Lịch sử 10 Cánh Diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

1.1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách giáo khoa Lịch sử 10 Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Lịch sử 10 Bài 17.

Lịch sử 10 Cánh Diều Bài 17: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Mở đầu trang 121 Lịch Sử 10: Trong bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (họp tại Pleiku, ngày 19-4-1946) có đoạn viết: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê-đê, Xơ Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt... Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng lòng đoàn kết của chúng ta không bao giờ giảm bớt...”

Vậy khối đại đoàn kết dân tộc đã được hình thành trong lịch sử Việt Nam như thế nào? Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay được thể hiện trên những khía cạnh nào? Hiện nay, Đảng và Nhà nước có quan điểm và những chính sách dân tộc gì?

 (ảnh 1)

Lời giải:

a/ Quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử:

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

- Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

b/ Vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc

- Trong thời kì dựng nước:

+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,

- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

- Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay:

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

c/ Quan điểm và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

- Quan điểm: coi chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay; thực hiện chính sách dân tộc theo nguyên tắc: “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”.

- Chính sách:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

1. Sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc

Câu hỏi trang 123 Lịch Sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 17.2, 17.3 hãy nêu khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

 (ảnh 1)

Lời giải:

- Khái quát quá trình hình thành khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam:

+ Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trước hết trên cơ sở tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Quá trình đoàn kết trong các cuộc đấu tranh xã hội, chống ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên đã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

+ Thời kì cổ – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình đồng thời đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Thời kì cận - hiện đại, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy thông qua các hình thức mặt trận phù hợp với từng thời kì cách mạng, như: Mặt trận dân chủ Đông Dương; Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt…. Trải qua các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong thời kì đổi mới đất nước, khối đại đoàn kết dân tộc đã đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn.

2. Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc

Câu hỏi trang 125 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 17.2 đến 17.7 hãy phân tích vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước, giữ nước.

Lời giải:

Vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc:

- Trong thời kì dựng nước:

+ Sự cố kết cộng đồng của người Việt cổ trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,... một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chồng ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dụng nước và giữ nước,

- Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước:

+ Đại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định, giữ nhân dân Việt Nam đánh bại mọi cuộc chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

+ Ở thời kì hoà bình, đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội, tạo nền tảng xây dựng, phát triển đất nước.

Câu hỏi trang 126 Lịch Sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 17.7, 17.8 hãy nêu tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay.

Lời giải:

- Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay:

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

3. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay

Câu hỏi trang 126 Lịch Sử 10: Đọc thông tin, tư liệu, hãy nêu và phân tích quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc.

Lời giải:

- Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước về chính sách dân tộc:

+ Chính sách dân tộc được Đảng và nhà nước Việt Nam coi đó là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay.

+ Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách dân tộc là nhất quán theo nguyên tắc “các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dụng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

Câu hỏi trang 127 Lịch Sử 10: Đọc thông tin và quan sát các hình 17.9, 17.10 hãy phân tích những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Trình bày ý nghĩa của việc Đảng và Nhà nước ưu tiên thực hiện các chính sách đó đối với các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.

Lời giải:

- Nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước:

+ Chính sách về phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số: hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc; gắn với kế hoạch phát triển chung của cả nước, đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Chính sách xã hội tập trung vào các vấn đề: giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế, nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tạo tiền đề và cơ hội để các dân tộc có đầy đủ điều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào…

+ Chính sách liên quan đến quốc phòng - an ninh: hướng đến củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá

- Ý nghĩa: các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hưởng tới khai thác mọi tiềm năng của đất nước để phục vụ đời sống nhân dân các dân tộc, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”

Luyện tập và Vận dụng (trang 127)

Luyện tập 1 trang 127 Lịch Sử 10: Sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được thể hiện như thế nào trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Lời giải:

- Tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay:

+ Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của công cuộc xây dựng đất nước.

+ Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, đại dịch…

+ Trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng định chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

Vận dụng 2 trang 127 Lịch Sử 10: Nêu những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Lời giải:

- Những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Tôn trọng những nét văn hóa khác biệt của các dân tộc trong “đại gia đình” Việt Nam.

+ Đoàn kết, giúp đỡ những công dân khác thuộc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

+ Hiểu đúng đắn về quan điểm, nội dung và thực hiện những hành động phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.

+ Nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên mang tính tham khảo

Xem thêm các bài giải Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Đánh giá

0

0 đánh giá