Hãy đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm

341

Với giải Câu hỏi trang 96 Vật lí 10 Cánh diều Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Hãy đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm

Câu hỏi 1 trang 96 Vật lí 10Hãy đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ tốc độ và khối lượng của vật khi va chạm càng lớn thì hậu quả do va chạm càng lớn.

Lời giải:

- Dụng cụ:

+ Ba viên bi A, B, C (chọn bi B nặng hơn A và C)

+ Máng trượt (có thể dùng ống nhựa cắt dọc)

+ Một vài vật (hộp giấy, quyển sách) để tạo độ dốc cho máng trượt

+ Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt

Hãy đề xuất phương án và thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ tốc độ và khối lượng của vật

- Thực hiện thí nghiệm:

+ Trường hợp 1: Lần lượt thả hai viên bi A và B (bi B nặng hơn bi A) chuyển động trên máng trượt. Quan sát và đo quãng đường dịch chuyển của bi C sau va chạm với mỗi lần thả.

+ Trường hợp 2: Thay đổi độ dốc (nâng lên hoặc hạ xuống) mục đích để thay đổi vận tốc cho viên bi được thả, lần này làm thí nghiệm chỉ thả viên bi A, thả 2 - 3 lần và đo quãng đường viên bi C đi được, ghi lại kết quả đó.

- Kết quả:

+ Trong thí nghiệm trường hợp 1: khối lượng của 2 viên bi A và B khác nhau sẽ làm cho viên bi C lăn được những quãng đường khác nhau. Cụ thể viên bi B nặng hơn bi A nên khi va chạm viên bi B làm cho viên bi C lăn xa hơn so với viên bi A.

+ Trong thí nghiệm trường hợp 2: độ dốc thay đổi dẫn đến vận tốc viên bi A lúc và chạm với viên bi C thay đổi, viên bi C sẽ lăn được quãng đường dài ngắn khác nhau. Cụ thể độ dốc càng cao, vận tốc khi va chạm càng lớn làm viên bi C chuyển động quãng đường càng dài.

- Kết luận: chứng tỏ tốc độ và khối lượng của vật khi va chạm càng lớn thì hậu quả do va chạm càng lớn.

Câu hỏi 2 trang 96 Vật lí 10: Làm thế nào để một viên bi có tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với đất nặn?

Lời giải:

Để viên bi có tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với đất nặn ta sẽ thả viên bi ở các độ cao khác nhau, vì:

+ Ở mỗi độ cao khác nhau, viên bi sẽ có thế năng khác nhau (chọn mốc tính thế năng tại vị trí đặt đất nặn).

+ Khi viên bi va chạm với đất nặn thì động năng sẽ khác nhau, dẫn đến vận tốc sẽ khác nhau (vì thế năng chuyển hóa thành động năng).

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 95 Vật lí 10Sự va chạm giữa các ô tô khi tham gia giao thông, có thể ảnh hưởng lớn đến trạng thái của xe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người ngồi trong xe. Để nâng cao độ an toàn của ô tô, giảm hậu quả của lực tác dụng lên người lái, cần phải hiểu điều gì sẽ xảy ra với ô tô bị va chạm khi đang chuyển động. Những đặc điểm nào của ô tô ảnh hưởng đến hậu quả va chạm?

Luyện tập trang 96 Vật Lí 10Tính độ lớn động lượng của từng vật sau

Câu hỏi trang 97 Vật lí 10

Câu hỏi trang 98 Vật lí 10

Luyện tập trang 99 Vật lí 10Một quả bóng bay theo phương ngang tới va vào tường thẳng đứng với cùng vận tốc ở hai lần khác nhau. Lần thứ nhất, quả bóng bị nảy ngược lại cùng tốc độ ngay trước khi va vào tường. Lần thứ hai, quả bóng bay tới và bị dính vào tường.

Vận dụng trang 99 Vật lí 10Hãy sử dụng các vật liệu dễ kiếm để chế tạo xe đồ chơi có thể chuyển động bằng phản lực?

 

Đánh giá

0

0 đánh giá