Tính mômen của từng lực trong hình 6.10

373

Với giải Câu hỏi trang 74 Vật lí 10 Cánh diều Bài 6: Mômen lực. Điều kiện cân bằng của vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Tính mômen của từng lực trong hình 6.10

Câu hỏi 5 trang 74 Vật lí 10: Tính mômen của từng lực trong hình 6.10 đối với trục quay của vô lăng. Mỗi mômen lực này có tác dụng làm vô lăng quay theo chiều nào?

Tính mômen của từng lực trong hình 6.10 đối với trục quay của vô lăng

Lời giải:

Mômen của lực F1 là: M1=F1d1=15.0,2=3N.m và có tác dụng làm vô lăng quay cùng chiều kim đồng hồ.

Mômen của lực F2 là: M2=F2d2=15.0,2=3N.m và có tác dụng làm vô lăng quay cùng chiều kim đồng hồ.

Câu hỏi 6 trang 74 Vật lí 10: Chứng tỏ rằng tổng mômen của các lực trong ngẫu lực bằng M = Fd.

Lời giải:

Chứng tỏ rằng tổng mômen của các lực trong ngẫu lực bằng M = Fd

Mômen của lực F1 là: M1=F1d1

Mômen của lực F2 là: M2=F2d2

Lại có d=d1+d2 và F=F1=F2

Mômen của 2 lực F1 và F2 đều có tác dụng làm quay vật theo một chiều nên mômen lực tổng hợp là M=M1+M2=F1d1+F2d2=Fd1+d2=F.d

Câu hỏi 7 trang 74 Vật lí 10: Chỉ ra chiều tác dụng làm quay của mỗi lực F1, F2 lên vật trong hình 6.11 đối với trục quay O. Từ đó, thảo luận để rút ra điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định.

Chỉ ra chiều tác dụng làm quay của mỗi lực F1, F2 lên vật trong hình 6.11 đối với trục quay O

Lời giải:

Lực F1 có mômen lực là M1=F1d1 và có tác dụng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.

Lực F2 có mômen lực là M2=F2d2 và có tác dụng làm vật quay cùng chiều kim đồng hồ.

 Điều kiện cân bằng của vật có trục quay cố định là mômen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ bằng với mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ.

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 71 Vật lí 10Khi dùng dụng cụ tháo bánh ô tô như hình 6.1, một người thợ học việc tác dụng hai lực cùng độ lớn và cùng hướng lên dụng cụ. Phép cộng vectơ hai lực đó cho kết quả khác 0 nhưng dụng cụ lại đứng yên. Vậy, tổng hợp lực của hai lực song song này được xác định như thế nào mà không làm dụng cụ chuyển động?

Câu hỏi 1 trang 71 Vật lí 10Hãy thảo luận để thiết kế thí nghiệm và tiến hành kiểm chứng công thức (1)

Câu hỏi 2 trang 72 Vật lí 10Số quả cân phải treo tại O trong hình 6.3 là bao nhiêu để công thức (1) được nghiệm đúng?

Thực hành trang 72 Vật lí 10Thảo luận để đề xuất, thiết kế phương án và thực hiện phương án tổng hợp hai lực song song bằng dụng cụ thực hành.

Vận dụng trang 72 Vật lí 10Cho vật là miếng bìa phẳng như hình 6.4. Hãy vận dụng quy tắc tổng hợp hai lực song song, cùng chiều để xác định trọng tâm của vật. Nghiệm lại bằng phương án xác định trọng tâm của vật phẳng.

Luyện tập trang 73 Vật lí 10Nếu lực tác dụng không đổi thì người thợ cầm vào cờ lê ở A hay ở B (hình 6.8) sẽ dễ làm xoay đai ốc hơn?

Câu hỏi trang 73 Vật lí 10 

Luyện tập trang 75 Vật lí 10Chứng tỏ rằng vật ở hình 6.11 sẽ cân bằng khi: 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá