Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 52 Tập 1| Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

2.5 K

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 52 Tập 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 52 Tập 1

Biện pháp tu từ

Ngữ văn 6 trang 52 Câu 1: Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể làm cho em liên tưởng tới những đối tượng nào. 

Phương pháp giải:

Xét các hình ảnh trong văn bản đã học và liên tưởng tới những đối tượng trong cuộc sống.

Trả lời: 

Trong bài thơ Mây và sóng, "mây" và "sóng" là những hình ảnh ẩn dụ. “Mây”, “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống rộn rã, những cám dỗ, cuốn hút xung quanh. Những người sống trên mây, sống trong sóng, là những nhân vật thần kì của cổ tích… rất gần gũi thân thuộc với tuổi thơ, tượng trưng cho những thú vui của cuộc đời.

Ngữ văn 6 trang 52 Câu 2: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc" và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai hình ảnh trên và xác định, nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong hình ảnh "bình minh vàng", "vầng trăng bạc".

- Tác dụng: nhằm nhấn mạnh những hình ảnh đặc săc, lung linh đầy màu sắc của thiên nhiên mà bất kỳ đứa bé nào cũng muốn tham gia vào. Đây là thế giới của niềm vui và cả sự tự do, là thế giới mà em bé được thỏa thích vui chơi, tự do ca hát, được ngao du khắp nơi này đến nơi khác.

Ngữ văn 6 trang 52 Câu 3: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau: 

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn lăn lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ

Và không ai trên thế giới này biết mẹ con ta ở chốn nào

Phương pháp giải:

Tìm các từ ngữ được lặp lại và nêu tác dụng.

Trả lời:

- Điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn đã nêu là: "Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ".

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu văn, giúp câu văn thêm tính nhạc.

+ Nhấn mạnh mong ước gắn bó của cậu bé với mẹ của mình, thể hiện tình yêu mà cậu dành cho mẹ.

Dấu câu

Ngữ văn 6 trang 52 Câu 4: Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản và xác định dấu câu.

Trả lời:

- Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Đó là nhân vật con, mây, sóng.

- Dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Đại từ

Ngữ văn 6 trang 52 Câu 5: "Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

Phương pháp giải:

Nhớ lại văn bản và xét các đại từ chỉ ai.

Trả lời:

"Bọn tớ" trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những người "trên mây" và "trong sóng". Đó là những người vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc, tiếng đàn du dương bất tận và được đi khắp nơi.

Ngữ văn 6 trang 52 Câu 6: Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ... Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay cho bọn tớ trong bản dịch không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Thử thay thế các từ ngữ trên và chọn câu trả lời đúng nhất.

Trả lời:

- Trong tiếng Việt, ngoài "bọn tớ" còn một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như "chúng ta", "chúng tôi", "bọn mình", "chúng tớ".

- Dùng một từ từ "bọn tớ" trong bản dịch là hay và tinh tế nhất. Nó thể hiện rõ đối tượng, chủ thể trong mỗi cuộc trò chuyện với cậu bé là những người "trên mây" và "trong sóng". 

Đánh giá

0

0 đánh giá