Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

1.2 K

Tài liệu soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6 Tập 2. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2

Nghĩa của từ ngữ

 

Ngữ văn 6 trang 12 Câu 1: Giả trong sứ giả có nghĩa là người, kẻ. Hãy tìm một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Phương pháp giải:

Tìm các từ hán việt có từ “giả” và giải thích nghĩa của các từ đó.

Trả lời: 

Một số từ có yếu tố giả được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó:

- Tác giả: người sáng tác, tạo ra một tác phẩm, sản phẩm

- Khán giả: người xem biểu diễn nghệ thuật, võ thuật,...

- Độc giả: bạn đọc, người đọc sách, truyện...

Từ ghép và từ láy

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6 (ảnh 2)

 

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6 (ảnh 3)

 

Ngữ văn 6 trang 12 Câu 2: Xác định từ ghép và từ láy trong những từ sau: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, vội vàng, gom góp, hoảng hốt, đền đáp. Cho biết cơ sở để xác định như vậy.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ ghép và từ láy.

Trả lời:

- Xác định loại từ:

+ Từ ghép: mặt mũi, xâm phạm, lo sợ, tài giỏi, gom góp, đền đáp.

+ Từ láy: vội vàng, hoảng hốt.

- Cơ sở xác định:

+ Từ ghép: các từ ngữ không vần với nhau, hoặc nếu vần thì cả 2 từ đều có nghĩa.

+ Từ láy: các từ ngữ vần với nhau về nguyên âm hoặc phụ âm, khi tất cả các từ trong từ đó đều không có nghĩa hoặc một trong hai từ không có nghĩa.

Cụm từ

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6 (ảnh 4)

Ngữ văn 6 trang 12 Câu 3: Chỉ ra cụm động từ và cụm tính từ trong những cụm từ sau: chăm làm ăn, xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ. Chọn một cụm động từ, một cụm tính từ và đặt câu với mỗi cụm từ được chọn.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về cụm động từ và cụm tính từ.

Trả lời:

- Chỉ ra các cụm:

+ Cụm động từ: xâm phạm bờ cõi, cất tiếng nói, lớn nhanh như thổi, chạy nhờ.

+ Cụm tính từ: chăm làm ăn.

- Đặt câu:

+ Cụm động từ: Mẹ kể rằng khi em bắt đầu cất tiếng nói đầu tiên gọi “Mẹ” thì mẹ đã rất hạnh phúc.

+ Cụm tính từ: Nhờ chăm chỉ làm ăn mà làng em năm nay đã phát triển rất thịnh vượng.

Biện pháp tu từ

 

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 12 Tập 2 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6 (ảnh 5)

 

Ngữ văn 6 trang 12 Câu 4: Nêu biện pháp tu từ được dùng trong những cụm từ sau: lớn nhanh như thổi, chết như ngả rạ. Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng.

Phương pháp giải:

Nhớ lại các biện pháp tu từ đã học

Trả lời:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong các cụm từ trên là biện pháp so sánh => so sánh sự lớn lên của Thánh Gióng nhanh như thổi và sự chết chóc của đám giặc ngoại xâm nhiều như ngả rạ.

- Vận dụng biện pháp tu từ này để nói về một sự vật hoặc hoạt động được kể trong truyện Thánh Gióng:

     Có thể nói, trong truyền thuyết Thánh Gióng, sự lớn lên của Gióng mang theo màu sắc thần kì. Từ một đứa bé không biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi đấy cho đến khi ra chiến trận là một hành trình dài của nhận thức trong Gióng. Gióng lớn nhanh như thổi vì chú bé mang theo sức mạnh quần chúng. Sức mạnh ấy được tạo nên từ cơm gạo của nhân dân ta. Bà con làng xóm gom góp gạo nuôi Gióng chính là vì ước mơ Gióng chiến thắng kẻ thù ngoại xâm. So sánh trong chi tiết Gióng vươn vai thành tráng sĩ, lớn nhanh như thổi cũng là sự khẳng định, niềm tin vào sức mạnh của người anh hùng đánh giặc cứu nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá