Vật Lí 10 Cánh Diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

680

Lời giải bài tập Vật Lí 10 Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực sách Cánh diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vật Lí 10 Bài 5 từ đó học tốt môn Lí 10.

Vật Lí 10 Cánh Diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

Mở đầu trang 65 Vật lí 10: Ngày 23-3-2021, siêu tàu Ever Given (E-vơ Ghi-vờn), mang cờ Panama (Pa-na-ma), bị mắc cạn tại kênh đào Suez, làm tê liệt tuyến vận tải hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới. Để giải cứu con tàu dài 400 m, rộng 59 m, chở 224 nghìn tấn hàng hóa, người ta đã phải huy động các tàu lai dắt để kéo mũi tàu Ever Given trở lại đường lưu thông qua kênh đào. Các tàu lai dắt không chuyển động cùng hướng nhưng hợp lực kéo của chúng vẫn giúp kéo mũi tàu Ever Given khỏi điểm mắc cạn. Vì sao như vậy?

Ngày 23-3-2021, siêu tàu Ever Given (E-vơ Ghi-vờn), mang cờ Panama (Pa-na-ma), bị mắc cạn tại kênh đào Suez

Ngày 23-3-2021, siêu tàu Ever Given (E-vơ Ghi-vờn), mang cờ Panama (Pa-na-ma), bị mắc cạn tại kênh đào Suez

Lời giải:

Vì lực tổng hợp của hai lực kéo do 2 tàu kéo lai dắt tác dụng lên siêu tàu Ever Given có hướng xác định tiến về phía trước (hướng này giúp siêu tàu có thể di chuyển ra khỏi nơi mắc cạn).

Câu hỏi 1 trang 65 Vật lí 10: Biểu diễn quy tắc cộng vectơ cho trường hợp lực F2 ngược chiều với lực F1 khi F1 > F2 và khi F1 <  F2.

Lời giải:

Quy tắc cộng vectơ: F12=F1+F2

Lực F2 ngược chiều với lực F1:

+ Khi F1 > F2: F12 = F1 – F2

Biểu diễn quy tắc cộng vectơ cho trường hợp lực F2 ngược chiều với lực F1

+ Khi F1 < F2: F12 = F2 – F1

Biểu diễn quy tắc cộng vectơ cho trường hợp lực F2 ngược chiều với lực F1

Câu hỏi trang 66 Vật lí 10

Câu hỏi 2 trang 66 Vật lí 10: Thảo luận, đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy cùng phương.

Lời giải:

- Dụng cụ: 

+ 2 quả nặng có khối lượng là m và 2m.

+ 1 lực kế có giới hạn đo phù hợp.

+ 1 chiếc thước dài được gắn cố định theo phương ngang trên mặt bàn nhẵn.

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Móc một đầu của lực kế vào 1 quả nặng có khối lượng m và kéo vật di chuyển trên bàn sát với thước đến khi ổn định, dọc theo phương của thước nằm ngang. Đọc số chỉ của lực kế khi đó.

+ Thay thế quả nặng trên bằng quả nặng còn lại có khối lượng 2m. Làm thao tác như trên và đọc số chỉ lực kế khi đó.

+ Gắn 2 quả nặng lại với nhau thành hệ (khối lượng lúc này là 3m). Thực hiện thao tác như trên và đọc số chỉ lực kế khi đó.

Thảo luận, đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm tổng hợp hai lực đồng quy cùng phương

+ Làm lại thí nghiệm nhiều lần để được kết quả chính xác hơn.

- Kết quả: Số chỉ lực kế lần thứ 3 bằng tổng số chỉ lực kế 2 lần trước đó.

Câu hỏi 3 trang 66 Vật lí 10: Xác định độ lớn và hướng của hợp lực F bằng cách dựng các vectơ lực P và lực Fđ đúng tỉ lệ. Đối chiếu với kết quả tính.

Lời giải:

Xác định độ lớn và hướng của hợp lực F bằng cách dựng các vectơ lực P

Ta thu được vectơ hợp lực F hướng xuống dưới và có độ lớn 0,4 N phù hợp với kết quả tính toán.

Thực hành trang 67 Vật lí 10: Thí nghiệm ở hình 5.6 cho phép nghiệm lại kết quả tổng hợp hai lực F1, F2 vuông góc với nhau và có độ lớn tương ứng theo tỉ lệ 4 : 3 (như ví dụ với quả cầu lông nói trên). Trong thí nghiệm này, lực kéo F1 tạo với dây treo 4 quả cân và lực kéo F2 tạo với dây treo 3 quả cân đã giữ cho chùm 5 quả cân không rơi.

Thí nghiệm ở hình 5.6 cho phép nghiệm lại kết quả tổng hợp hai lực F1, F2 vuông góc với nhau

- Hãy biểu diễn các lực thành phần F1, F2 trong thí nghiệm.

- Nhận xét về liên hệ giữa hợp lực F của hai lực F1, F2 với trọng lực của chùm 5 quả cân. Từ đó, thảo luận đề xuất phương án xác định hợp lực F.

- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F. Kết quả thực hiện được ghi theo mẫu sau:

F1

F2

Góc giữa lực F1 và lực F2

Phương, chiều của lực F

F

?

?

?

?

?

- So sánh kết quả thu được qua thí nghiệm với kết quả tính ở trên và rút ra quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy vuông góc.

Lời giải:

- Biểu diễn các lực thành phần F1;F2

Thí nghiệm ở hình 5.6 cho phép nghiệm lại kết quả tổng hợp hai lực F1, F2 vuông góc với nhau

- Lực tổng hợp F của 2 lực thành phần F1;  F2 cân bằng với trọng lực P của chùm 5 quả cân: F = P

- Đề xuất phương án xác định hợp lực F:

+ Đo độ lớn các lực thành phần F1;F2và góc hợp bởi 2 lực đó là góc α. Độ lớn các lực dựa vào số quả cân được treo.

+ Sử dụng công thức định lí hàm cosin trong tam giác xác định độ lớn F theo lí thuyết thông qua: F2=F12+F22+2F1F2cosα

+ Đo độ lớn trọng lực P (thông qua số quả cân được treo) thì gián tiếp xác định được độ lớn hợp lực F theo thí nghiệm.

+ So sánh độ lớn của F theo lí thuyết và thực hành để rút ra kết luận: F=F12+F22

- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F (sử dụng số quả cân để gián tiếp xác định độ lớn của các lực, ví dụ 2 quả cân thì coi như lực có độ lớn 2 N). Kết quả thực hiện được tham khảo bảng mẫu dưới đây:

F1

F2

Góc giữa lực F1 và lực F2

Phương, chiều của lực F

Flt

Fth

4

3

900

Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P

5

5

8

6

890

Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P

10,1

10

16

12

910

Cùng phương, ngược chiều với trọng lực P

19,8

20

+ Xử lí kết quả bằng công thức: F2=F12+F22+2F1F2cosα  so sánh với kết quả thực hành (cột F). Ta thấy số liệu thu được gần bằng với kết quả tính toán.

- Quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy vuông góc: F=F12+F22

Câu hỏi 4 trang 67 Vật lí 10: Thảo luận để thiết kế phương án thí nghiệm khác không cần sử dụng hệ thống ròng rọc và các quả cân. Có thể dùng lực kế đo trực tiếp các lực.

Lời giải:

- Dụng cụ:

+ Bảng thép (1)

+ Hai lực kế ống 5 N, có đế nam châm (2)

+ Thước đo góc có độ chia nhỏ nhất 1o được in trên tấm mica trong suốt (3)

+ Một đế nam châm có móc để buộc dây cao su (4)

+ Dây chỉ bền và một dây cao su (5)

+ Giá đỡ có trục 10 mm, cắm lên đế ba chân (6)

+ Bút dùng để đánh dấu

Thảo luận để thiết kế phương án thí nghiệm khác không cần sử dụng hệ thống ròng rọc

- Tiến hành thí nghiệm:

Xác định 2 lực thành phần F1 và F2.

Thảo luận để thiết kế phương án thí nghiệm khác không cần sử dụng hệ thống ròng rọc

+ Đặt bảng thép lên giá đỡ. Gắn đế nam châm có móc buộc sợi dây cao su vào móc. Buộc sợi dây chỉ vào dây cao su. Móc hai lực kế vào đầu còn lại của sợi chỉ và gắn hai lực kế lên bảng.

+ Gắn thước đo góc lên bảng bằng nam châm

+ Di chuyển hai lực kế sao cho dây cao su và các đoạn dây chỉ song song với mặt phẳng và tâm O của thước trùng với giao điểm của sợi dây và dây cao su.

+ Đánh dấu lên bảng sắt điểm A1 của đầu dây cao su, phương của hai lực F1 và F2 do hai lực kế tác dụng vào dây, có độ lớn tương ứng theo tỉ lệ 4 : 3.

+ Ghi các số liệu F1, F2 từ số chỉ của hai lực kế và góc giữa hai lực vào bảng 1

Xác định lực tổng hợp Fhl của hai lực thành phần F1 và F2.

+ Tháo một lực kế và bố trí thí nghiệm như hình dưới

Thảo luận để thiết kế phương án thí nghiệm khác không cần sử dụng hệ thống ròng rọc

+ Di chuyển lực kế sao cho đầu dây cao su trùng điểm A1 đã đánh dấu và ghi giá trị của lực Fhl vào bảng 1

Lần

F1 (N)

F2 (N)

Góc

Ftn (N)

Flt (N)

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

Bảng 1

+ Sử dụng công thức toán học về định lí hàm số cosin để tìm hợp lực Fhl và so sánh với thực nghiệm.

Tham khảo bảng kết quả dưới:

Lần

F1

F2

Góc giữa lực F1 và lực F2

Flt

Fth

1

4

3

900

5,1

5

2

8

6

600

6,1

6,2

 - Nhận xét: độ lớn lực tổng hợp qua thực nghiệm và tính toán gần bằng nhau.

Luyện tập trang 68 Vật lí 10: Xác định hợp lực của hai tàu kéo trong trường hợp mô tả ở hình 5.2. Coi độ lớn lực kéo của hai tàu như nhau, bằng 16.103 N và góc giữa hai lực kéo là 60o

Xác định hợp lực của hai tàu kéo trong trường hợp mô tả ở hình 5.2

 

Lời giải:

Độ lớn hợp lực F là: F=F12+F22+2F1F2.cosα với góc α=600

Thay số: F=(16.103)2+(16.103)2+2(16.103)2.cos600

F27713N 

Luyện tập trang 70 Vật lí 10: Hãy chứng tỏ rằng trong trường hợp con nhện ở trên, lực T cân bằng với hợp lực của hai lực P và Fđ

Hãy chứng tỏ rằng trong trường hợp con nhện ở trên, lực T cân bằng với hợp lực của hai lực P và Fđ

 

Lời giải:

Hãy chứng tỏ rằng trong trường hợp con nhện ở trên, lực T cân bằng với hợp lực của hai lực P và Fđ

Lực tổng hợp của hai lực Fđ và P là lực F.

Dùng thước để xác định phương, độ dài của lực F và lực T thì nhận thấy:

- Lực F cùng phương, cùng độ dài với lực T, nhưng ngược chiều.

- Chứng tỏ lực T cân bằng với hợp lực của hai lực P và Fđ.

Tìm hiểu thêm trang 70 Vật lí 10: Cấu trúc vòm được cho là xuất hiện từ đầu thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên. Cho đến nay, dạng kiến trúc này trở nên rất phổ biến. Trong hầu hết các công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, ta đều tìm thấy cấu trúc này.

Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên viên gạch ở đỉnh vòm và giải thích vì sao cấu trúc này có thể đứng vững.

Cấu trúc vòm được cho là xuất hiện từ đầu thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên

Lời giải:

Cấu trúc vòm được cho là xuất hiện từ đầu thiên niên kỉ thứ hai trước công nguyên

Lực ép Q từ những viên gạch ở trên xuống mái vòm có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, phản lực N có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Hai lực này có độ lớn bằng nhau nên hợp lực bằng 0. Điều đó chứng tỏ cấu trúc mái vòm bền vững.

Xem thêm các bài giải SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng

Bài 6: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật

Bài tập chủ đề 2

Bài 1: Năng lượng và công

Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá