Soạn bài Ôn tập Học kì 1 | Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 6

497

Tài liệu soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6 Tập 1. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập Học kì 1

Ngữ văn 6 trang 143 Câu 1: Trong học kỳ I, em đã học các bài: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xử sở. Hãy chọn một bài văn mà em cho là tiêu biểu và lập theo bảng mẫu sau: 

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về các văn bản đã nêu trong đề bài.

Trả lời: 

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

Tôi và các bạn

Bài học đường đời đầu tiên

Tô Hoài

Tiểu thuyết

Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. Nghê thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. Ngôn ngữ chính xác, giàu tạo hình

Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xóc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình

Gõ cửa trái tim

Bức tranh của em gái tôi

Tạ Duy Anh

Truyện ngắn

Nghê thuật miêu tả tinh tế tâm lý nhân vật qua ngôi kể thứ nhất

Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình

Yêu thương và chia sẻ

Cô bé bán diêm

An-đéc-xen

Truyện cổ tích

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. Các tình tiết diễn biến hợp lí

Truyện gợi ra những số phận bất hạnh trong cuộc sống, qua đó truyền cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc với em bé bất hạnh

Quê hương yêu dấu

Cây tre Việt Nam

Thép Mới

Bút kí

Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rỗng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu

Cây tre là người bạn than thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Với vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu, cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam

Những nẻo đường xứ sở

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Bút kí

Ngôn ngữ điêu luyện, miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh

Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ Quốc – quần đảo Cô Tô

Ngữ văn 6 trang 143 Câu 2: Em đã thực hành viết các kiểu bài: kể lại một trải nghiệm của bản thân, nêu cảm xúc về một bài thơ, tập làm thơ lục bát, tả cảnh sinh hoạt. Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây:

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài

b. Nêu đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài. 

Phương pháp giải:

Xem lại ở phần viết trong mỗi bài để trả lời câu này.

Trả lời:

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

- Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

+ Được kể từ ngôi thứ nhất.

+ Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ, tập trung vào sự việc đã xảy ra, thực hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể.

- Nêu cảm xúc về một bài thơ:

+ Giới thiệu nhan đề bài thơ và tên tác giả.

+ Thể hiện được cảm xúc chung về bài thơ, nêu các chi tiết mang tính tự sự và miêu tả trong bài thơ.

+ Đánh giá ý nghĩa của chúng đối với sự thể hiện tình cảm của tác giả trong bài thơ, chỉ ra nét độc đáo của bài thơ.

- Tập làm thơ lục bát:

+ Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.

+ Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám. Trong dòng sáu dòng tám, tiếng thứ sáu là thanh bằng, tiếng thứ tư là thanh trắc.

+ Thường ngắt nhịp chẵn 2/2/,4/4.

- Tả cảnh sinh hoạt:

+ Giới thiệu được cảnh sinh hoạt.

+ Tả bao quát quang cảnh.

+ Tả hoạt động cụ thể của con người, sử dụng những từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt.

+ Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt. 

b. Nếu được lựa chọn, em sẽ viết về đề tài tả cảnh sinh hoạt trong gia đình em. 

Ngữ văn 6 trang 143 Câu 3: Nêu qua những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kỳ vừa qua. Những nội dung này có liên quan thế nào với những gì em đã đọc và viết?

Phương pháp giải:

Xem lại phần nói và nghe ở 5 bài đã học trong kì 1 và trả lời câu này.

Trả lời:

Bài

Nói và nghe

Liên quan đến phần đọc

Liên quan đến phần viết

Tôi và các bạn

Kể lại một trải nghiệm của em

Phần đọc đưa ra những bài học và trải nghiệm có được từ tình bạn

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Gõ cửa trái tim

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình

Phần đọc đưa ra những bài học về tình cảm gia đình

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả

Yêu thương và chia sẻ

Kể về một trải nghiệm của em

Phần đọc đưa ra những bài học về tình yêu thương trong cuộc sống, qua đó cũng gửi gắm đến các bạn về tình yêu thương qua những trải nghiệm của các nhân vật

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

Quê hương yêu dấu

Trình bày suy nghĩ về tình cảm con người đối với quê hương

Phần đọc đưa ra những bài học về quê hương, đất nước

- Tập làm thơ lục bát

- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ lục bát

Những nẻo đường xứ sở

Chia sẻ trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

Phần đọc đưa ra những bài học về xứ sở, các vùng miền của Việt Nam

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Ngữ văn 6 trang 143 Câu 4: Tóm tắt các kiến thức tiếng Việt mà mà em đã học trong học kỳ I theo mẫu gợi ý sau:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Gõ cửa trái tim

Ẩn dụ: biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tang khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Ví dụ:

Cha dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

Phương pháp giải:

Em giở lại phần Tiếng Việt của từng bài và làm theo mẫu.

Trả lời: 

Ngữ văn 6 trang 144 Câu 5: Luyện tập, củng cố kĩ năng nghe, nói, đọc, viết theo hướng dẫn của giáo viên.

Phương pháp giải:

Các em luyện tập trên lớp theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

Trả lời:

Các em luyện tập trên lớp theo sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

Đánh giá

0

0 đánh giá