GDTC 7 Bài 3 (Cánh Diều): Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân

1 K

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập GDTC 7 Bài 3: Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân sách Cánh Diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi GDTC từ đó học tốt môn GDTC 7.

GDTC 7 Bài 3 (Cánh Diều ): Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân

Câu 1 trang 76 GDTC 7: Em hãy nêu cách thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân.

Trả lời:

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân trước làm trụ đặt thẳng hướng bóng đến, gối hơi khuỵu, trọng lượng dồn vào chân trụ, hai tay co tự nhiên.

+ Thực hiện: Khi bóng đến ngang thắt lưng thì đưa chân từ phía sau hướng về phía bóng đến để đón bóng. Điểm tiếp xúc ở phía dưới của bóng bằng mu giữa bàn chân và kéo chân về sau với tốc độ chậm hơn tốc độ bóng đến, khớp cổ chân thả lỏng để giảm tốc độ của bóng (H.1).

+ Kết thúc: Đặt chân đỡ bóng xuống và chuẩn bị thực hiện kĩ thuật tiếp theo.

Em hãy nêu cách thực hiện kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân. (ảnh 1)

Câu 2 trang 76 GDTC 7: Em hãy cho biết kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng trong những tình huống nào khi tập luyện và thi đấu bóng đá.

Trả lời:

Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân thường được sử dụng trong những tình huống khi tập luyện và thi đấu bóng đá: tại chỗ tung và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân, phối hợp tung và dừng bóng bằng mu giữa bàn chân theo cặp, thi tâng bóng bằng mu giữa bàn chân, dừng bóng và sút cầu môn.

 (ảnh 2)

Câu 3 trang 76 GDTC 7: Em hãy vận dụng kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân vào các trò chơi giải trí, rèn luyện nâng cao khả năng chơi bóng và phát triển thể lực.

Trả lời:

- Các em tự vận dụng kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân vào các trò chơi giải trí, rèn luyện nâng cao khả năng chơi bóng và phát triển thể lực.

- Kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân:

+ TTCB: Đứng chân trước chân sau, chân trước làm trụ đặt thẳng hướng bóng đến, gối hơi khuỵu, trọng lượng dồn vào chân trụ, hai tay co tự nhiên.

+ Thực hiện: Khi bóng đến ngang thắt lưng thì đưa chân từ phía sau hướng về phía bóng đến để đón bóng. Điểm tiếp xúc ở phía dưới của bóng bằng mu giữa bàn chân và kéo chân về sau với tốc độ chậm hơn tốc độ bóng đến, khớp cổ chân thả lỏng để giảm tốc độ của bóng (H.1).

+ Kết thúc: Đặt chân đỡ bóng xuống và chuẩn bị thực hiện kĩ thuật tiếp theo.

Em hãy vận dụng kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân vào các trò chơi giải trí, rèn luyện nâng cao khả năng chơi bóng và phát triển thể lực. (ảnh 1)

- Trò chơi vận động như: Thi tâng bóng bằng mu giữa bàn chân, dừng bóng và sút cầu môn, …

+ Trò chơi: Thi tâng bóng bằng mu giữa bàn chân

Chuẩn bị: Chia học sinh trong lớp thành các đội đều nhau.

Cách chơi: Mỗi đợt thi, lần lượt từng thành viên của mỗi đội tâng bóng bằng mu giữa bàn chân. Thành viên của đội nào tâng được nhiều lần hơn đội đó sẽ được tính 1 điểm ở lượt chơi đó. Kết thúc, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.

Em hãy vận dụng kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân vào các trò chơi giải trí, rèn luyện nâng cao khả năng chơi bóng và phát triển thể lực. (ảnh 2)

Hình 2. Trò chơi “Thi tâng bóng bằng mu giữa bàn chân”

+ Trò chơi: Dừng bóng và sút cầu môn

Chuẩn bị:

Kẻ một vạch giới hạn cách cầu môn từ 8 – 10m.

Chia học sinh trong lớp thành các đội đều nhau, xếp theo hàng dọc đứng ở sau vạch giới hạn. Mỗi đội cử một thành viên làm người hỗ trợ tung bóng.

Cách chơi:

Khi có hiệu lệnh bắt đầu, lần lượt từng thành viên của mỗi đội sử dụng kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân thực hiện dừng bóng do người hỗ trợ tung đến, sau đó thực hiện đá bóng vào cầu môn và di chuyển về cuối hàng. Trường hợp người chơi không dừng được bóng sẽ mất lượt chơi đó. Mỗi lần đá vào cầu môn được tính 1 điểm. Đội nào có số điểm nhiều nhất sẽ thắng cuộc.

Em hãy vận dụng kĩ thuật dừng bóng bằng mu giữa bàn chân vào các trò chơi giải trí, rèn luyện nâng cao khả năng chơi bóng và phát triển thể lực. (ảnh 3)

Hình 3. Trò chơi “Dừng bóng và sút cầu môn”

Xem thêm các bài giải SBT GDTC lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề: Lựa chọn và sử dụng các yếu tố của môi trường tự nhiên trong tập luyện

Bài 2: Kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân

Bài 4: Kĩ thuật dẫn bóng bằng mu giữa bàn chân

Bài 1: Kĩ thuật tâng cầu bằng má trong bàn chân

Bài 2: Kĩ thuật phát cầu cao chân chính diện bằng mu bàn chân

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá