Với giải Câu hỏi 2 trang 9 Chuyên đề Vật lí 10 Cánh diều chi tiết trong Bài 1: Sự hình thành và phát triển của vật lí học giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Bài 1: Sự hình thành và phát triển của vật lí học
Câu hỏi 2 trang 9 Chuyên đề Vật lí 10: Bạn hãy tìm hiểu và trình bày sơ lược (khoảng 1 trang A4) về sự ra đời và những thành tựu ban đầu của vật lí thực nghiệm do một số nhà vật lí tiêu biểu trong thời kì này tạo ra.
Lời giải:
- Toàn bộ lý thuyết trừu tượng và rắc rối về màu sắc của thời Baroque đã bị Isaac Newton (Nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học, thần học và nhà giả kim thuật người Anh – nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất, 1642-1721) lật nhào bằng thí nghiệm tán sắc ánh sáng vào năm 1671. Newton phát hiện ra rằng chùm ánh sáng trắng khi đi qua một lăng kính thì bị tách ra thành bảy chùm ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Bảy chùm ánh sáng đơn sắc này sau khi đi qua một lăng kính lộn ngược thì lại hợp nhất thành chùm ánh sáng trắng..
- Newton cũng chứng minh được rằng các chùm ánh sáng có màu khác nhau trong quang phổ khi chiếu qua vật chất thì bị khúc xạ theo một góc khác nhau. Ông phát hiện ra rằng khi đi qua lăng kính, ánh sáng màu đỏ sẽ bị lệch ít hơn trong khi ánh sáng màu tím bị lệch nhiều hơn. Kết quả quan sát này đã khiến Newton tin rằng mỗi màu được tạo ra từ các thành phần thiết yếu duy nhất. Thành phần tạo nên sắc đỏ của màu đỏ khác với thành phần tạo nên sắc tím của màu tím. Mặc dù Newton đã chọn hướng đi đúng nhưng ông đã đưa ra giả thuyết sai rằng những ánh sáng gồm những hạt nhỏ di chuyển trên một đường thẳng xuyên qua một loại ether và hình thành nên “lý thuyết hạt”. Tuy nhiên cuối cùng, cái mà ông gọi là “lý thuyết hạt” sau đó được chấp nhận rộng rãi.
- Mô tả thí nghiệm tán sắc ánh sáng:
- Thí nghiệm với ánh sáng trắng
Chiếu ánh sáng Mặt trời qua một lăng kính thủy tinh P thấy vệt sáng F’ trên màn M bị dịch xuống phía đáy lăng kính đồng thời bị trải dài thành một dải màu biến thiên, dải màu trên được gọi là quang phổ.
- Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc
Vẫn làm thí nghiệm tương tự như thí nghiệm với ánh sáng trắng ở trên. Tuy nhiên chùm sáng đơn sắc sau khi qua lăng kính P tách lấy một ánh sáng đơn sắc (ví dụ như ánh sáng vàng) và tiếp tục cho qua một lăng kính tiếp theo. Khi đó trên màn quan sát M’ nhận thấy chỉ thu được một điểm sáng vàng.
- Newton coi cả bảy màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím là bảy màu sơ cấp bởi không có màu nào có thể bị đổi sang màu khác bằng khúc xạ và chúng có thể hòa trộn với nhau. Bên cạnh đó, Newton nhận thấy rằng một màu có thể là màu thuần túy hoặc do sự kết hợp của các tia sáng. Newton cũng phát hiện ra rằng khi chiếu ba hoặc bốn chùm ánh sáng đơn sắc chồng lên nhau, chúng có thể hòa thành màu trắng.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Câu hỏi 4 trang 12 Chuyên đề Vật lí 10: Liệt kê một số nhánh nghiên cứu chính của vật lí cổ điển?
Câu hỏi 6 trang 15 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu một số lĩnh vực chính của Vật lí hiện đại.
Câu hỏi 7 trang 15 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu đối tượng nghiên cứu của Vật lí hiện đại.
Xem thêm các bài giải Chuyên đề Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 2: Ứng dụng của Vật lí trong một số lĩnh vực
Bài 4: Chuyển động nhìn thấy của bầu trời
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.