Cách giải thích nào sau đây không đúng?

482

Với Giải Bài 2.56 trang 30 sách bài tập Vật lí 10 trong Bài 5: Tổng hợp lực và phân tích lực Sách bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Vật lí lớp 10.

Hình 2.14 biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết

Bài 2.56 trang 30 sách bài tập Vật lí 10:Hình 2.14 biểu diễn các lực tác dụng lên một vận động viên trượt tuyết khi đang tăng tốc xuống dốc.

 (ảnh 1)

a. Gọi tên các lực tác dụng lên vận động viên và có độ lớn được cho trên hình 2.14.

b. Tính thành phần theo phương mặt dốc của trọng lực tác dụng lên vận động viên.

c. Tính hợp lực theo phương mặt dốc tác dụng lên vận động viên và giải thích tại sao người đó đang xuống dốc nhanh dần.

d. Giải thích tại sao phản lực của mặt đất lên vận động viên không giúp tăng tốc của chuyển động.

e. Chứng tỏ rằng thành phần theo phương vuông góc với mặt dốc của trọng lực bằng phản lực của mặt đất lên vận động viên.

Lời giải:

a. Các lực tác dụng lên vận động viên gồm:

- Trọng lực P = 350 N.

- Phản lực của mặt đất: N = 329 N

- Lực ma sát: Fms = 60 N

b. Thành phần theo phương mặt dốc của trọng lực:

 (ảnh 2)

Px=P.sinθ=350.sin20°=119,7N

c. Theo phương mặt dốc có thành phần Px và lực ma sát tác dụng lên vận động viên.

Vì Px > Fms nên hợp lực theo phương mặt dốc có chiều hướng xuống dốc và có độ lớn:

Fx=PxFms=119,760=59,7N

Hợp lực theo phương mặt dốc cùng chiều chuyển động nên tạo ra gia tốc hướng xuống dọc theo mặt dốc, vì thế người đó trượt xuống nhanh dần.

d. Phản lực của mặt đất theo phương vuông góc với mặt dốc nên không có tác dụng đối với chuyển động dọc theo mặt dốc của vận động viên.

e. Vận động viên không chuyển động theo phương vuông góc với mặt dốc nên các lực tác dụng lên người đó theo phương này là các lực cân bằng.

Ta có thể kiểm tra được:

Py=P.cos20°=329N=N

Xem thêm lời giải vở bài tập Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 2.46 trang 28 sách bài tập Vật lí 10:Hai lực có độ lớn lần lượt là 6N và 8N. Độ lớn hợp lực của hai lực này có thể

Bài 2.47 trang 29 sách bài tập Vật lí 10: Một vật đứng yên dưới tác dụng của ba lực có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu ngừng tác dụng lực 20 N lên vật thì hợp lực tác dụng lên vật có độ lớn là

Bài 2.48 trang 29 sách bài tập Vật lí 10:Một vật có khối lượng 70 kg nằm yên trên mặt phẳng nghiêng một góc  so với phương ngang. Trọng lực của vật có thể phân tích thành hai thành phần như hình 2.10: Px có xu hướng kéo vật trượt xuống dọc theo mặt phẳng nghiêng, Py cân bằng với phản lực N của mặt phẳng nghiêng lên vật.

Bài 2.49 trang 29 sách bài tập Vật lí 10: Một người nhảy dù có tổng trọng lượng của người và các thiết bị là 1 000 N. Khi người đó mở dù ra, dù sẽ kéo lên người đó một lực 2 000 N

Bài 2.50 trang 29 sách bài tập Vật lí 10:Hình 2.11a biểu diễn một vật chịu hai lực tác dụng lên nó. Hai lực này vuông góc với nhau

Bài 2.51 trang 30 sách bài tập Vật lí 10:Một viên đá đang rơi chịu tác dụng của hai lực: trọng lực có độ lớn 15 N và lực đẩy do gió tác dụng theo phương ngang, có độ lớn 3 N.

Bài 2.52 trang 30 sách bài tập Vật lí 10:Khi vận hành, nếu lực đẩy của động cơ là 50 kN thì con tàu có trọng lượng 1 000 kN đi với vận tốc không đổi

Bài 2.53 trang 30 sách bài tập Vật lí 10:Một thiết bị cảm biến có trọng lượng 2,5 N được thả xuống dòng nước chảy xiết. Nó không rơi theo phương thẳng đứng, vì dòng nước chảy tác dụng lên thiết bị một lực đẩy 1,5 N sang ngang (Hình 2.12). Lực đẩy Archimedes của nước lên thiết bị 0,5 N.

Bài 2.54 trang 30 sách bài tập Vật lí 10:Cho lực 100 N như hình 2.13

Bài 2.55 trang 30 sách bài tập Vật lí 10:Một lực 250 N tác dụng lên vật theo phương nghiêng một góc 450 so với phương thẳng đứng.

Bài 2.57 trang 31 sách bài tập Vật lí 10: Một học sinh kiểm tra lại quy tắc tổng hợp lực đồng quy bằng cách bố trí thí nghiệm với các quả cân, ròng rọc, dây nối và một vòng nhựa mảnh, nhẹ. Lúc đầu vòng được giữ như hình 2.15.

Đánh giá

0

0 đánh giá