15 câu trắc nghiệm Liên kết ion Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Toptailieu.vn xin giới thiệu 15 câu trắc nghiệm Liên kết ion Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC, hay nhất giúp học sinh lớp 10 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học.

Mời các bạn đón xem:

15 câu trắc nghiệm Liên kết ion Kết nối tri thức (có đáp án 2023) CHỌN LỌC

Lý thuyết

I. KHÁI NIỆM VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC

1. Khái niệm về liên kết

Trừ trường hợp các khí hiếm, ở điều kiện bình thường các nguyên tử của các nguyên tố không tồn tại ở trạng thái tự do, riêng rẽ mà liên kết với các nguyên tử khác nhau tạo thành phân tử hay tinh thể.

=> Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

2. Quy tắc bát tử (8 electron)

Theo quy tắc bát tử thì các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng liên kết với các nguyên tử khác để đạt cấu hình vững bền của các khí hiếm với 8 electron (hoặc 2 electron với heli) ở lớp ngoài cùng.

II. SỰ TẠO THÀNH LIÊN KẾT ION, ANION, CATION

1. Sự tạo thành ion.

- Trong phản ứng hóa học, khi nguyên tử, phân tử thêm hoặc mất bớt electron nó sẽ tạo thành các phần tử mang điện được gọi là ion. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành hợp chất chứa liên kết ion.

- Điều kiện hình thành liên kết ion:

+ Liên kết được hình thành giữa các nguyên tố có tính chất khác hẳn nhau (kim loại điển hình và phi kim điển hình).

+ Quy ước hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử liên kết ≥ 1,7 là liên kết ion (trừ một số trường hợp).

- Dấu hiệu cho thấy phân tử có liên kết ion:

+ Phân tử hợp chất được hình thành từ kim loại điển hình (kim loại nhóm IA, IIA) và phi kim điển hình (phi kim nhóm VIIA và Oxi).

Ví dụ: Các phân tử NaCl, MgCl2, BaF2,…đều chứa liên kết ion, là liên kết được hình thành giữa các cation kim loại và anion phi kim.

+ Phân tử hợp chất muối chứa cation hoặc anion đa nguyên tử.

Ví dụ: Các phân tử NH4Cl, MgSO4, AgNO3,… đều chứa liên kết ion, là liên kết được hình thành giữa cation kim loại hoặc amoni và anion gốc axit.

- Đặc điểm của hợp chất ion: Các hợp chấy ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, dẫn điện khi tan tròn nước hoặc nóng chảy.

- Ion được chia thành cation và anion:

Cation : Ion dương

Anion : Ion âm

2. Sự tạo thành cation

- Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation.

- Nếu các nguyên tử nhường bớt electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích dương hay còn gọi là cation.

Ví dụ: Sự hình thành Cation của nguyên tử Li(Z=3)

Cấu hình e: 1s22s1

1s22s1 → 1s2 + 1e

(Li)        (Li+)

Hay: Li → Li+ + 1e

Li+ gọi là cation liti

3. Sự tạo thành anion

- Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion.

- Nếu các nguyên tử nhận thêm electron khi tham gia phản ứng hóa học nó sẽ trở thành các phần tử mang điện tích âm hay còn gọi là anion.

Ví dụ: Sự hình thành anion của nguyên tử F(Z=9)

Cấu hình e: 1s22s22p5

1s22s22p5 + 1e → 1s22s22p6

    (F)                       (F-)

Hay: F + 1e → F-

F- gọi là anion florua

4. Ion đơn nguyên tử và ion âm đa nguyên tử

- Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ 1 nguyên tử .

Thí dụ: cation Li+, Na+, Mg2+ và anion F-, Cl-…….

- Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm .

Thí dụ: cation amoni NH4+, anion hidroxit OH-, anion sunfat SO42-, …….

III. Sự tạo thành liên kết ion

- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Ví dụ: Na+ + Cl- → NaCl

=> Liên kết giữa cation Na+ và anion Cl- là liên kết ion.

Bài tập

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ tạo thành ion sau: K → K+ + ?.

A. 1e.

B. 2e.

C. 3e.

D. 4e.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation). Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường.

Sơ đồ tạo thành ion: K ® K+ + 1e.

Câu 2. Hoàn thành sơ đồ tạo thành ion sau: O +2e → ?

A. O2+.

B. O2-.

C. O-.

D. O+.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion). Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận.

Sơ đồ tạo thành ion: O +2e  O2-.

Câu 3. Nguyên tử Mg có Z = 12. Cấu hình electron của ion Mg2+ là

A. 1s22s22p63s2.

B. 1s22s22p63s1.

C. 1s22s22p6.

D. 1s22s22p63s23p2.

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z = 12): 1s22s22p63s2.

Nguyên tử Mg nhường 2 electron để tạo thành ion Mg2+: Mg ® Mg2+ + 2e.

® Cấu hình electron của ion Mg2+ là 1s22s22p6 (giống khí hiếm Neon).

Câu 4. Nguyên tử S có Z = 16. Cấu hình electron của ion S2- là

A. 1s22s22p63s23p4.

B. 1s22s22p63s2.

C. 1s22s22p63s23p6.

D. 1s22s22p6.

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4.

Nguyên tử S nhận thêm 2 electron để tạo thành ion S2-: S + 2e ® S2-.

® Cấu hình electron của ion S2- là 1s22s22p63s23p6 (giống khí hiếm argon).

Câu 5. Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành

A. nhờ lực đẩy giữa các ion âm.

B. nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu.

C. nhờ lực đẩy giữa các ion dương.

D. giữa hai nguyên tử, trong đó có một nguyên tử nguyên tố oxygen.

Đáp án: B

Giải thích:

Lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu trong phân tử (hay tinh thể) tạo ra liên kết ion.

Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Các hợp chất tạo nên từ các ion được gọi là những hợp chất ion.

Câu 6. Hợp chất ion thường được tạo thành từ

A. kim loại điển hình với khí hiếm.

B. hai nguyên tố phi kim điển hình.

C. kim loại điển hình với phi kim điển hình.

D. hai nguyên tố kim loại điển hình.

Đáp án: C

Giải thích:

Kim loại điển hình phản ứng rất mạnh với phi kim điển hình tạo ra hợp chất ion. Khi đó, nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation) còn nguyên tử phi kim nhận electron để trở thành ion mang điện tích âm (anion).

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).

B. Nguyên tử kim loại nhận electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).

C. Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).

D. Nguyên tử kim loại nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử kim loại nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).

Ví dụ:

Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11): 1s22s22p63s1

 Có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử Na nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành ion dương Na+ (cation sodium).

Na  Na+ + 1e

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Nguyên tử phi kim nhường electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).

B. Nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).

C. Nguyên tử phi kim nhường electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).

D. Nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích dương (cation).

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử phi kim nhận electron để tạo thành ion mang điện tích âm (anion).

Ví dụ: Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): 1s22s22p63s23p5.

® Có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

Nguyên tử Cl nhận 1 electron để tạo thành ion âm Cl- (anion chloride).

Cl + 1e  Cl-

Câu 9. Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng

A. số electron của nguyên tử ban đầu.

B. số electron mà nguyên tử đã nhường.

C. số lớp electron của nguyên tử.

D. số neutron của nguyên tử.

Đáp án: B

Giải thích:

Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường.

Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.

Câu 10. Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng

A. số electron mà nguyên tử đã nhận.

B. số electron mà nguyên tử đã nhường.

C. số lớp electron của nguyên tử.

D. số phân lớp electron của nguyên tử.

Đáp án: A

Giải thích:

Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận.

Các ion thường có cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm gần nhất với nguyên tố tạo thành ion đó trong bảng tuần hoàn.

Câu 11. Để tạo thành liên kết hóa học trong phân tử sodium chloride (NaCl):

A. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

B. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na- và Cl+, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

C. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na2+ và Cl-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

D. kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl2-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

Đáp án: A

Giải thích:

Xét sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử sodium chloride (NaCl):

Khi kim loại sodium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Na+ và Cl-, các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

15 câu trắc nghiệm Liên kết ion (có đáp án) (ảnh 1)

Câu 12. Để tạo thành thành liên kết hóa học trong phân tử calcium chloride (CaCl2):

A. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca+ và Cl-. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

B. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca2+ và Cl-. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

C. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca2- và Cl+. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

D. kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca- và Cl+. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

Đáp án: B

Giải thích:

Xét sự thành thành liên kết hóa học trong phân tử calcium chloride (CaCl2):

Khi kim loại calcium kết hợp với phi kim chlorine, tạo thành các ion Ca2+ và Cl-. Các ion này mang điện tích trái dấu sẽ hút nhau tạo thành liên kết ion.

15 câu trắc nghiệm Liên kết ion (có đáp án) (ảnh 2) 

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong tinh thể ion, các ion sắp xếp hỗn độn, không theo một trật tự xác định.

B. Trong tinh thể ion, ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên.

C. Trong tinh thể ion, số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích và kích thước của ion.

D. Trong tinh thể ion, các ion liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau).

Đáp án: A

Giải thích:

Cấu trúc của tinh thể ion:

Các ion được sắp xếp theo một trật tự xác định trong không gian theo kiểu mạng lưới, trong đó ở các nút của mạng lưới là những ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên, liên kết chặt chẽ với nhau do sự cân bằng giữa lực hút (các ion trái dấu hút nhau) và lực đẩy (các ion cùng dấu đẩy nhau), tạo thành mạng tinh thể ion.

Câu 14. Trong tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là

A. chất rắn, dễ nóng chảy, dễ bay hơi ở điều kiện thường.

B. chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.

C. chất lỏng, khó bay hơi ở điều kiện thường.

D. chất lỏng, dễ bay hơi ở điều kiện thường.

Đáp án: B

Giải thích:

Tron tinh thể ion, giữa các ion có lực hút tĩnh điện rất mạnh nên các hợp chất ion thường là chất rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi ở điều kiện thường.

Các tinh thể ion khá rắn chắc, nhưng khá giòn. Đây là tính chất đặc trưng của tinh thể ion.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Tinh thể ion khá rắn chắc nhưng khá giòn.

B. Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.

C. Ở trạng thái rắn, hợp chất ion dẫn điện tốt.

D. Ở trạng thái nóng chảy, hợp chất ion dẫn điện tốt.

Đáp án: C

Giải thích:

Ở trạng thái rắn, các ion không di chuyển tự do được nên hợp chất ion không dẫn điện. Tuy nhiên, ở trạng thái nóng chảy, các ion có thể chuyển động khá tự do nên hợp chất ion dẫn điện.

Xem thêm các bài giải Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 10: Quy tắc octet

Bài 12: Liên kết cộng hóa trị

Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Bài 14: Ôn tập chương 3

Bài 15: Phản ứng oxi hóa khử

Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
0.9 K 8 4
15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Tính chất vật lý và hóa học của các đơn chất nhóm VIIA Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
862 11 2
15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1.2 K 10 5
15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng Chân trời sáng tạo (có đáp án 2023) CHỌN LỌC đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
1 K 8 6
Tải xuống