Tailieumoi.vn giới thiệu giải bài tập Chuyên đề HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống HĐTN lớp 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề học tập HĐTN 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề HĐTN 10 Chủ đề 2: Xây dựng quan điểm sống
Trả lời câu hỏi Nhiệm vụ 1 trang 17, 18 HĐTN lớp 10
Câu 1 trang 17 Hoạt động trải nghiệm 10: Chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống
Trả lời:
- HS chia sẻ cách hiểu của em về quan điểm sống khác nhau. Quan niệm cuộc sống: Là sự đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, bạn sẽ dùng nó để định hình các hành vi và cách bạn nhìn nhận cuộc sống. Ví dụ: Tôi quan niệm sống là “nếu không thử sao biết không được”, chính vì thế khi gặp điều gì đó mới tôi luôn tò mò và muốn thử sức với nó.
Trả lời:
- HS đưa ra các quan điểm sống khác nhau, quan điểm sống chân thành, sống ngay thẳng, sống tử tế và không vụ lợi…
- Nhận xét quan điểm sống của các bạn: Các quan điểm sống chân thật, đúng đắn và tích cực. HS tham khảo các quan điểm sống và học hỏi.
Ví dụ
“Có công mài sắt, có ngày lên kim”, là kim chỉ nam trong cuộc sống của tôi nên tôi luôn:
- Không ngừng cố gắng.
- Sẵn sàng đón nhận thử thách, không than phiền.
- Chăm chỉ, nghị lực, theo đuổi mục tiêu.
- Tập trung cao độ cho công việc trong thời gian quy định.
-...
Trả lời:
- “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” là bài học sức mạnh của sự đoàn kết trong cuộc sống.
- Tích cực hợp tác, đoàn kết để đi đến mục tiêu chung.
“Ở hiền gặp lành” là răn dạy về cách sống ở đời, khuyên con người ta sống tử tế ắt sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Trả lời:
- HS tìm hiểu những nét tính cách thể hiện ở bản thân qua các mối quan hệ xung quanh: với người khác, với công việc, với bản thân, với tài sản.
- Dựa vào bảng đã cho, HS xác định những nét tính cách của bản thân: cởi mở, cẩn thận, lạc quan, trách nhiệm, gọn gàng.
- Với nững nét tính cách tích cực HS cần phát huy và hạn chế những nét tính cách chưa tốt.
Trả lời:
Nét tính cách tích cực |
Nét tính cách chưa tích cực |
- Thẳng thắn |
- Chưa sáng tạo |
- Trung thực |
- Thiếu cẩn thận |
- Thật thà, tự tin |
- Lãng phí |
Trả lời:
Một số biểu hiện của người có tư duy phản biện:
1. Dễ dàng giao tiếp với người không cùng quan điểm
Có thể tiếp xúc và đối thoại dễ dàng với những người không cùng ý kiến, quan điểm là một trong những biểu hiện rõ nét nhất thể hiện bạn là người có tư duy phản biện. Điều này thể hiện bạn là những người có khả năng giao tiếp tốt, không ngại những xung đột, cạnh tranh có thể phát sinh trong khi trò chuyện với đối phương.
Là một người có tư duy phản biện, chắc chắn bạn sẽ không cho phép mình chỉ lắng nghe thông tin từ một phía duy nhất.
Liên tục đặt các câu hỏi là một trong những thói quen làm việc của người có tư duy phản biện. Bạn luôn tò mò với tất cả những thông tin, sự vật, hiện tượng liên quan tới công việc của mình và có đôi khi sự tò mò của bạn cũng khiến cho người khác cảm thấy khó chịu phần nào. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp bạn nắm rõ những nhiệm vụ, công việc mà mình phụ trách, để từ đó có cách suy xét đúng hướng trước khi phát biểu quan điểm và triển khai hành động
Tập trung và bị hấp dẫn bởi sự hoạt động của mọi thức xung quanh là cách mà bạn thể hiện mình không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mọi lúc, mọi nơi.
Cách tư duy phản biện |
Gợi ý |
1. Tự đặt các câu hỏi để xác định thông tin và nhận định khách quan về vấn đề. |
- Tôi đã biết gì về thông tin này? Tôi muốn biết gì thêm và để chứng minh điều gì?... - Thông tin này có từ đâu, có đáng tin cậy? Tại sao người ta lại nói với mình thông tin này?... - Nếu có A thì có B; nhưng có A mà không có B thì sẽ thế nào?... |
2. Suy nghĩ thấu đáo, xác minh thông tin trước khi chấp nhận ý kiến của người khác. |
- Không vội đồng ý hay phản đối ý kiến của người khác khi mình chưa kiểm tra thông tin, chưa suy nghĩ và phân tích thấu đáo. - Đưa ra ý kiến để trao đổi, chia sẻ và phản biện lại ý kiến của người khác khi đã suy nghĩ thấu đáo. |
3. Trả lời các câu hỏi, trình bày quan điểm dựa trên bằng chứng, minh chứng hợp lí. |
- Tìm và đối chiếu bằng chứng từ các nguồn thông tin đáng tin cậy. - Trình bày mạch lạc, lập luận logic. |
Trả lời:
- HS thảo luận, tham khảo một số ví dụ về tư duy phản biện:
+ Một người y tá điều trị sẽ dùng các kỹ năng tư duy phản biện để phân tích những ca bệnh và quyết định quy trình mà bệnh nhân cần được điều trị.
+ Một người thợ sửa ống nước sẽ dùng kỹ năng tư duy phản biện để nhận định vật liệu nào phù hợp nhất với công việc cụ thể.
+ Một luật sư xem xét bằng chứng và đưa ra chiến lược để thắng kiện hoặc quyết định có nên dàn xếp ngoài tòa án hay không.
+ Người quản lý phân tích, nghiên cứu các biểu mẫu phản hồi của khách hàng và sử dụng thông tin này để phát triển một buổi đào tạo về dịch vụ khách hàng cho nhân viên.
+ Một công ty xây dựng phải xác định tất cả các mối nguy hiểm tiềm ẩn trên một địa điểm xây dựng để đảm bảo nhân viên của họ làm việc an toàn nhất có thể. Nếu không có phân tích này, có thể xảy ra thương tích hoặc thậm chí tử vong, gây ra tình trạng đau khổ nghiêm trọng cho lực lượng lao động và ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty (chưa kể đến bất kỳ hậu quả pháp lý sau này).
Trả lời:
Chia sẻ về những cách tư duy phản biện:
- Thông qua thời gian và nỗ lực, bạn có thể cải thiện khả năng và quá trình ra quyết định của mình bằng cách đánh giá tất cả thông tin có sẵn.
- Việc phán đoán nhanh một tình huống và chuyển sang việc khác có thể bị hấp dẫn, nhưng việc áp dụng tư duy phản biện thường sẽ mang lại kết quả khả quan hơn.
- Cân nhắc chuẩn bị danh sách những ưu và khuyết điểm, trên tinh thần hoặc trên giấy và đánh giá một cách nghiêm túc mọi thứ từ góc độ của người khác.
Trả lời:
- HS thảo luận về các bước thực hiện tranh biện.
- Xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Bước 1: Xây dựng lập luận tranh luận.
Bước 2: Lựa chọn luận điểm, dẫn chứng.
Bước 3: Xây dựng chiến lược tranh biện, sắp xếp và trả lời câu hỏi.
Bước 4: Phong thái tự tin.
Bước 5: Đưa ra lập luận và luận điểm.
Bước 6: Trả lời câu hỏi chất vấn.
Gợi ý:
- Xây dựng lập luận đồng ý hoặc phản đối.
- Tập trình bày các lập luận, tập phối kết hợp trong trình bày giữa các thành viên trong nhóm.
- Tập lập luận phản biện với chính ý kiến của mình.
Trả lời:
- HS đưa ra lập luận và tranh biện về ý kiến “Học Đại học là con đường tốt nhất để vào đời”.
1. Vào đại học là con đường đáng mơ ước, mở ra nhiều cơ hội
- Khi vào đại học, nếu thực sự có năng lực, khi ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm hơn.
- Học đại học sẽ tạo nền tảng kiến thức vững chắc để sau này có thể tiến xa hơn, vận dụng nó vào trong công việc hiệu quả.
2. Nhưng vào đại học không phải con đường tiến thân duy nhất
- Tuy nhiên tấm bằng đại học không phải tấm vé bước vào đời để bạn muốn đến đâu tùy thích, đó chỉ là yếu tố nhỏ góp phần tạo cơ hội cho bạn trong cuộc sống.
- Sự thành công không phụ thuộc hoàn toàn vào thành tích học tập ở đại học mà phụ thuộc vào năng lực thực tế của mỗi người khi bước vào đời.
- Trên thực tế, ở một số ngành, cơ cấu đào tạo chưa căn cứ vào cơ cấu sử dụng nhân lực thực tiễn, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
- Trên thực tế, cuộc sống cũng chính là một trường đại học rộng lớn, dạy cho con người biết nhiều vấn đề thực tiễn, ở đó con người không học thông qua lí thuyết mà qua trải nghiệm.
- Nhiều người đã thực sự thành công mà không cần bước chân vào con đường đại học. (Lấy VD dẫn chứng)
3. Bài học nhận thức
- Cần lựa chọn con đường phù hợp với năng lực, nguyện vọng của mình và điều kiện gia đình.
- Dù học đại học hay đi theo những con đường khác thì luôn phải nỗ lực hết mình với con đường mình đã chọn.
- Không ngừng trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích cho xã hội.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề.
- Là những người trẻ hãy luôn chủ động và sáng suốt trong sự lựa chọn của mình, hãy luôn làm chủ tương lai của mình.
Trả lời:
- Về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện trong học tập, cuộc sống như trả lời câu hỏi, góp ý bài thuyết trình của bạn, tự tin trao đổi trong học tập...
- Các tình huống trong cuộc sống như những câu hỏi, thắc mắc, quan điểm sống hay về các vấn đề “Học Đại học hay học nghề?”, “Có nên sống tự lập từ cấp ba”…
- Tư duy phản biện là điều cần thiết trong cuộc sống.
Trả lời:
- GV chia HS thành các nhóm để thảo luận về những điều chỉnh tư duy trở nên tích cực trong tình huống.
- Là nhân vật nam hoặc nhân vật nữ trong tình huống, em tự điều chỉnh tư duy trở nên tích cực bằng cách: tự cố gắng hơn trong học tập, giữ thái độ thân thiện và hòa nhã trong mối quan hệ với bạn bè, suy nghĩ cởi mở, nỗ lực,
- Là bạn bạn nam hoặc bạn nữ em sẽ nói chuyện và động viên các bạn học tập, vui vẻ với bạn bè.
Trả lời:
Tư duy tích cực:
- Học cách kiểm soát trạng thái của bản thân.
- Điều chỉnh cách suy nghĩ.
- Thay đổi thói quen.
- Cẩn trọng trong lời nói.
- Tìm đến những người bạn ngưỡng mộ.
- Thể hiện sự biết ơn
- Luôn nghĩ đến sự thành công
- Sắp xếp lại suy nghĩ
- Kiểm soát các luồng suy nghĩ tiêu cực
- Kết bạn với những người bạn lạc quan mang suy nghĩ tích cực
Ví dụ:
Phát huy tính cách vui vẻ
- Luôn tươi cười với mọi người.
- Mang lại niềm vui cho các bạn trong các hoạt động tập thể.
- Suy nghĩ tích cực và lạc quan trong mọi vấn đề.
-...
Khắc phục tính cách hấp tấp
- Luôn tự nhắc nhở bản thân: hãy chậm lại trong hành động.
- Rèn không nói leo trong lớp bằng cách giơ tay và chỉ nói khi được mời.
-...
Trả lời:
- Học sinh trao đổi theo nhóm để đưa ra những điểm mạnh/ điểm yếu.
- Thực hành khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
Khắc phục điểm yếu |
Phát huy điểm mạnh |
- Trễ giờ, thiếu sáng tạo trong học tập. |
- Tự tin trước đám đông. |
- Vội vàng, không cẩn thận… |
- Nhiệt tình giúp đỡ người khác. |
- Ngại giao tiếp tiếng Anh. |
- Khả năng kể chuyện truyền cảm. |
Trả lời:
- HS xác định và thực hiện thường xuyên các hành vi tích cực trong cuộc sống hằng ngày và khắc phục dần những điểm chưa tích cực.
- Đọc lại những điều tích cực/ tiêu cực ở bài tập trước.
Trả lời:
- HS chia sẻ về kết quả rèn luyện của em trong phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
- Em đã tích cưc phát huy điểm mạnh, tạo kết quả và ảnh hưởng tốt tới mọi người xung quanh.
- Em khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện bản thân, trở thành một học sinh hoàn thiện hơn.
Gợi ý:
- Nghiêm khắc với chính mình; yêu thương bản thân,...
- Hòa đồng và tôn trọng người khác,...
- Hoàn thành nhiệm vụ được giao, có hành vi văn minh, lịch sự,...
- Giữ gìn, trân trọng tài sản chung,...
Trả lời:
- Học sinh thể hiện quan điểm sống của em trong các mối quan hệ bằng những hành vi, việc làm cụ thể.
- Học sinh hướng tới những quan điển sống tích cực, yêu thương, chan hòa với mọi người xung quanh.
- Thể hiện những quan điểm sống tích cực bằng cách quan tâm, yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh.
Trả lời:
- Thực hành lan tỏa những điều tích cực tới những người xung quanh em và chia sẻ cảm xúc của em sau hoạt động.
- Lan tỏa những điều tích cực bằng các hành động cụ thể.
- Chia sẻ cảm xúc sau hoạt động: vui vẻ, hạnh phúc, có động lực…
Tốt Đạt Chưa đạt
Xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến xây dựng quan điểm sống.
Trả lời:
- Học sinh đánh giá Tốt/ Đạt/ Chưa đạt theo mức độ hoàn thành cá nhân.
- Thực hành xác định và tiếp tục rèn luyện những kĩ năng liên quan đến xây dựng quan điểm sống.
Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:
Giải SGK HĐTN 10 Chủ đề 1 (Chân trời sáng tạo): Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh
Giải SGK HĐTN 10 Chủ đề 2 (Chân trời sáng tạo): Xây dựng quan điểm sống
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.