Hoá học 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

1.8 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Hóa học 10 Bài 11 từ đó học tốt môn Hóa học 10.

Hoá học 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Câu hỏi trang 67 Hoá học 10

Mở đầu trang 67 Hóa học 10: Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên kết hydrogen thì nước sẽ sôi ở -80oC. Như vậy, trong điều kiện thường, nước sẽ tồn tại ở thể khí (hơi nước). Khi đó, trên Trái Đất sẽ chẳng có các đại dương, sông, hồ,… và cũng không bao giờ có mưa. Mọi sự sống sẽ không tồn tại. Trái Đất sẽ là một hành tinh chết nếu không có sự hiện của liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được tạo thành như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết hydrogen với tính chất vật lí của nước ra sao?

 (ảnh 1)

Lời giải:

Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) của phân tử nước này với một nguyên tử O (còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết) của phân tử nước khác.

 (ảnh 2)

Nhờ có liên kết hydrogen mà ở điều kiện thường nước ở thể lỏng, có nhiệt độ sôi cao (100oC).

1. Liên kết Hydrogen

Câu hỏi 1 trang 67 Hóa học 10: Giữa liên kết S-H và liên kết O-H, liên kết nào phân cực mạnh hơn? Vì sao?

Lời giải:

- Độ âm điện của O bằng 3,44; của H bằng 2,2 ⇒ Liên kết O-H là liên kết cộng hóa trị phân cực

- Độ âm điện của S bằng 2,58; của H bằng 2,2 do đó liên kết S-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Vậy liên kết O-H phân cực mạnh hơn.

Câu hỏi trang 68 Hoá học 10

Câu hỏi 2 trang 68 Hóa học 10: Quan sát các Hình 11.2 và 11.3, em hiểu thế nào là liên kết hydrogen giữa các phân tử

Lời giải:

 (ảnh 1)

Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

Liên kết hydrogen thường được biểu diễn bằng dấu ba chấm (…)

Câu hỏi 3 trang 68 Hóa học 10: So sánh độ bền của liên kết hydrogen với liên kết cộng hóa trị và liên kết ion.

Lời giải:

Thứ tự tăng dần độ bền liên kết: Liên kết hydrogen < liên kết cộng hóa trị < liên kết ion.

Luyện tập trang 68 Hóa học 10: Điều gì đã khiến H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S? Giải thích.

Lời giải:

H2O có liên kết hydrogen liên phân tử còn H2S không có nên H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S.

 (ảnh 1)

Câu hỏi 4 trang 68 Hóa học 10: So sánh nhiệt độ sôi và khả năng hòa tan trong nước giữa NH3 và CH4. Giải thích

Lời giải:

Công thức Lewis của NH3:

 (ảnh 1)

Công thức Lewis của CH4:

 (ảnh 2)

- Nhiệt độ sôi: Nguyên tử N có độ âm điện lớn làm cho liên kết N-H phân cực mạnh, trong phân tử NH3 nguyên tử N còn cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử NH3 với nhau. Mặt khác, C có độ âm điện nhỏ nên liên kết C-H phân cực yếu, nguyên tử C không còn cặp electron chưa liên kết nên không có khả năng tạo liên kết hydrogen giữa các phân tử CH4 với nhau. Điều này khiến cho nhiệt độ sôi của NH3 cao hơn của CH4.

 (ảnh 3)

- Khả năng hòa tan trong nước: Giải thích tương tự như nhiệt độ sôi. Phân tử NH3 có thể tạo liên kết hydrogen với nước còn CH4 thì không. Do đó NH3 tan tốt trong nước hơn CH4.

 (ảnh 4)

Câu hỏi trang 69 Hoá học 10

Câu hỏi 5 trang 69 Hóa học 10: Giải thích vì sao một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với bốn phân tử nước khác

Lời giải:

 (ảnh 2)

Phân tử nước có hai nguyên tử H liên kết với nguyên tử O (có độ âm điện lớn) nên mỗi nguyên tử H trong phân tử nước này có thể tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử nước khác.

Bên cạnh đó, nguyên tử O còn 2 cặp electron chưa liên kết nên có thể tạo 2 liên kết hydrogen với nguyên tử H trong 2 phân tử nước khác.

Như vậy một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với bốn phân tử nước khác.

 (ảnh 3)

Đánh giá

0

0 đánh giá