứ 3.

Xem thêm các bài văn mẫu lớp 8 (Cánh diều) hay khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá