Tìm hiểu trên internet, sách báo tên các chòm sao và sự xuất hiện

711

Với giải Câu hỏi 2 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 4: Xác định phương hướng giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 4: Xác định phương hướng

Câu hỏi 2 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu trên internet, sách báo tên các chòm sao và sự xuất hiện các chòm sao theo mùa như thế nào.

Lời giải:

- Chòm sao Gấu Lớn

Chòm sao Gấu Lớn (Ursa Major) còn được gọi là chòm sao Cán Gáo Lớn. Chòm sao này thường xuất hiện trên đỉnh đầu người quan sát vào mùa xuân và do đó rất dễ quan sát, ở gần chân trời cực Bắc vào mùa thu, ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Đông Bắc trên bầu trời vào mùa đông và ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Tây Bắc vào mùa hè. Bảy ngôi sao chính của chòm Gấu Lớn lần lượt có tên là (alpha), (beta), (gamma), (delta), (epsilon), (zeta) và (eta).

Tìm hiểu trên internet, sách báo tên các chòm sao và sự xuất hiện (ảnh 1)

- Chòm sao Gấu Bé

Chòm sao Gấu Bé (Ursa Minor) còn được gọi là chòm Cán Gáo Bé. Chòm sao này có phương phụ thuộc vào từng thời điểm quan sát trong đêm và từng đêm trong năm. Đầu Cán Gáo Bé chính là sao Bắc Cực. Tên gọi của bảy ngôi sao trong chòm sao Gấu Bé cũng tương tự như chòm sao Gấu Lớn.

Tìm hiểu trên internet, sách báo tên các chòm sao và sự xuất hiện (ảnh 2)

- Chòm sao Thiên Hậu

Chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) được tạo thành từ 5 ngôi sao trên bầu trời phương Bắc, có dạng chữ W hay chữ M, nằm đối diện với chòm sao Gấu Lớn qua chòm sao Gấu Bé. Trong đêm, chòm Thiên Hậu nằm thấp về phía Bắc – Tây Bắc vào mùa xuân, nằm thấp về phía Bắc – Đông Bắc vào mùa hè, gần với thiên đỉnh vào mùa thu và nằm cao về phía Bắc – Đông Bắc vào mùa đông. Năm ngôi sao chính của chòm Thiên Hậu lần lượt có tên là (alpha), (beta), (gamma), (delta), (epsilon).

Tìm hiểu trên internet, sách báo tên các chòm sao và sự xuất hiện (ảnh 3)

Đánh giá

0

0 đánh giá