Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau

4.4 K

Với Giải SBT Hoá học 10 Bài 15.6 trang 46 trong Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học Sách bài tập Hoá học lớp 10 Cánh Diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Hoá học 10.

Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau

Bài 15.6 trang 46 sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng luyện gang trong lò cao có phương trình như sau:

Fe2O3(s) + CO(g) → Fe(s) + CO2(g) (1)

a) Cân bằng phương trình hóa học của phản ứng (1) và tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng với các hệ số cân bằng tương ứng.

b) Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là

A. 8,27 kJ.

B. 49,6 kJ.

C. 12,4 kJ.

D. 74,4 kJ.

(Các số liệu cần thiết tra trong Phụ lục 3, SGK Hóa học 10, Cánh Diều.)

Lời giải:

a) Fe+32O3s+C+2OgFe0s+C+4O2g

2×3×Fe+3+3eFe0C+2C+4+2e

Phương trình hóa học: Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng:

ΔrH2980=3×ΔfH2980(CO2(g))+2×ΔfH2980(Fe(s))3×ΔfH2980(CO(g))ΔfH2980(Fe2O3(s))=3×(393,5)+2×03×(110,5)(824,2)=24,8(kJ).

b) Đáp án đúng là: A

Fe2O3(s) + 3CO(g) → 2Fe(s) + 3CO2(g)

Theo phương trình hóa học ta có CO hết, Fe2O3 dư, tính toán theo mol CO.

Từ 1 mol Fe2O3 và 1 mol CO, giả sử chỉ xảy ra phản ứng (1) với hiệu suất 100% thì giải phóng một lượng nhiệt là

24,83=8,27(kJ).

Đánh giá

0

0 đánh giá