Mô tả và kể tên hình dạng Mặt Trăng quan sát thấy từ Trái Đất.

0.9 K

Với giải Câu hỏi trang 42 Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Câu hỏi trang 42 Chuyên đề Vật lí 10: Mô tả và kể tên hình dạng Mặt Trăng quan sát thấy từ Trái Đất.

Lời giải:

Các hình dạng của Mặt Trăng quan sát thấy từ Trái Đất:

- Trăng lưỡi liềm

- Trăng bán nguyệt

- Trăng tròn

- Không trăng

 (ảnh 1)

- Hình dạng Mặt Trăng ta nhìn thấy trên bầu trời thay đổi mỗi ngày. Người ta gọi đó là các pha của Mặt Trăng.

+ Không trăng (còn gọi là Trăng non): khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất, ta không còn nhìn thấy Trăng.

+ Trăng tròn: khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất thì ta nhìn thấy Mặt Trăng hình tròn.

+ Trăng bán nguyệt hay trăng lưỡi liềm: một phần ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng chiếu xuống Trái Đất dưới các góc khác nhau.

Đánh giá

0

0 đánh giá