Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng ở

605

Với giải Câu hỏi trang 58 Chuyên đề Vật lí 10 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

Câu hỏi trang 58 Chuyên đề Vật lí 10: Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng ở Việt Nam qua các năm và tác động của những chính sách của chính phủ trong việc bảo vệ rừng?

 Quan sát biểu đồ Hình 7.7 và nhận xét về diện tích, độ che phủ rừng ở (ảnh 1)

Lời giải:

- Diện tích và độ che phủ rừng trong giai đoạn từ năm 1943 – 1995 giảm dần do sự khai thác không kiểm soát của con người, tập quán du canh, du cư, tình trạng đốt nương làm rẫy, cháy rừng, …

- Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2019, diện tích và độ che phủ rừng tăng dần lên do chính phủ đã có những biện pháp tích cực trong việc bảo vệ rừng:

+ Thứ nhất, Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế – xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi.

+ Thứ hai, Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

+ Thứ ba, Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.

+ Thứ tư, Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng.

+ Thứ năm, Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản.

+ Thứ sáu, Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Đánh giá

0

0 đánh giá