Các tai nạn thông thường và sơ cứu bỏng: Từng người quan sát tranh và trình bày các biện pháp cấp cứu các tai nạn

392

Với giải bài tập Luyện tập 1 trang 82 GDQP 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 82 GDQP 10

Luyện tập 1 trang 82 GDQP 10: Các tai nạn thông thường và sơ cứu bỏng: Từng người quan sát tranh và trình bày các biện pháp cấp cứu các tai nạn: Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng và cách sơ cứu bỏng. Kĩ thuật băng vết thương, cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tọ và chuyển thương: Từng người tự nghiên cứu lại các kĩ thuật băng vết thương, cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và chuyển thương.

Lời giải:

Tai nạn

thông thường

Biện pháp

Bong gân

- Biện pháp cấp cứu:

+ Băng ép nhẹ

+ Ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; 

+ Băng cố định nếu có điều kiện; 

+ Tập vận động ngay khi bớt đau;

+ Nếu bong gân nặng chuyển ngay tới cơ sở y tế.

- Biện pháp đề phòng: khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động

thể dục, thể thao.

Sai khớp

- Biện pháp cấp cứu: Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư

thế và chuyển ngay đến bệnh viện.

- Biện pháp đề phòng: Khi hoạt động phải chấp hành nghiêm các

quy định về an toàn. Kiểm tra kỹ về an toàn ở nơi lao động, luyện

tập.

Đuối nước

- Biện pháp cấp cứu:

+ Nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách

+ Hô hấp nhân tạo/ ép tim ngoài lồng ngực

+ Chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp

- Biện pháp đề phòng:

+ Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thuỷ và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc dưới nước

+ Quản lí trẻ em và hướng dẫn kỹ năng bơi lội

Điện giật

- Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai

bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn

nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để

lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường.

Ngất

- Biện pháp cấp cứu:

+ Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra sau

+ Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm, dãi (nếu có) ở mũi, miệng

+ Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông

+ Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc, cho ngửi amoniac ( nếu có điều kiện )

- Biện pháp đề phòng:

+ Trong quá trình lao động, lyện tập phải bảo đảm an toàn

+ Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ và

nghỉ ngơi hợp lý

Rắn cắn

- Biện pháp cấp cứu:

+ Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.

+ Nằm bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn

chế hấp thu nọc độc

+ Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước

+ Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương ở phía trên vết thương

và mang tới cơ sở ý tế gần nhất

- Biện pháp đề phòng:

+ Biết về các loại rắn và nơi chúng sống

+ Đi ủng, giày cao cổ và quần dài (nhất là trong đêm tối)

+ Phát quang khu vực xung quanh để rắn trú ẩn

Say nắng, 

say nóng

- Biện pháp cấp cứu:

+ Nhanh chóng đưa nạn nhân vào nơi thoáng mát

+ Nới lỏng quần áo, quạt mát, chườm lạnh bằng khăn ướt hoặc đá

+ Cho uống orezol hoặc nước đường chanh, muối

+ Trường hợp nặng thì đưa tới bệnh viện

- Biện pháp đề phòng:

+ Ăn uống đủ chất

+ Khi làm việc dưới trời nắng phải đội mũ, nón, bảo hộ lao động và thông gió tốt, không hoạt động dưới trời nắng gắt, luyện tập tắng dần khả năng chịu đựng, thích nghi với thời tiết nắng, nóng

Cách sơ cứu

bỏng

  1. - Làm mát vết bỏng ngay lập tức bằng nước mát trong khoảng 10 phút;
  2. - Nếu vùng bị tổn thương sâu rộng hoặc người bị thương là trẻ nhỏ, hãy đảm bảo không làm mát quá nhiều và giữ ấm cho người bị thương;
  3. - Không làm vỡ bóng nước;
  4. - Có thể băng nhẹ vết bỏng bằng khăn sạch không có lông tơ hoặc bông gạc đã vô trùng.
Đánh giá

0

0 đánh giá