SBT Vật lí 10 Cánh diều Bài 1: Lực và gia tốc

1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Vật lí 10 trang 19,20 Bài 1: Lực và gia tốc sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Vật lí 10 Bài 1.

SBT Vật lí 10 Cánh diều Bài 1: Lực và gia tốc

Bài 2.1 trang 19 sách bài tập Vật lí 10:Một xe tải chở đầy hàng và một xe con đang chuyển động cùng tốc độ mà muốn dừng lại cùng lúc thì lực hãm tác dụng lên xe tải sẽ phải

A. gia tốc của vật không đổi.

B. gia tốc của vật giảm.

C. gia tốc của vật tăng.

D. gia tốc và vận tốc của vật đều giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Một vật đang chuyển động nhanh dần đều dưới tác dụng của lực kéo mà lực đó đột ngột giảm độ lớn thì gia tốc của vật giảm vì gia tốc tỉ lệ thuận với lực kéo.

Bài 2.2 trang 19 sách bài tập Vật lí 10:Một xe tải chở đầy hàng và một xe con đang chuyển động cùng tốc độ mà muốn dừng lại cùng lúc thì lực hãm tác dụng lên xe tải sẽ phải

A. nhỏ hơn lực hãm lên xe con.

B. bằng lực hãm lên xe con.

C. lớn hơn lực hãm lên xe con.

D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lực hãm lên xe con.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Do xe tải có khối lượng lớn hơn xe con, muốn hai xe dừng lại cùng lúc thì gia tốc gây ra cho xe tải phải lớn hơn gia tốc gây ra cho xe con. Kết quả là lực hãm của xe tải phải lớn hơn lực hãm của xe con.

Bài 2.3 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

A. 250 N.

B. 375 N.

C. 1,35 kN.

D. 13,5 kN.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đổi 54 km/h = 15 m/s

Gia tốc: a=vv0t=1500,02=750m/s2

Lực tác dụng lên quả bóng: F=ma=0,5.750=375N

Bài 2.4 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?

A. Khoảng 2,00 s.

B. Khoảng 7,20 s.

C. Khoảng 10,0 s.

D. Khoảng 15,0 s.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Gia tốc: a=Fm=240001600=15m/s2

Thời gian để xe tăng tốc từ trạng thái nghỉ (v0 = 0) lên đến tốc độ v = 108 km/h là

t=vv0a=1083,6015=2s

Bài 2.5 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Đơn vị đo lực niutơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là:

A. kg/m2.

B. kg/s2.

C. kg.m2/s.

D. kg.m/s2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Từ công thức: F = m.a

Ta có đơn vị tương ứng: 1N = 1kg . 1m/s2.

Bài 2.6 trang 20 sách bài tập Vật lí 10: Trong thí nghiệm với xe kĩ thuật số được gắn cảm biến đo lực và đo tốc độ, ta có thể thay đổi khối lượng của xe, thay đổi lực tác dụng lên xe và đo gia tốc của xe dựa vào đồ thị vận tốc – thời gian. Nêu các bước cần thực hiện nếu muốn khảo sát quan hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của xe.

Lời giải:

Khảo sát quan hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của xe khi gia tốc không đổi,thực hiện bằng bộ thí nghiệm với xe kĩ thuật số được gắn cảm biến đo lực và đo tốc độ. Ta có thể thay đổi khối lượng của xe bằng cách thay các xe khác nhau, thay đổi lực tác dụng lên xe bằng các treo thêm vật nặng ở phía đầu dây vắt qua ròng rọc.

- Tiến hành thí nghiệm: Thực hiện thí nghiệm với các xe có khối lượng khác nhau, xác định các kết quả đo lực khi gia tốc của xe như nhau.

 (ảnh 1)

Lập bảng lực tác dụng lên xe theo khối lượng xe (số liệu minh họa)

m (kg)

0,05

0,1

0,2

0,3

F (N)

0,05

0,1

0,2

0,3

Từ số liệu bảng trên, ta thấy khối lượng và lực tác dụng tỉ lệ thuận với nhau.

Bài 2.7 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Tính lực cần thiết để ô tô khối lượng 1,8 tấn có gia tốc 2,0m/s2.

Lời giải:

Lực tác dụng: F = ma = 1800.2 = 3600 N

Bài 2.8 trang 20 sách bài tập Vật lí 10: Một tên lửa có khối lượng 5 tấn. Tại một thời điểm cụ thể, lực tác dụng lên tên lửa là 4.105 N thì gia tốc của nó là bao nhiêu?

Lời giải:

Gia tốc: a=Fm=4000005000=80m/s2

Bài 2.9 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.

Lời giải:

Khối lượng tổng cộng của người và xe là 70 kg.

Gia tốc: a=Fm=14070=2m/s2

Vận tốc của xe sau 5 s: v=at=2.5=10m/s

Bài 2.10 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Chứng tỏ rằng biểu thức sau không vi phạm về đơn vị:

Áp suất chất lỏng = khối lượng riêng x gia tốc rơi tự do x độ sâu

Lời giải:

VT=p=N/m2=kg.m/s2m2=kgms2

VP=kgm3.ms2.m=kgms2

Bài 2.11 trang 20 sách bài tập Vật lí 10:Một ô tô có các thông số gồm:

Khối lượng (kg)

Tải trọng (kg)

Tốc độ tối ưu (km/h)

2,10.103

 

950

75,6

Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00 giây. Tính độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.

Lời giải:

Khối lượng xe khi chở đủ tải trọng: m = 3,05.103kg

Gia tốc của xe khi tăng tốc:

a=vv0t=75,63,603=7m/s2

Lực tác dụng lên xe khi tăng tốc:

F=ma=3,05.103.7=21,4.103N

Xem thêm lời giải vở bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 4: Chuyển động biến đổi

Bài 2: Một số lực thường gặp

Bài 3: Ba định luật Newton về chuyển động

Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng 

Bài 5: Tổng hợp lực và phân tích lực

Đánh giá

0

0 đánh giá