Hãy giải thích chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời dựa vào sự tự quay của

2.2 K

Với giải Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Câu hỏi trang 46 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy giải thích chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời dựa vào sự tự quay của Trái Đất.

Lời giải:

Hãy giải thích chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời dựa vào sự tự quay của (ảnh 1)

- Do Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông, đồng thời quay quanh Mặt Trời nên ta có cảm giác Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. Tại một nơi trên Trái Đất, ta thấy Mặt Trời mọc lên ở hướng đông và lặn ở hướng tây.

- Tuy nhiên, ta chỉ quan sát được Mặt Trời mọc đúng ở hướng đông, lặn ở hướng tây vào ngày xuân phân và thu phân. Quỹ đạo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm gọi là hoàng đạo. Hoàng đạo đi qua 12 chòm sao. Năm dương lịch có 12 tháng, mỗi tháng Mặt Trời ứng với vị trí của một chòm sao.

- Hằng ngày Mặt Trời mọc lên ở phía đông và lặn ở phía tây. Trung bình mất 24 giờ để từ giữa trưa quay trở lại giữa trưa của ngày hôm sau. Mỗi ngày ta sẽ thấy Mặt Trời mọc và lặn lệch đi so với hôm trước một chút nhưng vị trí của nó lúc mọc và lúc lặn so với đường chân trời lặp lại đúng một năm.

Đánh giá

0

0 đánh giá