Với Giải SBT Hóa 10 trang 31 trong Bài 11: Liên kết ion Sách bài tập Hóa lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hóa 10 trang 31.
Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây
Bài 11.14 trang 31 SBT Hóa học 10: Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây:
a) magnesium fluoride (MgF2);
b) potassium fluoride (KF);
c) sodium oxide (Na2O);
d) calcium oxide (CaO).
Phương pháp giải:
Dựa vào
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử và xác định số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
Lời giải:
a) magnesium fluoride (MgF2);
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
+ Nguyên tố Mg có Z = 12
-> Cấu hình electron của Mg là 1s22s22p63s2
-> Nguyên tử Mg có 1 electron lớp ngoài cùng
+ Nguyên tố F có Z = 9
-> Cấu hình electron của F là 1s22s22p5
-> Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng
Khi cho magnesium phản ứng với fluorine:
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
Mg -> Mg2+ + 2e
2x (F2 + 2.1e -> 2F-)
Vì nguyên tử Mg cần nhường 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử F để nhận 1.2 = 2 electron
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
Mg2+ + 2F- -> MgF2
-> Như vậy ta có phương trình: Mg + F2 -> MgF2
b) potassium fluoride (KF);
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
+ Nguyên tố K có Z = 19
-> Cấu hình electron của K là 1s22s22p63s23p64s1
-> Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng
+ Nguyên tố F có Z = 9
-> Cấu hình electron của F là 1s22s22p5
-> Nguyên tử F có 7 electron lớp ngoài cùng
Khi cho potassium phản ứng với fluorine:
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
K -> K+ + 1e
F + 1e -> 2F-
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
K+ + F- -> KF
-> Như vậy ta có phương trình: 2K + F2 -> 2KF
c) sodium oxide (Na2O);
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
+ Nguyên tố Na có Z = 11
-> Cấu hình electron của Na là 1s22s22p63s1
-> Nguyên tử Na có 1 electron lớp ngoài cùng
+ Nguyên tố O có Z = 8
-> Cấu hình electron của O là 1s22s22p4
-> Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng
Khi cho sodium phản ứng với oxygen:
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
2x (Na -> Na+ + 1e)
O + 2e -> O2-
Vì nguyên tử O cần nhận 2 electron để tạo thành cấu hình bền vững của khí hiếm gần nhất nên cần 2 nguyên tử Na để nhường 1.2 = 2 electron
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
2Na+ + O2- -> Na2O
-> Như vậy ta có phương trình: 4Na + O2 -> 2Na2O
d) calcium oxide (CaO)
- Bước 1: Viết cấu hình electron của các nguyên tử
+ Nguyên tố Ca có Z = 20
-> Cấu hình electron của Ca là 1s22s22p63s23p64s2
-> Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng
+ Nguyên tố O có Z = 8
-> Cấu hình electron của O là 1s22s22p4
-> Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng
Khi cho calcium phản ứng với oxygen:
- Bước 2: Viết sự hình thành ion
Ca -> Ca2+ + 2e
O + 2e -> O2-
- Bước 3: Tạo liên kết ion giữa các nguyên tử
Ca2+ + O2- -> CaO
-> Như vậy ta có phương trình: 2Ca + O2 -> 2CaO
Xem thêm lời giải sách bài tập Hóa lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 11.1 trang 30 SBT Hóa học 10: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng...
Bài 11.3 trang 30 SBT Hóa học 10: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng?...
Bài 11.4 trang 30 SBT Hóa học 10: Số electron và số proton trong ion NH4+ là...
Bài 11.6 trang 30 SBT Hóa học 10: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?...
Bài 11.8 trang 31 SBT Hóa học 10: Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là...
Bài 11.10 trang 31 SBT Hóa học 10: Cho các ion sau: 20Ca2+; 13Al3+; 9F-; 16S2-; 7N3-...
Bài 11.11 trang 31 SBT Hóa học 10: Vì sao các hợp chất ion thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng?...
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.